Neleus

người anh em sinh đôi của Pelias, cha của Nestor trong thần thoại Hy Lạp

Neleus (/ˈnliəs, ˈnljs/; tiếng Hy Lạp cổ: Νηλεύς) là một vị vua trong thần thoại, ông là người cai trị xứ Pylos. Trong vài dị bản, ông được coi là một thành viên trong đoàn thủy thủ Argonaut thay vì con trai ông là Nestor.[1][2]

Gia đình

sửa

Neleus là con trai của Poseidon với Tyro và là người anh em sinh đôi của Pelias.[3] Theo Pausanias, Neleus là con của vua Cretheus xứ Iolcus, do đó mà Aeolus là ông nội của Neleus.[4]

Với Chloris,[5] Neleus có những người con bao gồm: Pero, Periclymenus,[6] Alastor, Chomius, Asterius, Deimachus, Epilaus, Eurybius, Eurymenes, Evagoras, Phrasius, Pylaon, Taurus và Nestor. Một số nguồn nói rằng Chloris chỉ là mẹ của Nestor, Periclymenus và Chromius; còn những người còn lại là con của người khác.[7][8] Tuy nhiên, những nguồn khác lại không đồng quan điểm này.[9] Mặt khác, mẹ của Nestor còn được cho là Polymede.[10]

Thần thoại

sửa

Tyro cưới Cretheus và có với ông ba người con là Aeson, Pheres, và Amythaon. Tuy nhiên, bà lại đem lòng yêu thần sông Enipeus. Bà theo đuổi Enipeus dẫu bị từ chối lời tán tỉnh. Một ngày, Poseidon tràn đầy ham muốn với Tyro nên ông đã cải trang thành Enipeus và ăn nằm với bà. Kết quả là họ có với nhau hai người con trai sinh đôi: Pelias và Neleus. Tyro bỏ rơi các con trên núi, nhưng một người hầu đã tìm thấy những đứa trẻ và nuôi dưỡng chúng.

Khi trưởng thành, Pelias và Neleus tìm được Tyro, rồi họ giết người mẹ kế của bà là Sidero vì đã ngược đãi bà. Sidero cố gắng ẩn nấp trong đền thờ nữ thần Hera nhưng Pelias vẫn bất chấp giết bà ta. Điều này khiến cho Hera trở nên căm ghét Pelias. Neleus và Pelias sau đó chiến đấu với nhau để tranh giành ngôi vị. Giành ngôi vua bất thành, Neleus bị trục xuất tới Messenia. Ở đây, ông được người anh em họ Aphareus tiếp đón và trao cho ông vùng đất ven biển để định cư và lập nên cung điện. Neleus trở thành vua của xứ Pylos.

Sau này, Heracles tới gặp Neleus cầu xin được rửa tội vì hành động giết vợ con mình, nhưng anh bị từ chối. Để trả thù, anh giết chết Neleus và các con trai của ông, chỉ trừ Nestor.[11]

Chú thích

sửa
  1. ^ Hyginus, Fabulae 10 & 14
  2. ^ Tzetzes, John (2015). Allegories of the Iliad. Goldwyn, Adam; Kokkini, Dimitra biên dịch. Nhà xuất bản Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, London, Anh: Dumbarton Oaks Medieval Library. tr. 39, Prologue 516. ISBN 978-0-674-96785-4.
  3. ^ Hyginus, Fabulae 157
  4. ^ Pausanias, 4.2.5
  5. ^ Homer, Odyssey 11.284: "người con gái út"; Pausanias, 9.36.8; Scholia ad Odyssey 11.281 do Pherecydes chú thích [fr. 117= Fowler (2013), vol. 1 p. 338]; xem Strabo, 8.3.19
  6. ^ Apollodorus, 1.9.16
  7. ^ Homer, Iliad 11.692
  8. ^ Scholia trong Apollonius Rhodius, 1.152 — theo Odyssey 11.285, ở đây chỉ đề cập rõ ràng đến Nestor, Chromius và Periclymenus
  9. ^ Apollodorus, 1.9.9; Diodorus Siculus, 4.68.6; Hyginus, Fabulae 10, 97 & 273
  10. ^ Tzetzes, John (2015). Allegories of the Iliad. Goldwyn, Adam; Kokkini, Dimitra biên dịch. Nhà xuất bản Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, London, Anh: Dumbarton Oaks Medieval Library. tr. 39, Prologue 517. ISBN 978-0-674-96785-4.
  11. ^ Theo tác phẩm Metamorphoses của Ovid 12.536 ff.; Hyginus, Fabulae 31

Tham khảo

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Douglas Frame 2009: Hippota Nestor: Washington, DC: Trung tâm Nghiên cứu về Hy Lạp
  • Douglas Frame 1978: The Myth of Return in Early Greek Epic, New Haven: Nhà xuất bản Đại học Yale.
  • Keith Dickson 1995: Nestor: Ký ức thơ ca trong sử thi Hy Lạp: NY: Nhà xuất bản Garland.
  • Keith Dickson 1993: "Nestor giữa bầy Siren," Tác phẩm truyền miệng 8/1: 21–58.
  • Richard R. Martin 2012: Review of Douglas Frame Hippota Nestor trong Tạp chí Ngữ văn học Hoa Kỳ (AJP) 133.4 (Mùa đông năm 2012): 687-692
  • Hanna Roisman 2005: "Nestor the Good Counselor," Classical Quarterly 55: 17-38 doi:10.1093/cq/bmi002
  • Victoria Pedrick 1983: :The Paradignatic Nature of Nestor's Speech,: Transactions and Proceedings of the American Philological Assn. (TAPA) 113: 55–68.
  • R.M. Frazer 1971: “Nestor's Generations, Iliad 2.250-2” Glotta 49:216-8;
  • V.C. Mathews 1987: “Kaukonian Dyme: Antimachus fr.27-8 and the text of Homer,” Eranos 85: 91–7.
  • Jack L. Davis (ed) 1998: Sandy Pylos: An Archaeological History from Nestor to Navarino. Austin: Nhà xuất bản Đại học Texas.
  • William G. Loy 1970: Land of Nestor: A Physical Geography of the Southwest Peloponnesos: Washington, DC. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
  • Carl Blegen và Marion Rawson (chỉnh sửa năm 1966): Cung điện của Nestor tại Pylos, phía Tây Nam Messenia, ấn phẩm của Nhà xuất bản Đại học Princeton dành cho Đại học Cincinnati.