Ngày số Pi (tiếng Anh: Pi Day) và ngày số Pi gần đúng (tiếng Anh: Pi approximation day) là 2 ngày lễ dành cho hằng số toán học π (số Pi). Ngày số Pi được chọn vào ngày 14 tháng 3 hàng năm (14/3), bởi vì số pi được xác định một cách gần đúng bằng 3,14.[2][3] Vào năm 2009, Hạ viện Hoa Kỳ chấp nhận định nghĩa chính thức của ngày số pi.[4] Vào tháng 11 năm 2019, hội nghị lần thứ 40 của UNESCO đã công nhận ngày 14 tháng 3 là Ngày quốc tế Toán học.[5][6] Những ngày thay thế khác cho ngày lễ này bao gồm 22 tháng 7[alpha 1] Ngày số Pi gần đúng là 22 tháng 7, bởi vì nhiều người vẫn biểu diễn nó một cách xấp xỉ là 22/7 (hai hai phần bảy, một biểu diễn xấp xỉ của π), và ngày 28 tháng 6 (6.28, một xấp xỉ của 2π hay tau.[7]

Ngày số Pi
Ngày số Pi
Larry Shaw, người khởi tạo ý tưởng về ngày số Pi, tại bảo tàng Exploratorium, San Francisco
Cử hành bởiToàn cầu
KiểuThế tục
Ý nghĩa3, 1 và 4 là các số liệu phổ biến thể hiện số π
Ngày14 tháng 3
Hoạt độngĂn bánh, thảo luận về số π [1]
Liên quan đếnNgày số Pi gần đúng
Chiếc bánh nướng với con số Pi tại trường Đại học Delft

Phút Pi được chọn vào thời điểm tháng 3, ngày 14, lúc 1:59, và Giây Pi đã xảy ra vào tháng 3, ngày 14, năm 1592, lúc 6:53:58, vì số Pi được biểu diễn gần chính xác bằng 3,14159265358...

Lịch sử

sửa

Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San Francisco Exploratorium vào năm 1988, theo ý tưởng của Larry Shaw,[8] nơi ông làm dưới công việc là một nhà vật lý học,[9] với các nhân viên và công chúng đi dạo vòng quanh trong những không gian hình tròn, rồi ăn bánh hoa quả.[10] Exploratorium tiếp tục tổ chức những cuộc kỷ niệm ngày số Pi.[11]

Ngoài ra, một số nơi trên thế giới, người ta còn tổ chức các lễ hội để ghi nhớ việc tìm ra số Pi vào các ngày khác:

  • 28 tháng 3: vào ngày này thì trái đất đã di chuyển được 2 radians trong quỹ đạo của nó (27 tháng 3 trong năm nhuận); Ngày thứ 87 trong năm; lúc 3:48; theo đó nếu lấy logarit của chiều dài quỹ đạo chia cho quãng đường trái đất đã di chuyển, chúng ta sẽ thu được số Pi chỉ với 2 chữ số (3.14).
  • 22 tháng 7: 22/7 - nó là một phân số có giá trị xấp xỉ bằng Pi.
  • 10 tháng 11 (9 tháng 11 nếu là năm nhuận): Ngày thứ 314 trong năm
  • 21 tháng 12 (20 tháng 12 trong năm nhuận), 1:13 p.m.: Ngày thứ 355 trong năm, lúc 1:13 - Liên tưởng bởi số gần đúng Pi của người Trung Quốc 355/113.
  • 30 tháng 8: Sao Mộc đã di chuyển 48 giờ trong đường di chuyển của nó vào năm 1832.

Trong ngày Pi năm 2004, Daniel Tammet đã tính được giá trị của Pi với 22.514 chữ số thập phân.

Tháng 3 năm 2014 được chọn là Tháng Pi vì tháng này còn được viết là 3/14 (với 3,14 là giá trị gần đúng của π). Vào lúc 9:26:53 ngày 14 tháng 3 năm 2015, ngày số Pi lại càng đặc biệt hơn vì chúng được ghép theo thứ tự tháng, ngày, 2 số cuối của năm, giờ, phút và giây để trở thành con số 3,141592653...

Số Pi được biểu diễn với 50 chữ số thập phân: 3,14159 26535 89793 23846 26433 83279 50288 41971 69399 37510.

Chú thích

sửa
  1. ^ 22 tháng 7 theo format "ngày/tháng"

Tham khảo

sửa
  1. ^ Landau, Elizabeth (ngày 12 tháng 3 năm 2010). "On Pi Day, one number 'reeks of mystery'", CNN. Truy cập 2010-03-14.
  2. ^ Bellos, Alex (ngày 14 tháng 3 năm 2015). “Pi Day 2015: a sweet treat for maths fans”. theguardian.com. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ Program on Sveriges Radio – Swedish national radio company Read ngày 14 tháng 3 năm 2015
  4. ^ United States. Cong. House. Supporting the designation of Pi Day, and for other purposes. 111th Cong. Library of Congress Lưu trữ tháng 8 7, 2009 tại Wayback Machine
  5. ^ “International Day of Mathematics”. UNESCO (bằng tiếng Anh). 4 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ Rousseau, Christiane (1 tháng 9 năm 2019). “International Day of Mathematics” (PDF). Notices of the American Mathematical Society. 66 (8): 1. doi:10.1090/noti1928.
  7. ^ “Pi Approximation Day is celebrated today”. Today In History. Verizon Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ Berton, Justin (11 tháng 3 năm 2009). “Any way you slice it, pi's transcendental”. San Francisco Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ Borwein, Jonathan (10 tháng 3 năm 2011). “The infinite appeal of pi”. Australian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2011.
  10. ^ Apollo, Adrian (10 tháng 3 năm 2007). “A place where learning pi is a piece of cake” (PDF). The Fresno Bee. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ “Exploratorium 22nd Annual Pi Day”. Exploratorium. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2011.

Liên kết ngoài

sửa