Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em

Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em (International Day against the Use of Child Soldiers) hay còn gọi là Ngày tay đỏ (Red Hand Day) ngày 12 tháng 2 mỗi năm, là một ngày lễ kỷ niệm hàng năm mà lời thỉnh cầu được gửi đến các nhà lãnh đạo chính trị và các sự kiện được tổ chức trên toàn thế giới để thu hút sự chú ý đến số phận của những trẻ em phải phục vụ như binh lính trong chiến tranh và các cuộc xung đột vũ trang.[1] Kể từ năm 1977, luật pháp quốc tế bắt đầu xuất hiện các công ước về cấm sử dụng binh sĩ trẻ em dưới 15 tuổi. Các Nghị định thư bổ sung năm 1977 cho Công ước Geneva 1949 (Điều 77.2),[2], Công ước về Quyền Trẻ em (1989) và Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế (2002) đều cấm các lực lượng vũ trang nhà nước và phi Nhà nước trực tiếp sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi trong xung đột vũ trang.[3]

Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em
Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em
Những dấu lăn tay của Dân biểu Quốc hội Đức trong Ngày tay đỏ năm 2012
Tên chính thứcInternational Day against the Use of Child Soldiers
Cử hành bởiCác thành viên Liên Hợp Quốc
Ý nghĩaKêu gọi chấm dứt việc sử dụng binh sĩ trẻ em
Bắt đầu2014
Ngày12 tháng 2
Tần suấtHàng năm

Mục đích của ngày này là để kêu gọi hành động chống lại thực tế hiện trạng này, và hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi nó. Trẻ em đã bị trưng dụng nhiều lần như những người lính trong những năm gần đây bao gồm cả các cuộc xung đột vũ trang tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Rwanda, Uganda, Sudan, Bờ Biển Ngà, Myanmar, Philippines, Colombia, và Palestine.[4] Ước tính về số lượng trẻ em tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới cho thấy không có sự thay đổi giữa năm 2006 và năm 2009.[5][6] Việc phục viên và hội nhập xã hội sau cuộc chiến cho người lính trẻ em trở về với cộng đồng của họ được xem là không đủ hay là không tồn tại.[7]

Một lính trẻ em Trung Quốc, 10 tuổi (Tháng 5 năm 1944)

Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em được khởi xướng vào năm 2002 khi "Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về Quyền trẻ em về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang" (Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the Involvement of Children in Armed Conflict) có hiệu lực vào ngày 12 tháng 2 năm 2002.[8] Biên bản này đã được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 5 năm 2000 và hiện nay đã có chữ ký của hơn 100 quốc gia khác nhau.

Một số tổ chức quốc tế đang hoạt động chống lại việc sử dụng trẻ em làm binh sĩ, như là Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Ân xá Quốc tế, Terre des Hommes hoặc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Công việc của các tổ chức này có thể được tổng hợp bởi các chữ viết tắt DDR: Disarmament - Giải trừ quân bị, Demobilization - xuất ngũ, Reintegration - tái hòa nhập xã hội.

Chú thích

sửa
  1. ^ International Day against the Use of Child Soldiers, Delegation of the European Union to the United Nations, ngày 12 tháng 2 năm 2015
  2. ^ International Committee of the Red Cross (1977). “Protocols additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “Rome Statute of the International Criminal Court (A/CONF.183/9)” (PDF). 1998. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ About Red Hand Day Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine Red Hand Day website
  5. ^ On 'Red Hand Day', children call for an end to their forced use in conflict Lưu trữ 2011-10-09 tại Wayback Machine UNICEF
  6. ^ Red Hand Day: ICRC calls for end to recruitment of child soldiers Lưu trữ 2008-11-23 tại Wayback Machine International Committee of the Red Cross, 2006
  7. ^ Hope and concern after results UN Report Lưu trữ 2014-10-12 tại Wayback Machine War Child website
  8. ^ “Global Commemoration to Stop the Use of Child Soldiers”. redhandday.org. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa