Natri phosphide

(Đổi hướng từ Natri photphua)

Natri phosphide, Na3P, là muối màu đen chứa kim loại kiềm natrianion phosphide.[2] Na3P là một nguồn anion phosphide hoạt tính cao. Không nên nhầm lẫn với natri phosphat, Na3PO4.

Natri phosphide
Tên khácTrinatriphotphin
Nhận dạng
Số CAS12058-85-4
PubChem61547
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Na+].[Na+].[Na+].[PH6-3]

InChI
đầy đủ
  • 1/3Na.P/q3*+1;-3
Thuộc tính
Công thức phân tửNa3P
Khối lượng mol99.943 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu đen
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhông tan trong CO2 lỏng
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểlục phương
a = 4.9512 Å
c = 8.7874 Å
Tọa độquanh P có 5 phối tử, tháp đôi tam giác ba phương [1]
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri chloride
Natri nitride
Cation khácNhôm phosphide
Lithi phosphide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Ngoài Na3P, 5 chất khác cũng có cấu tạo từ natri và phosphor đã được biết: NaP, Na3P7, Na3P11, NaP7, and NaP15.[3]

Tính chất

sửa

Như K3P, Na3P rắn có nguyên tử trung tâm 5 phối tử.[1] Ở thể khí, phân tử Na3P và Li3P đều có dạng tháp đáy tam giác tam phương với cặp electron tự do ở nguyên tử phosphor trung tâm. Đặc tính ion của Na3P là tương tự Li3P, được biết đến là một chất siêu dẫn ion. Cấu tạo năng lượng thấp nhất như nhau ở cả hai phân tử, đối xứng C3v không phẳng. Vì cấu trúc khác lạ đó, Na3P có khả năng hoán vị chính nó. Độ chắn hoán vị cho Na3P và Li3P được tính tương ứng là 7.5 kcal/mol và 4.9 kcal/mol.[4]

Điều chế

sửa

Sự điều chế đầu tiên của Na3P được ghi nhận đầu tiên vào giữa thế kỉ 19. Nhà nghiên cứu người Pháp, Alexandre Baudrimont điều chế natri phosphide bằng cách cho natri nóng chảy phản ứng với phosphor pentachloride.[5]

8 Na(l) + PCl5 → 5 NaCl + Na3P

Nhiều đường khác nhau về Na3P được mô tả. Vì tính dễ cháy và độc, Na3P (và các muối liên quan) được điều chế đúng vị trí. Phosphor trắng được khử bởi hợp kim natri-kali để tạo muối phosphide.[6]

Sự chuyển hóa phosphor trắng thành phosphide đang được nghiên cứu kĩ. Phosphor phản ứng với natri trong nồi hấp ở nhiệt độ 150 °C trong 5 giờ tạo ra Na3P.[7]

P4 + 12 Na → 4 Na3P

Ngoài ra phản ứng có thể được dẫn tới áp suất thường nhưng dùng nhiệt độ chênh lệch để hình thành dạng không bay hơi NaxP (x < 3) rồi sau đó phản ứng tiếp với natri.[8] trong một vài trường hợp, một chất chuyển electron, như naphtalen, được dùng. Trong ứng dụng này, naphtalen tạo ra các gốc tự do và khử phosphor nhanh hơn.[9]

Sử dụng

sửa

Natri phosphide là một nguồn anion phosphide hoạt tính cao. Chất này không tan trong tất cả các dung môi nhưng phản ứng như một huyền phù với axit và các chất electrophin khác để tạo ra các dẫn xuất có dạng PM3:[6]

Na3P + 3 M+5 → M3P (M = H, Me3Si)

Dẫn xuất trimetylsilyl bay hơi (30-35 C & 0.001 mm Hg) và tan được. Nó hoạt động như một chất tương đương "P3-".

Inđi phosphide, một chất bán dẫn có mặt bằng xử lý "natri phosphide" với inđi(III) chloride. Trong quá trình này, tác nhân phosphide được tạo ra từ natri kim loại và phosphor trắng trong N,N'-đimetylformamit, DMF.[10]

3Na + P → Na3P
Na3 + InCl3 → InP + 3NaCl

Natri phosphide được dùng trong thương mại như một chất xúc tác trong phản ứng trùng hợp giữa kẽm phosphide và nhôm phosphide cho việc sản xuất polyme. Khi Na3P bị loại khỏi chất xúc tác bậc ba phản ứng polyme hóa propilen và 4-metyl-1-penten thì không hiệu quả.[11]

 

Thận trọng

sửa

Natri phosphide cực kì nguy hiểm khi giải phóng photphin trong thủy phân, một quá trình tỏa nhiều nhiệt đến mức phát lửa. USDOT cấm vận chuyển Na3P trên máy bay dân dụng, máy bay toàn hàng hóa, và tàu hỏa do nguy cơ hỏa hoạn và chất độc nguy hại.[1][liên kết hỏng]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Dong, Y; Disalvo, F.J (2005). “Sự điều tra lại Na3P dựa vào dữ liệu đơn tinh thể”. Acta Crystallogr. E. 61: i223–i224. doi:10.1107/S1600536805031168.
  2. ^ Yunle, G; Fan, G; Yiate, Q; Huagui, Z; Ziping, Y (2002). “A solvothermal synthesis of ultra-fine iron phosphide”. Mater. Res. Bull. 37: 1101–1106. doi:10.1016/S0025-5408(02)00749-3.
  3. ^ Hóa học vô cơ, Egon Wiberg, Arnold Frederick Holleman Elsevier 2001 ISBN 0-12-352651-5
  4. ^ Francisco, J.S; Khitrov, G (1993). “Kiểm tra cấu trúc và độ chắn hoán vị cho natri và lithi phosphide”. Chem. Phys. 171: 153–157. doi:10.1016/0301-0104(93)85139-Y.
  5. ^ Baudrimont. Ann. Chim. Phys. 1864, volume 2, 13.
  6. ^ a b Gerd Becker, Helmut Schmidt, Gudrun Uhl "Tris(Trimetylsilyl)Photphin và Lithi Bis(Trimetylsilyl)Phosphide.Bis-(Tetrahiđrofuran)" Inorganic Syntheses, 1990, Volume 27, 243-249. doi:10.1002/9780470132586.ch48
  7. ^ Xie, Y; Su, H; Li, B; Qian, Y (2000). “Solvothermal preparation of tin phosphide nanorods”. Mater. Res. Bull. 35: 675–680. doi:10.1016/S0025-5408(00)00263-4.
  8. ^ Jarvis, R.F; Jacubinas, R.M; Kaner, R.B (2000). “Self-Propagating Metathesis Routes to Metastable Group 4 Phosphides”. Inorg. Chem. 39: 3243–3246. doi:10.1021/ic000057m. PMID 11196860.
  9. ^ Peterson, D.J. 1967. Patent No. 3,397,039.
  10. ^ Khanna, P.K; Eum, M.-S; Jun, K.-W; Baeg, J.-O; Seok, S. I (2003). “Tổng hợp inđi phosphide hạt nano”. Mater. Lett. 57: 4617–4621. doi:10.1016/S0167-577X(03)00371-9.
  11. ^ Atarashi, Y.; Fukumoto, O. Japanese Patent No. JP 42,006,269.


Liên kết ngoài

sửa