Natri percarbonat

(Đổi hướng từ Natri pecacbonat)

Natri pecacbonat, đôi khi viết tắt thành SPC, là một hóa chất, sản phẩm cộng hợp giữa natri cacbonathydro peroxide (một pehydrat), với công thức hóa học 2Na2CO3·3H2O2. Nó là một chất rắn kết tinh không màu, hút ẩm và tan trong nước.[1] Nó được sử dụng trong một số sản phẩm làm sạch thân thiện với môi trường và như một nguồn trong phòng thí nghiệm của hydro peroxide khan.

Natri percarbonat
Cấu trúc của natri pecacbonat
Danh pháp IUPACsodium carbonate—hydrogen peroxide (2/3)
Tên khácnatri cacbonat sesquipehydrat, PCS, SPC, hydro peroxide rắn, natri cacbonathydro peroxide, natri cacbonat peoxyhydrat
Nhận dạng
Số CAS15630-89-4
PubChem159762
Số EINECS239-707-6
Số RTECSFG0750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Na+].[O-]C(=O)OO

InChI
đầy đủ
  • 1S/CH2O4.Na/c2-1(3)5-4;/h4H,(H,2,3);/q;+1/p-1
UNIIZ7G82NV92P
Thuộc tính
Công thức phân tửNa2CO3·1,5H2O2
Khối lượng mol157,00922 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng hút ẩm
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước15 g/100 mL
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhGây khó chịu, là chất oxy hóa
Điểm bắt lửakhông cháy
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri cacbonat
Natri bicacbonat
Cation khácCalci pecacbonat
Magie pecacbonat
Hợp chất liên quanNatri peborat
Natri pesunfat
Natri pephotphat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lịch sử

sửa

Natri pecacbonat được điều chế lần đầu tiên vào năm 1899 bởi nhà hóa học Nga Sebastian Moiseevich Tanatar (tiếng Nga: Севастьян Моисеевич Танатар) (7 tháng 10 năm 1849, Odessa–30 tháng 11 năm 1917, Odessa).[2]

Điều chế

sửa

Natri pecacbonat được sản xuất công nghiệp theo phản ứng của natri cacbonathydro peroxide, sau đó kết tinh muối thu được. Ngoài ra, natri cacbonat khô có thể được xử lý trực tiếp với dung dịch hydro peroxide đặc. Quy mô sản xuất của thế giới của hợp chất này đã được ước tính vài trăm nghìn tấn trong năm 2004.[3] Có thể điều chế chất này trong phòng thí nghiệm bằng cách cho hai chất trên phản ứng trong dung dịch nước với sự kiểm soát hợp lý nồng độ pH[4] hoặc nồng độ dung dịch.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Craig W. Jones (1999). Applications of hydrogen peroxide and its derivatives. Royal Society of Chemistry. ISBN 0-85404-536-8.
  2. ^ S. Tanatar (1899) "Percarbonate", Berichte der Deutschen chemischen Gesellschaft zu Berlin, 32: 1544–1546.
  3. ^ Harald Jakob, Stefan Leininger, Thomas Lehmann, Sylvia Jacobi, Sven Gutewort. “Peroxo Compounds, Inorganic”. Bách khoa toàn thư Ullmann về Hóa chất công nghiệp. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a19_177.pub2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link)
  4. ^ J. M. Adams & R. G. Pritchard (1977). “The crystal structure of sodium percarbonate: an unusual layered solid”. Acta Crystallographica Section B. B33 (12): 3650–3653. doi:10.1107/S0567740877011790.