Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) tên viết tắt: "Vietcombank", là ngân hàng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa.[1][2]

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Loại hình
Doanh nghiệp nhà nước
Ngành nghềNgân hàng
Lĩnh vực hoạt độngTài chính
Thành lập01/04/1963
Thành viên chủ chốt
Đỗ Việt Hùng - Phụ trách Hội đồng quản trị
Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc
Sản phẩmDịch vụ tài chính
Tổng tài sản>1 tỷ đồng (2021)
Số nhân viên20.115 (2020)
Công ty mẹNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Khẩu hiệuChung niềm tin, vững tương lai
Websitehttps://vietcombank.com.vn
Ghi chú
Vietcombank

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm giữ 75% cổ phần và là cổ đông lớn nhất.

Lịch sử

sửa
  • Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh Việt Nam ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.[3]
  • Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank.Lỗi chú thích: Tham số không hợp lệ trong thẻ <ref>

Cơ cấu tổ chức

sửa

Tại ngày 30/06/2020, Vietcombank có 30.115 nhân viên, Ngân hàng có 1 Trụ sở chính, 1 Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, 2 Trung tâm xử lý tiền mặt, 116 chi nhánh trên toàn quốc, 4 công ty con tại Việt Nam, 3 Công ty con tại nước ngoài, 2 công ty liên doanh, 1 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện đặt tại Mỹ, 1 văn phòng đại diện đặt tại Singapore và 1 văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.[3]

  • Công ty con
    • Công ty TNHH MTV Chứng khoán Vietcombank
      • Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank
      • Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank
      • Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông
      • Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.
      • Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank[4]
  • Ngoài ra còn có các công ty góp vốn:
    • Góp vốn đầu tư dài hạn vào 15 đối tác (Ngân hàng và công ty).
    • Góp vốn liên kết với 5 đối tác (Ngân hàng và công ty)

Ngân hàng là thành viên của:

Hoạt động kinh doanh

sửa
  • Cá nhân
    • Tiết kiệm & đầu tư
    • Chuyển & nhận tiền
    • Cho vay cá nhân
    • Bảo hiểm
  • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ thanh toán
    • Dịch vụ séc
    • Trả lương tự động
    • Thanh toán Billing
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Dịch vụ cho vay
    • Thuê mua tài chính
    • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài
    • Kinh doanh ngoại tệ
  • Định chế tài chính
    • Ngân hàng đại lý
    • Dịch vụ tài khoản
    • Mua bán ngoại tệ
    • Kinh doanh vốn
    • Tài trợ thương mại
    • Bao thanh toán
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Ngân hàng điện tử
    • Ngân hàng số VCB Digibank
    • Ngân hàng số SME VCB DigiBiz
    • VCB-SMS B@nking
    • VCB-Phone B@nking
    • VCBPAY

Ban lãnh đạo

sửa

Hội đồng quản trị

sửa
  • Chủ tịch:
  • Thành viên:
    • Đỗ Việt Hùng (Phụ trách HĐQT)[5]
    • Nguyễn Thanh Tùng
    • Nguyễn Mạnh Hùng
    • Nguyễn Mỹ Hào
    • Shojiro Mizoguchi
    • Hồng Quang
    • Vũ Viết Ngoạn

Ban điều hành

sửa
  • Tổng Giám đốc: Nguyễn Thanh Tùng [6]
  • Phó Tổng Giám đốc:
    • Nguyễn Thị Kim Oanh
    • Đinh Thị Thái
    • Shojiro Mizoguchi
    • Phùng Nguyễn Hải Yến
    • Lê Quang Vinh
    • Đặng Hoài Đức
    • Nguyễn Việt Cường

Giải thưởng

sửa
  • Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia (7 lần liên tiếp)
  • Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
  • Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam
  • Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
  • Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam
  • Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong đại dịch COVID-19
  • Ngân hàng quản trị trị rủi ro tốt nhất
  • Ngân hàng có quan hệ đầu tư tốt nhất trong ngành tài chính - ngân hàng
  • Giải thưởng Sao Khuê 2021
  • Top 50 công ty giá trị nhất Việt Nam
  • Top 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam
  • Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021

Danh hiệu

sửa
  • Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2018) kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập.
  • Danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kì đổi mới (năm 2023).[7]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Kiều hối về Vietcombank đạt gần 2 tỉ USD”. Tuổi Trẻ.
  2. ^ “Vietcombank và Viet Lotus ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược”. Thời báo Tài chính Việt Nam.
  3. ^ a b “QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”. Vietcombank.
  4. ^ “Các công ty thành viên”.
  5. ^ “Người vừa được giao phụ trách Hội đồng quản trị Vietcombank là ai?”.
  6. ^ “Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Tổng Giám đốc Vietcombank từ 30/1/2023”.
  7. ^ “Về việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động”. Trang thông tin điện tử Văn phòng Chủ tịch nước. 15 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa