Ngô Quốc Tính, sinh năm 1943 tại Hà Nam, là nhạc sĩ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Nhạc sĩ
Ngô Quốc Tính
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Quốc Tính
Ngày sinh
10 tháng 8, 1943 (81 tuổi)
Nơi sinh
Bình Lục, Hà Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpnhạc sĩ
Đào tạoTrường Mỹ thuật Hà Nội
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Lĩnh vựcÂm nhạc
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trònhạc sĩ
Dòng nhạcca khúc, giao hưởng
Tác phẩm
  • Trên công trường rộn tiếng ca
  • Hương hồi xứ Lạng
  • Mai em mười bảy
  • Biên giới tình ta
  • Dòng trăng lúng liếng
  • Huyền tích Trường Sơn
  • Ba Đình mùa thu ấy
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử

sửa

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính sinh ngày 10 tháng 8 năm 1943, tại Bình Lục, Hà Nam. Ông có một tuổi thơ gian nan, lận đận. Sau khi đỗ tốt nghiệp trung học nhưng lại trượt đại học, ông phải làm nhiều nghề như đạp xích lô, làm cấp dưỡng, làm mẫu vẽ kiếm kế sinh nhai để theo đuổi nghệ thuật.[1]

Từ 1962 đến 1965, ông học vẽ tại trường Mỹ thuật Hà Nội. Năm 1968 ông về công tác ở Đoàn dân ca kịch Ninh Bình, nay là nhà hát Chèo Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Năm 1970-1971, ông làm chỉ đạo nghệ thuật dẫn Đoàn văn công xung kích tỉnh Ninh Bình vào Nam phục vụ ở các chiến trường B và C.

Từ 1974 đến 1979, ông học khoa sáng tác hệ đại học chính quy Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Năm 1986, ông được Hội Nhạc sĩ Việt Nam cử đi dự trại hè khí nhạc tại Ivanovo, Liên Xô. Ông đã từng tham gia giảng dạy ở Đại học Văn hóa Hà NộiĐại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.[1]

Ông còn là Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đã trải qua biên tập viên Nhà xuất bản Âm nhạc DIHAVINA, làm Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nghỉ hưu từ đây.[1]

Hiện ông sống tại Bắc Ninh.[2]

Sự nghiệp[3]

sửa

Năm 21 tuổi có ca khúc đầu tiên được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam: Niềm vui cô thệ dệt. Từ đó đến nay ông đã viết trên 500 ca khúc, nhiều tác phẩm khí nhạc, một số kịch bản kịch hát và viết nhạc cho trên 100 vở diễn kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca...[1]

Âm nhạc Ngô Quốc Tính thấm đượm tinh hoa âm nhạc dân tộc, khúc triết, giàu ca tính, dày công tìm tòi sáng tạo, nhất là trong khí nhạc.[3] Những tác phẩm tiêu biểu:

Ca khúc: Trên công tr­ờng rộn tiếng ca (1973). Hương hồi Xứ Lạng (1982). Bài hát truyền thống của tỉnh Lạng Sơn, Tiếng ru trong ánh điện sông Đà (1982), Như chùm hoa biển (1985) , Mai em 17 (1992) , Một miền quê huyền diệu (1995), Lẽ tự nhiên (1997), Biên giới tình ta (1999), Dòng trăng lúng liếng (2007).[1]

Hợp xư­ớng: Theo chân Bác (lời trích thơ Tố Hữu, 3 chư­ơng), Đôi cánh Điện Biên (lời Nguyễn Trọng Tạo và Ngô Quốc Tính, 4 ch­ương 1984), Phật tích (4 chương, 2007 - 2008)

Nhạc không lời: Một góc quê hương (7 Pre’ludes) (1975 – 1976), Biến tấu cho Violon, Cello và bộ gõ (1976 – 1977), Giao hưởng thơ Ánh mắt mùa xuân (1977 – 1978), Độc tấu đàn Bầu Xuý Vân (1986), Ballade Symphonique Huyền tích Trường Sơn(1995). , Ballet Huyền tích Trường Sơn (1997) (chuyển thể từ Ballade Symphonique cùng tên. Kịch bản Ngô Quốc Tính – Bằng Thịnh), đạo diễn NSƯT Bằng Thịnh, Tổ khúc giao hưởng 3 chương Những vì tinh tú.[1]

Kịch bản và âm nhạc cho sân khấu: Tôi chưa chết được, Chuyện đúc người, Hri xanh, Nàng Nhũ hương, Cung đàn Liêu - Hạc... viết nhạc cho các vở diễn: Cây cung Thần (Đoàn Chèo Hà Nội), Dệt những mùa xuân (Nhà hát Chèo Việt Nam), Lời thề thứ 9 (Đoàn kịch Quân đội, Nhà hát Tuổi trẻ...) Nàng Si - ta (Đoàn Dân ca bài chòi Quảng Nam - Đà Nẵng), Ôtenlô (Nhà hát tuồng Việt Nam)...

Ông đã xuất bản: Tuyển chọn ca khúc Ngô Quốc Tính kèm theo băng Cassette (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và NXB Âm nhạc DIHAVINA), 2 CD ca khúc, 2 CD giao hưởng, DVD Ballet Huyền tích Trường Sơn.

Ông đã được tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì.[1]

Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các ca khúc: Trên công trường rộn tiếng ca, Hương hồi xứ Lạng, Mai em mười bảy, Biên giới tình ta, Dòng trăng lúng liếng và các tác phẩm khí nhạc: Huyền tích Trường Sơn, Ba Đình mùa thu ấy.[4]

Tác phẩm chính

sửa

Âm nhạc bác học

sửa

Nhạc không lời

sửa

Hợp xướng

sửa

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính đã viết kịch bản kịch hát dài trọn đêm như:

Thêm vào đó, ông còn viết phần nhạc cho các vở kịch:

Đĩa nhạc

sửa
  • 2 CD ca khúc,
  • 2 CD giao hưởng,
  • DVD Ballet Huyền tích Trường Sơn.

Tuyển tập

sửa
  • Tuyển chọn ca khúc Ngô Quốc Tính kèm theo băng Cassette (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và NXB Âm nhạc DIHAVINA),

Giải thưởng

sửa
  • Giải nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1982
  • Giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về tình hữu nghị Việt-Xô năm 1985
  • Giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc cho tuổi học trò năm 1992
  • Giải nhì thể loại ballet-giao hưởng của Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật về lực lượng vũ trang, chiến tranh và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc năm 1994-1999
  • Giải nhì về ca khúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995
  • Giải nhì về thể loại giao hưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995
  • Giải đặc biệt về ballet-giao hưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1997
  • Giải nhì về ca khúc Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1997
  • Giải nhất sáng tác ca khúc về bộ đội Biên phong năm 1999
  • Giải nhất ca khúc nghệ thuật của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2009
  • Giải thưởng thể loại thanh xướng kịch-hợp xướng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2010

Khen thưởng

sửa

Vinh danh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g “Ngô Quốc Tính”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Ngô Khiêm (15 tháng 10 năm 2020). “Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính: "Ẩn sĩ" dưới chân núi Phật Tích”. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 230
  4. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa