Ngôi sao Tử thần

vũ khí hủy diệt hư cấu
(Đổi hướng từ Ngôi sao Chết)

Ngôi sao Tử thần (tên gốc: Death Star) là một trạm không gian và là một siêu vũ khí ngân hà giả tưởng xuất hiện trong loạt sử thi Star Wars do George Lucas sáng tạo. Phi hành đoàn gồm 1.7 triệu người và 400,000 droids, pháo đài cỡ hành tinh lùn này được thiết kế để phóng ra nguồn năng lượng có khả năng tiêu diệt cả một hành tinh.

Ngôi sao Tử thần
Trạm không gian hình cầu
Ngôi Sao Tử Thần Đầu Tiên
Xuất bản đầu tiênStar Wars: From the Adventures of Luke Skywalker (tiểu thuyết, 1976)
Liên kếtĐế chế Thiên hà
Ra mắtXây dựng trên không gian
Đặc điểm chung
Lớp[Trạm vũ trụ] tích hợp siêu vũ khí diệt hành tinh.
Chuyến bayTIE Fighters
Vũ khíTổ hợp đại pháo laser
Phòng thủTurbolasers, Pháo Laser, Tia kéo trọng lực and Pháo Ions
Sự đẩyImperial Hyperdrive
Năng lượngCó khả năng phá hủy một tàu vũ trụ, thành phố hoặc một hành tinh.
Chiều rộng160 km
Chiều cao120 km in radius.
Ngôi Sao Chết gốc
Ngôi Sao Chết thứ hai
Ngôi sao Tử thần gốc và thứ hai.

Nguồn gốc và thiết kế

sửa

Mô hình Ngôi sao Tử thần được sáng tạo bởi John Stears[1]. Tiếng mà ngôi sao phát ra khi đếm ngược đến lúc bắn bắt nguồn từ loạt phim Flash Gordon[2].Chỉ phần trước của mô hình hoàn thành, và hình ảnh của mô hình được lật ngang để cho vào bộ phim[3]. Cả hai Ngôi sao Tử thần trong 2 phần phim được tạo bằng mô hình hoàn chỉnh và kĩ thuật matte painting.

Mô tả

sửa

Ngôi sao Tử thần hoàn thiện xuất hiện trong Niềm hi vọng mới. Được chỉ huy bởi Grand Moff Tarkin, là siêu vũ khí của Đế Chế Thiên Hà, một trạm không gian hình cầu khổng lồ có đường kính trên 100 km có khả năng hủy diệt cả một hành tinh chỉ với một phát bắn. Mở đầu phim, công chúa Leia Organa đang cố gắng chuyển bản kế hoạch Ngôi sao Tử thần cho quân nổi dậy. Bị bắt, Tarkin ép công chúa khai ra căn cứ bí mật của Phe Nổi Dậy bằng cách ra lệnh cho Ngôi sao Tử thần hủy diệt Alderaan, công chúa liền khai ra địa điểm sai, tuy vậy hắn vẫn ra lệnh hủy diệt nó để cho thấy sức công phá của Ngôi sao. Sau đó, Luke Skywalker, Han Solo, Chewbaca,C-3PO, và R2-D2 bị trạm không gian kéo vào, họ tìm được công chúa đang bị giam giữ và thoát khỏi trạm. Luke, sau khi tới căn cứ bí mật đã trở thành phi công tiêm kích Ngôi sao Tử thần. Trước khi Ngôi sao Tử thần có thể hủy diệt Yavin IV, Luke đã cho nổ trạm không gian bằng cách bắn tên lửa vào lỗ thông khí.

Bản kế hoạch Ngôi sao Tử thần có thể thấy được trong phần Sự xâm lăng của người Vô tính. Trong phần Sự báo thù của người Sith, có thể thấy ngôi sao đang được xây dựng. Trong Sự trở lại của Jedi cho thấy một Ngôi sao Tử thần thứ hai đang được xây dựng trên quỹ đạo mặt trăng thứ hai của Endor. Hoàng đế PalpatineDarth Vader cố tình để lộ thông tin sai cho Phe Nổi Dậy rằng hệ thống vũ khí của Ngôi sao chưa được hoạt động nhằm đưa họ vào một cái bẫy. Vũ khí của trạm đã được bắn nhiều lần để hủy diệt một số con tàu của Phe Nổi Dậy. Khi lá chắn của trạm bị vô hiệu hóa bởi đội dưới đất, phi công chiến đấu đã bay vào trong lõi phản ứng của trạm và phá hủy nó.

Khi Ngôi sao Tử thần bị hủy diệt trong Niềm hi vọng mớiSự trở lại của Jedi phiên bản đặc biệt đã được kết hợp với hiệu ứng Praxis, cho thấy một vòng năng lượng tỏa ra từ vụ nổ.

Trong Thần lực thức tỉnh, hình ảnh ba chiều của Ngôi sao Tử thần được chiếu lên trong căn cứ của phe Kháng chiến và được dùng để so sánh với Căn cứ Starkiller của Tổ chức Thứ Nhất. Bộ phim ngoại truyện Rogue One: Star Wars ngoại truyện trình chiếu tháng 12 năm 2016 tập trung vào một nhóm Nổi dậy có nhiệm vụ đánh cắp bản kế hoạch Ngôi sao Tử thần.

Vũ trụ mở rộng

sửa

Legends

sửa

Cả hai Ngôi sao Tử thần đều xuất hiện trong vũ trụ mở rộng "legends" của Star Wars. Cuốn tiểu thuyết Death Star của Michael Reaves và Steve Perry tập trung vào quá trình xây dựng của Ngôi sao Tử thần. Trong trò chơi Star Wars: Battlefront II của LucasArts, người chơi phải hoàn thành nhiệm vụ gắn những viên tinh thể vào trong pháo la-de của Ngôi sao Tử thần. Quá trình xây dựng Ngôi sao Tử thần được đưa vào bàn cuối của trò chơi The Force Unleashed.

Ngôi sao Tử thần thứ nhất được miêu tả từ nhiều nguồn khác nhau có phi hành đoàn gồm 265,675 người, kèm theo 52,276 gunner, 607,360 troops, 30,984 stormtrooper, 42,782 nhân viên hỗ trợ tàu bay, và 180,216 phi công, đội hỗ trợ[4]. Trạm cất cánh gồm nhiều loại tàu như: tàu chuyên trở (shuttle), tàu tiêm kích (Strike cruiser), phương tiện trên đất liền, tàu hỗ trợ và 7.293 chiến đấu cơ TIE. Nó còn được bảo vệ bởi 10,000 turbolaser battery, 2,600 pháo ion và có ít nhất 768 chùm máy kéo (tractor beam). Hầu hết các nguồn khẳng định rằng Ngôi sao Tử thần thứ nhất có đường kính từ 140 đến 160 km[4][5].

Canon

sửa

Truyện dành cho thiếu nhi Star Wars: Death Star Battles có nói chi tiết về hai Ngôi sao Tử thần.

Cuốn Star Wars: Tarkin kể chi tiết về cuộc đời của Tarkin và cho thấy Ngôi sao Tử thần thứ nhất.

Cuốn Star Wars: Aftermath lấy bối cảnh thời gian sau khi Ngôi sao thứ hai bị hủy diệt, và có rất nhiều hồi tưởng về sự kiện đó. Hình ảnh của Ngôi sao Tử thần được lấy làm bìa của cuốn sách.

Trò chơi Star Wars: Uprising cho thấy hình ảnh của Ngôi sao Tử thần.

Số người chính xác của phi hành đoàn là gồm 1,7 triệu người và 400.000 droid.

Ảnh hưởng văn hóa

sửa

Ngôi sao Tử thần đứng thứ 9 trong danh sách của 20th Century Fox về những vũ khí trong phim nổi tiếng nhất.[6].

Chú thích

sửa
  1. ^ “John Stears, 64, Dies; Film-Effects Wizard”. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ Rinzler, J. W. (ngày 1 tháng 9 năm 2010). The Sounds of Star Wars. Chronicle Books. tr. 82. ISBN 978-0-8118-7546-2.
  3. ^ “StarWars.com”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ a b “Death Star”.
  5. ^ “Finally, a cost estimate for building a real Death Star”. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ “Lightsabre wins the battle of movie weapons”. Telegraph.co.uk. 21 tháng 1 năm 2008. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016.