Ngô Trọng Hiếu
Ngô Trọng Hiếu[3][4] (27 tháng 9 năm 1912[1] – 5 tháng 9 năm 1985[2]) là công chức, nhà ngoại giao và chính khách Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công dân vụ dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa. Sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, ông chạy trốn đến Đại sứ quán Philippines ở Sài Gòn xin tị nạn chính trị nhưng vẫn bị trao trả cho chính phủ mới để rồi phải chịu cảnh tù đày. Năm 1971, ông được bầu làm dân biểu Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa pháp nhiệm II đơn vị Biên Hòa cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì di cư sang Mỹ sống cho đến cuối đời.
Ngô Trọng Hiếu | |
---|---|
Chức vụ | |
Dân biểu Hạ Nghị viện Việt Nam Cộng hòa pháp nhiệm II | |
Nhiệm kỳ | 1971 – 1975 |
Bộ trưởng Bộ Công dân vụ Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ | 1961 – 1963 |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Kế nhiệm | Chức vụ bãi bỏ |
Đặc ủy trưởng Phủ Đặc ủy Công dân vụ Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ | 1959 – 1961 |
Tiền nhiệm | Kiều Công Cung |
Kế nhiệm | Chức vụ thay đổi |
Đặc sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Campuchia | |
Nhiệm kỳ | 1956 – 1959 |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Kế nhiệm | Phạm Trọng Nhơn |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Hoa Kỳ Việt Nam Cộng hòa |
Sinh | [1] Thủ Dầu Một, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương | 27 tháng 9, 1912
Mất | 5 tháng 9, 1985[2] San Jose, California, Hoa Kỳ[2] | (72 tuổi)
Nghề nghiệp | Công chức, chính khách, nhà ngoại giao |
Tôn giáo | Kitô giáo[1] |
Tiểu sử
sửaThân thế và học vấn
sửaNgô Trọng Hiếu sinh ngày 27 tháng 9 năm 1912 (có người cho là năm 1910[5] hoặc năm 1914[2]) tại xã Lái Thiêu, quận Phú Cường, tỉnh Thủ Dầu Một (nay thuộc tỉnh Bình Dương), Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương[1]:292
Năm 1936, ông đỗ bằng cử nhân luật ở Pháp.[1]:292 Dưới thời Pháp thuộc, ông làm công chức Bộ Tài chính của chính quyền thuộc địa và giữ chức Trưởng ty Ngân khố. Chức vụ này nếu không là người Pháp thì phải có quốc tịch Pháp mới được bổ nhiệm, còn riêng ông có quốc tịch Pháp và tên tiếng Pháp là Paulus Hiếu[6][7] hoặc Paul Hiếu.[8]
Sự nghiệp chính trị
sửaDưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, Đốc Phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ đã giới thiệu ông với Ngô Đình Diệm, và rồi ông được bổ nhiệm làm Đặc sứ Việt Nam Cộng hòa tại Phnôm Pênh (Vương quốc Campuchia) từ năm 1956 đến năm 1959.[1]:292[8] Lúc ở Campuchia, ông gây nên tiếng xấu vì bị cáo buộc dính líu đến âm mưu lật đổ Hoàng thân Sihanouk khiến bang giao giữa hai nước bị gián đoạn.[9]:205[10]
Vì nhiệm vụ ngoại giao thất bại tại Campuchia nên ông bị triệu hồi về nước làm Đặc ủy trưởng Phủ Đặc ủy Công dân vụ thay thế người tiền nhiệm là Kiều Công Cung vừa mới qua đời được ít lâu. Đến khi Tổng thống Diệm đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ II bèn cho giải tán nội các cũ rồi thành lập nội các mới vào ngày 28 tháng 5 năm 1961, Ngô Trọng Hiếu nhân dịp này được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công dân vụ.[11] Ông vẫn giữ chức vụ này cho đến những ngày cuối cùng của nền Đệ Nhất Cộng hòa.
Sau khi nổ ra cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Diệm bị lật đổ và sát hại. Ngô Trọng Hiếu bèn chạy sang lánh nạn tại Đại sứ quán Philippines ở Sài Gòn. Ông khai rằng một trong hai ông bà của mình là người Philippines.[12] Đám đông người biểu tình giận dữ biết được liền kéo tới bao vây Đại sứ quán Philippines đòi bắt giữ Ngô Trọng Hiếu.[12][9]:231 Ngày 15 tháng 11, sau khi Philippines công nhận chính phủ mới của Việt Nam Cộng hòa và chính phủ này cam đoan rằng họ sẽ không để ông bị tổn hại về thể chất nếu không được xét xử công bằng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines bèn ra lệnh cho đại sứ quán nước mình ở Sài Gòn giao nộp ông cho Hội đồng Quân nhân Cách mạng để thẩm vấn.[13] Ngày 17 tháng 11, Đại sứ quán Philippines đã trao trả ông cho nhà chức trách Việt Nam Cộng hòa.[14] Tuy vậy, chính phủ mới lại bỏ tù ông tại Khám Chí Hòa.[8]
Về sau được trả tự do, ông đi dạy học, và khi có cuộc bầu cử Hạ nghị viện năm 1971, ông ra tranh cử ở Hố Nai, Biên Hòa và đắc cử Dân biểu Hạ nghị viện pháp nhiệm II đơn vị Biên Hòa từ năm 1971 đến năm 1975.[8][1]:292 Vào thời điểm đó, một số người tin rằng Ngô Trọng Hiếu từng là "cận thần trung thành của ông Diệm mà tranh cử ở Hố Nai, nơi đồng bào miền Bắc di cư đông đảo thì không cần tranh cử, nằm ngủ cũng đắc cử".[8]
Lưu vong sang Mỹ
sửaSau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông ra hải ngoại định cư ở San Jose, California, Mỹ. Năm 2000, thông tín viên Ngành Mai trên nhật báo Người Việt có viết một bài trên Internet kể về câu chuyện Ngô Trọng Hiếu giúp đỡ đoàn cải lương tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế Phnôm Pênh. Thế rồi vợ của Ngô Trọng Hiếu bèn cung cấp cho tác giả những bức ảnh của ông và thông báo rằng ông đã qua đời được vài năm trước đây.[8]
Đời tư
sửaNgô Trọng Hiếu là người Công giáo, đã lập gia đình và có ít nhất bốn người con.[1]:292
Ông từng giúp cố học giả Nguyễn Hiến Lê xuất bản sách,[15][16] và cộng tác với Nguyễn Hiến Lê dịch mấy cuốn Đắc nhân tâm và Quẳng gánh lo đi và vui sống.[1]:292
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e f g h i Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Saigon: Vietnam Press. 1974. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b c d “Hieu T Ngo”. FamilySearch. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.(tiếng Anh)
- ^ “吴庭艳集团惊呼人民武装力量壮大” [Tập đoàn Ngô Đình Diệm cảm thán về sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân]. Tham khảo tiêu tức (bằng tiếng Trung). 21 tháng 10 năm 1961. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ “根据最近在柬埔寨解放区举行的国民大会的决定 柬埔寨王国民族团结政府发表声明 向世界友好国家和人民、世界爱好和平的人民和人士、美国人民和热爱和平的人士重申柬埔寨人民的正义立场” [Thực hiện quyết định của Quốc hội vừa được tổ chức tại vùng giải phóng Campuchia, Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia đã ra tuyên bố khẳng định lập trường chính nghĩa của nhân dân Campuchia đối với các nước và các dân tộc trên thế giới, nhân dân và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân và những người yêu chuộng hòa bình Mỹ tái khẳng định lập trường chính nghĩa của nhân dân Campuchia]. Tân Văn Liên Bố (bằng tiếng Trung). 26 tháng 7 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2024. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong|archivedate=
và|archive-date=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp) - ^ Le Minh (1958). “Vietnam”. Trong Wu, Felix L. (biên tập). The Asia Who's Who (bằng tiếng Anh). Hong Kong: Pan-Asia Newspaper Alliance. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
- ^ Nelson, Ryan (2020). South Vietnam: A Social, Cultural, Political History, 1963 to 1967 (PDF) (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ Đỗ Mậu. “Chương X: Những thất bại tiêu biểu của chế độ”. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b c d e f Ngành Mai (30 tháng 11 năm 2013). “Ông Ngô Trọng Hiếu với đề án cải tiến hoạt động cải lương”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b Stewart, Geoffrey C. (2017). Vietnam's Lost Revolution: Ngô Đình Diệm's Failure to Build an Independent Nation, 1955-1963 (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9781107097889.
- ^ “柬政變集團勾搭叛匪 釋放「自由高棉」分子 美帝豢養該組織多年不斷對柬埔寨進行顛覆活動” [Nhóm đảo chính Campuchia cấu kết với phe nổi dậy và phóng thích các phần tử "Khmer Tự do", Đế quốc Mỹ đã hỗ trợ tổ chức này thực hiện các hoạt động lật đổ Campuchia trong nhiều năm]. Đại Công báo (bằng tiếng Trung). 7 tháng 4 năm 1970. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
- ^ Trần Nam Tiến (2020). Ngoại giao của chính quyền Sài Gòn (1955–1963). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp TP.HCM. tr. 112.
- ^ a b “西貢學生圍菲使館 要捉前政府一部長 吳庭艷的要員吳重孝逃入菲使館受庇護” [Sinh viên Sài Gòn bao vây Đại sứ quán Philippines và muốn bắt cựu Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu, một thành viên quan trọng của Ngô Đình Diệm, trốn sang Đại sứ quán Philippines và được bảo vệ]. Đại Công báo (bằng tiếng Trung). 15 tháng 11 năm 1963. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ “菲外部命令駐越大使將吳重孝交還越新政府審訊” [Bộ Ngoại giao Philippines ra lệnh cho đại sứ tại Việt Nam trao trả Ngô Trọng Hiếu cho chính phủ mới của Việt Nam để thẩm vấn]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo xuất bản xã. 16 tháng 11 năm 1963. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ “菲駐南越大使舘已將吳重孝交出” [Đại sứ quán Philippines tại Nam Việt Nam đã giao nộp Ngô Trọng Hiếu]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 18 tháng 11 năm 1963. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hoàng Anh Tuấn (17 tháng 1 năm 2012). “Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH”. BBC News Tiếng Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Hiến Lê. “Chương XVIII - Tôi qua Long Xuyên”. Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.