Natri hexafluoroaluminat(III)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Hexafluoroaluminat natri hay hexafluoroaluminat trinatri (công thức hóa học: Na3AlF6 hay 3NaF·AlF3) là một hợp chất vô cơ dạng bột không mùi, màu trắng, là dạng tổng hợp nhân tạo của cryolit. Nó là một hợp chất ổn định mặc dù bị phân hủy khi cho phản ứng với nhôm oxide (Al2O3) hay natri oxide (Na2O).
Natri hexafluoroaluminat(III) | |
---|---|
Tổng quan | |
Tên khác | Fluoaluminat natri Alumminofluoaluminat natri Cyrolit |
Công thức phân tử | Na3AlF6 |
Phân tử gam | 209,9384 g/mol |
Biểu hiện | Chất bột màu trắng |
Số CAS | [13775-53-6] [15096-52-3] |
Thuộc tính | |
Tỷ trọng và pha | 2,9 g/cm³, rắn |
Độ hòa tan trong nước | 0,41 g/L |
Nhiệt độ nóng chảy | 1.027 °C (1.881 °F; 1.300 K) |
Điểm sôi | Phân hủy |
Khác | |
MSDS | MSDS ngoài |
NFPA 704 | |
Điểm bắt lửa | Không cháy |
Rủi ro/An toàn | R: 20, 22, 23, 25, 48, 51, 53 S: 1, 2, 22, 37, 45, 61 |
Số RTECS | BD0075000 |
Dữ liệu hóa chất bổ sung | |
Cấu trúc & thuộc tính | n εr, v.v. |
Dữ liệu nhiệt động lực | Các trạng thái rắn, lỏng, khí |
Dữ liệu quang phổ | UV, IR, NMR, MS |
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25 °C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu |
Các điều kiện/chất cần tránh: nhiệt độ cao do bị phân hủy và các acid mạnh.
Ứng dụng
sửaHợp chất này được dùng trong sản xuất một số loại thuốc trừ sâu (dưới số CAS 15096-52-3), trong công nghiệp sản xuất thủy tinh và một số loại men gốm sứ, cũng như dùng làm dung môi để hòa tan boxide ở nhiệt độ 900–1.000 ℃ trong sản xuất nhôm bằng điện phân.
Lưu ý
sửaPhơi nhiễm cấp tính: Nếu nuốt phải, hợp chất này có thể gây buồn nôn hay nôn mửa, chuột rút và tiêu chảy. Một lượng lớn có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp, bàng quang, thận và tim. Khi bị tiếp xúc vào da, hóa chất này có thể gây dị ứng và trong trường hợp nghiêm trọng hơn là phát ban. Tiếp xúc với mắt hay hít phải bụi chứa chất này gây ra dị ứng.
Phơi nhiễm kinh niên: Có liên quan tới tình trạng lão suy và bệnh Alzheimer.
Xem các quy định về an toàn hóa chất tại đây Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine