Ngô Trọng Anh[1] (sinh ngày 26 tháng 11 năm 1926) là chính khách và công chức người Việt Nam, từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Giao thông Công chánh và Quốc vụ khanh Việt Nam Cộng hòa.

Ngô Trọng Anh
Ủy viên Giao thông Công chánh Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
19 tháng 6 năm 1965 – 21 tháng 2 năm 1966
Thủ tướngNguyễn Cao Kỳ
Kế nhiệmTrương Văn Thuấn
Tổng trưởng Bộ Giao thông Công chánh Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
16 tháng 2 năm 1965 – 19 tháng 6 năm 1965
Thủ tướngPhan Huy Quát
Tiền nhiệmLê Sĩ Ngạc
Kế nhiệmChức vụ thay đổi (Tổng trưởng đổi thành Ủy viên)
Thông tin cá nhân
Sinh26 tháng 11, 1926 (98 tuổi)
Thừa Thiên Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpChính khách, công chức
Tôn giáoPhật giáo

Tiểu sử

sửa

Ngô Trọng Anh sinh ngày 26 tháng 11 năm 1926 tại Thừa Thiên Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2][3]:251

Từ năm 1945 đến năm 1947, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, không may bị thương và bị người Pháp giam giữ tới 6 tháng.[2] Ít lâu sau, ông được gia đình cho sang Pháp du học rồi đậu bằng kỹ sư Trường Công chính Paris năm 1954.[3]:251

Từ năm 1965 đến 1966, ông nhận lời lên làm Tổng trưởng Bộ Giao thông Công chánh dưới thời Thủ tướng Phan Huy Quát và Ủy viên Giao thông Công chánh trong nội các chiến tranh Nguyễn Cao Kỳ.[2]

Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, ông góp phần vào việc sáng lập Viện Giám sát Quốc gia năm 1966. Ngoài ra, ông còn là Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1965 đến năm 1975.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền cộng sản bắt giam và đưa đi học tập cải tạo trong suốt ba năm liền.[2][4]

Năm 1978, ông được trả tự do nhưng vẫn bị quản thúc tại gia sáu năm vì các hoạt động chính trị chống cộng sản của mình. Nhờ sự can thiệp của chương trình ODP mà ông mới có thể di cư sang Mỹ vào tháng 11 năm 1984.[2]

Từ năm 1995, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Quốc gia của một tổ chức chống cộng lưu vong mang Chính phủ Việt Nam Tự do.

Đời tư

sửa

Ngô Trọng Anh vốn là một Phật tử[3]:251 mang pháp danh Tâm Tràng.[4] Bản thân ông đã lập gia đình và có 1 người con (1969).[3]:251

Tham khảo

sửa
  1. ^ Quách Thọ Hoa, 郭壽華 (1966). 越寮柬三國通鑑 [Sách giới thiệu về ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia] (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b c d e “Tiểu sử thành viên Chính phủ Lưu vong Việt Nam Tự do (2002-2006)”. www.nguyenhuuchanh.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b c d Salceano, Oscar (1969). World Free Peoples: Biographical, Monographical (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 4). Liviu Mireanu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ a b Huỳnh Ái Tông (2012). Văn học Miền Nam 1954-1975 Tập VI (PDF). Hiên Phật Học. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa