Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: LPBank), là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam | |
---|---|
Khẩu hiệu | Ngân hàng của mọi người |
Thành lập | 28 tháng 3 năm 2008 |
Số đăng ký | 6300048368 |
Trụ sở chính | LPB Tower, 210 Trần Quang Khải, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Lãnh đạo | Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT Hồ Nam Tiến, Tổng Giám đốc |
Khẩu hiệu | Ngân hàng của mọi người |
LPBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động vào ngày 28 tháng 3 năm 2008 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) và chính thức ra mắt ngày 1 tháng 5 năm 2008 với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng. Năm 2011, với sự góp vốn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Năm 2023 đánh dấu năm hoạt động thứ 15 và ngân hàng đã được đổi nhận diện thương hiệu rút gọn theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc thành LPBank[1]. Tháng 7 năm 2024, LPBank đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam.[2] Hiện nay, với vốn điều lệ là 25.576 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp toàn quốc, LPBank nằm trong số những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.[3] Tính đến cuối Quý III năm 2023, LPBank có tổng tài sản là hơn 365.000 tỷ đồng. Cổ phiếu của LPBank có mã giao dịch là LPB.
Lịch sử
sửaNgân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Liên Việt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận nguyên tắc cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo công văn số 12803/NHNN-CNH ngày 3 tháng 11 năm 2007.
Cổ đông sáng lập của LPBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).
Với việc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thông qua Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt (tên giao dịch quốc tế: LienVietPostBank). Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.[3]
Ngày 26 tháng 5 năm 2023, ngân hàng thay đổi tên viết tắt từ LienVietPostBank thành LPBank sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận[4][5]
Ngày 15/7/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 423/QĐ-TTGSNH2 về việc sửa đổi nội dung Tên Ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Theo đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) chính thức đổi tên thương mại là Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam, tên tiếng Anh là Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt bằng tiếng Anh là LPBank và mã chứng khoán niêm yết là LPB vẫn giữ nguyên. LPBank khẳng định việc thay đổi tên gọi sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng, đối tác và cổ đông.
Cột mốc lịch sử LPBank từ năm 2008 đến năm 2024:
- Ngày 28/03/2008: Ngân hàng TMCP Liên Việt - LienVietBank ra đời với số vốn điều lệ ban đầu 3.300 tỷ đồng.
- Ngày 01/05/2008: LienVietBank chính thức khai trương điểm giao dịch đầu tiên với Sở giao dịch đặt tại tỉnh Hậu Giang.
- Ngày 22/07/2011: Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank sau khi Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn và trở thành cổ đông lớn nhất.
- Tháng 04/2017: Chuyển đổi, hợp nhất 2 hệ thống cũ là Core Flexcube 7.2 và Core Tiết kiệm bưu điện lên hệ thống Core Banking Flexcube 12.1 mới nhất của Oracle sau 18 tháng triển khai. Từ đó, Ngân hàng có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng trên cả 2 kênh Ngân hàng và PGDBĐ một cách nhanh chóng, đồng nhất.
- Ngày 05/10/2017: Cổ phiếu của LienVietPostBank chính thức giao dịch trên sàn Upcom với mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
- Ngày 15/10/2020: Ra mắt Ngân hàng số LienViet24H. Sản phẩm được phát triển trên cơ sở hợp nhất các nền tảng online bao gồm: Thẻ phi vật lý Ví Việt, Ngân hàng số (Internet Banking & Mobile Banking) và các dịch vụ Thẻ.
- Ngày 09/11/2020: Cổ phiếu LPB chính thức niêm yết đại chúng trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE).
- Ngày 22/12/2022: Hoàn thành triển khai các chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III và IFRS 9
- Ngày 12/05/2023: Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đổi tên viết tắt thành LPBank.
- Ngày 26/05/2023: LPBank chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới.
- Ngày 15/7/2024: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 423/QĐ-TTGSNH2 về việc sửa đổi nội dung Tên Ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Theo đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) chính thức đổi tên thương mại là Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam, tên tiếng Anh là Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt bằng tiếng Anh là LPBank và mã chứng khoán niêm yết là LPB vẫn giữ nguyên. LPBank khẳng định việc thay đổi tên gọi sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng, đối tác và cổ đông.
Cổ đông
sửaThành phần cổ đông Cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam bao gồm 10 cổ đông sáng lập và 1.323 cổ đông phổ thông.[6] Hiện nay, LPBank có hơn 60.000 cổ đông.
Cổ đông sáng lập
sửaCác cổ đông sáng lập chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam bao gồm:
- Tập đoàn Him Lam: Có trụ sở chính tại 2A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bất động sản. Công ty TNHH Him Lam sở hữu 18% vốn điều lệ.
- Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA): Có trụ sở chính tại 275A Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, công ty có ngành nghề kinh doanh đa dạng về dịch vụ như lương thực, thực phẩm, mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, vàng bạc, xăng dầu, dệt may, nông dược phẩm, văn phòng phẩm v.v.; đầu tư xây dựng nhà ở, siêu thị, trung tâm thương mại v.v.. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn sở hữu 4,57% vốn điều lệ.
- Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO): Có trụ sở chính tại sân bay Tân Sơn Nhất, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, công ty kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực phục vụ hành khách hàng không như suất ăn, hàng mỹ nghệ, hàng miễn thuế, khách sạn, du lịch, vận tải, bán vé máy bay v.v. Công ty sở hữu 2,43% vốn điều lệ.
Cổ đông chiến lược
sửaTổng Công ty Bưu điện Việt Nam:
- Tên đầy đủ: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: VIETNAM POST.
- Tên viết tắt: Bưu điện Việt Nam
- Địa chỉ: Số 5 đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liên, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Lãnh đạo
sửaHội đồng quản trị
sửaHội đồng Quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam hiện có 7 thành viên, trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị là ông Nguyễn Đức Thụy.
Ban điều hành
sửaBan Tổng Giám đốc gồm có Tổng Giám đốc là ông Hồ Nam Tiến và 8 Phó Tổng Giám đốc.
Đối tác chính
sửa- Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost).
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB).
- Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)
- Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành
- Tập đoàn Hưng Thịnh
- Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Mạng lưới hoạt động của LPBank
sửaHiện nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam bao gồm 3 Văn phòng Đại diện, 85 Chi nhánh, 481 Phòng Giao dịch ngân hàng và 513 Phòng Giao dịch Bưu điện.[7][8]
Hoạt động xã hội
sửa"Gắn xã hội trong kinh doanh" là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của LPBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LPBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện. Hiện nay, LPBank đã và đang gây dựng được danh tiếng như Ngân hàng đứng số Một về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR).
Từ năm thành lập 2008 đến tháng 06/2024, LPBank và các Cổ đông sáng lập đã tích cực đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho cộng đồng và xã hội thông qua một loạt chương trình, hoạt động xã hội, tập trung vào 5 trụ cột: 1. Giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực. 2. Y tế. 3. Văn hóa + Thể thao. 4. An sinh xã hội. 5. Hỗ trợ địa phương nghèo phát triển.
Trong đó, lĩnh vực giáo dục – đào tạo là lĩnh vực lớn nhất và chiếm trên 50% tổng số tiền LPBank dành cho các hoạt động xã hội. Điểm nổi bật nhất trong hoạt động xã hội của LPBank cho tới năm 2023 là Ngân hàng đã gây dựng được 2 thương hiệu, 2 danh tiếng lớn: Ngân hàng xây dựng nhiều trường học nhất tại Việt Nam (khoảng 140 trường học, cơ sở giáo dục các cấp) và Ngân hàng sáng lập và tài trợ nhiều quỹ học bổng nhất tại Việt Nam (tham gia sáng lập và tài trợ 11 quỹ khuyến học khuyến tài cấp tỉnh/thành).
LPBank là nhà tài trợ chính của Câu lạc bộ bóng chuyền nam Ninh Bình, Câu lạc bộ bóng chuyền nữ Ninh Bình, Giải bóng đá Vô địch Quốc gia (trong 3 mùa giải từ 2024 đến 2027), Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai và Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- Giới thiệu chung: https://lpbank.com.vn/tong-quan/ Lưu trữ 2011-09-24 tại Wayback Machine
- Cổ đông sáng lập: https://lpbank.com.vn/nha-dau-tu/co-dong-chien-luoc/ Lưu trữ 2011-10-18 tại Wayback Machine
Tham khảo
sửa- ^ LPBank chính thức đổi nhận diện thương hiệu
- ^ LPBank đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam
- ^ a b Tổng quan LPBank
- ^ [Căn cứ Thông báo số 7380 ngày 24 tháng 5 năm 2023 vv thay đổi thông tin của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt]
- ^ https://www.vietnamplus.vn/ngan-hang-lpbank-chinh-thuc-doi-nhan-dien-thuong-hieu/864717.vnp Ngân hàng LPBank chính thức đổi nhận diện thương hiệu
- ^ “Cổ đông của Ngân hàng Liên Việt”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2008.
- ^ Trụ sở chính của LPBank đặt tại Tòa nhà LPBank, số 210 đường Trần Quang Khải, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- ^ [1]