Tiếng Phoenicia
Tiếng Phoenicia là một ngôn ngữ ban đầu hiện diện trên một vùng ven Địa Trung Hải gọi là "Canaan" (trong tiếng Phoenicia, tiếng Hebrew Kinh Thánh, tiếng Ả Rập cổ, tiếng Aram), "Phoenicia" (trong tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh), hay "Pūt" (trong tiếng Ai Cập). Đây là một thành viên của nhánh Canaan trong nhóm ngôn ngữ Semit Tây Bắc. Những ngôn ngữ Canaan khác là tiếng Hebrew, tiếng Ammon, tiếng Moab, và tiếng Edom.[3][4]
Tiếng Phoenicia | |
---|---|
𐤃𐤁𐤓𐤉𐤌 𐤊𐤍𐤏𐤍𐤉𐤌 | |
Sử dụng tại | Canaan; sau đó lan ra những thành thị và hải đảo rải rác khắp Địa Trung Hải |
Phân loại | Phi-Á
|
Hệ chữ viết | Chữ Phoenicia |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | phn |
ISO 639-3 | phn |
Glottolog | phoe1239 Tiếng Phoenicia[1]phoe1238 Tiếng Phoenicia–Puni[2] |
Phân bố lịch sử của tiếng Phoenicia | |
Khu vựng nơi Phoenicia từng hiện diện gồm Đại Syria, và Tiểu Á (nơi nó chí ít là ngôn ngữ uy tín), những nơi này ngày nay là Liban, duyên hải Syria, duyên hải Bắc Israel, một phần Síp và vùng lân cận thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.[5] Nó cũng được mang đến những thuộc địa dọc bờ biển Địa Trung Á, ngày nay nằm trong địa phận Tunisia, Maroc, Libya,Algérie, Malta, tây Sicilia, Sardegna, Corse, quần đảo Baleares, viễn nam Tây Ban Nha.
Lịch sử
sửaChữ Phoenicia là bảng chữ cái phụ âm, hay abjad, đầu tiên.[6] Thường thì hệ chữ này được gọi là "chữ Canaan nguyên thủy" từ khi nó được ghi nhận trên chữ khắc mũi tên đồng cho đến giữa thế kỷ XI TCN, mang tên gọi "chữ Phoenicia" từ 1050 TCN về sau.[7]
Theo góc nhìn ngôn ngữ học truyền thống, tiếng Phoenicia nằm trong nhóm ngôn ngữ Canaan.[3][4] Tuy vậy, do sự khác biệt khó nhỏ giữa các ngôn ngữ, cộng với sự thiếu hụt dữ liệu, việc liệu tiếng Phoenicia là một ngôn ngữ Canaan thống nhất và riêng biệt, hay là nó là một phần của một dãy phương ngữ rộng hơn là chưa rõ. Qua mạng lưới buôn bán trên biển, người Phoenicia lan truyền chữ viết của họ ra Tây Bắc Phi và Nam Âu, nơi nó được người Hy Lạp tiếp nhận. Sau đó, người Etrusca tiếp nhận một thứ chữ biến thể mà rồi lại được người La Mã sửa đổi để thành chữ Latinh.[8]
Tại thuộc địa Carthage, một hậu duệ của tiếng Phoenicia là tiếng Puni hình thành, phát triển. Tiếng Puni rồi cũng mất đi, dù vẫn là ngôn ngữ nói cho đến tận thế kỷ V.
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Phoenicia”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Phoenicia–Puni”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ a b Glenn Markoe.Phoenicians. p. 108. University of California Press, 2000.
- ^ a b Zellig Sabbettai Harris. A grammar of the Phoenician language. p. 6. 1990.
- ^ Lipiński, Edward (2004). Itineraria Phoenicia. tr. 139–41.
- ^ Fischer, Steven Roger (2004). A history of writing. Reaktion Books. tr. 90.
- ^ Markoe, Glenn E., Phoenicians. University of California Press. ISBN 0-520-22613-5 (2000) (hardback) p. 111.
- ^ Edward Clodd, Story of the Alphabet (Kessinger) 2003:192ff
Tài liệu
sửa- Fox, Joshua. "A Sequence of Vowel Shifts in Phoenician and Other Languages." Journal of Near Eastern Studies 55, no. 1 (1996): 37-47. https://www.jstor.org/stable/545378.
- Holmstedt, Robert D., and Aaron Schade. Linguistic Studies In Phoenician: In Memory of J. Brian Peckham. Winona Lake, IN: Eisenbrauns, 2013.
- Krahmalkov, Charles R. A Phoenician-Punic Grammar. Leiden: Brill, 2001.
- Schmitz, Philip C. "Phoenician-Punic Grammar and Lexicography in the New Millennium." Journal of the American Oriental Society 124, no. 3 (2004): 533-47. doi:10.2307/4132279.Copy
- Segert, S. A Grammar of Phoenician and Punic. München: C.H. Beck, 1976.
- Tomback, Richard S. A Comparative Semitic Lexicon of the Phoenician and Punic Languages. Missoula, MT: Scholars Press for the Society of Biblical Literature, 1978.
- Tribulato, Olga. Language and Linguistic Contact In Ancient Sicily. Cambridge: Cambridge University Press, 2012.
- Woodard, Roger D. The Ancient Languages of Syria-Palestine and Arabia. Cambridge: Cambridge University Press, 2008.