Thủy tiên

loài thực vật
(Đổi hướng từ Narcissus tazetta)

Thủy tiên (danh pháp hai phần: Narcissus tazetta L.) là một loại thực vật thuộc Chi Thủy tiên, Họ Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Loài cây này có thể dùng làm cảnh, trồng bằng cách đặt phần củ vào trong bình nước. Cây nở hoa nhỏ, có màu trắng và mùi thơm.

Narcissus tazetta
Hoa thủy tiên (N. tazetta subsp. chinensis)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Amaryllidaceae
Chi (genus)Narcissus
Loài (species)N. tazetta
Danh pháp hai phần
Narcissus tazetta
L.

Củ của cây có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Mô tả

sửa
 
Narcissus tazettaIsrael.
 
Hoa thủy tiên vàng
 
Tranh vẽ chi tiết của Hans Simon Holtzbecker, thế kỷ 17

Narcissus tazetta là một trong số những loài cao nhất trong Narcissus, và có thể cao đến 80 cm,[1] với lá mảnh phẳng dài đến 40 cm và rộng 15 mm. Cụm hoa có khoảng 8 hoa với cánh màu trắng và nhị hoa màu vàng.[2][3][4][5][6]

Phân loại học

sửa

Phân loài

sửa

Có 6 phân loài được chấp nhận theo World Checklist of Selected Plant Families:[7]

Sinh thái học

sửa

Narcissus tazetta chứa hợp chất thơm chỉ được tìm thấy ở một vài loài như hoa hồng và Acnistus arborescens, có tên gọi là orcinol dimethyl ete, chất này hầu như mũi người không phát hiện được. Các thí nghiệm trên ong mật cho thấy chúng có thể nhận dạng được.[13]

Phân bố

sửa

Narcissus tazetta là một loài phân bố rộng rãi, chúng là loài bản địa của vùng Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nó cũng là loài được bản địa hóa khắp vùng Trung Đông, Trung Á, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, NepalBhutan, cũng như Quần đảo Canary, Trung Quốc (Phúc Kiến, Chiết Giang), Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Đảo Norfolk, New Zealand, Bermuda, Mexico và Hoa Kỳ (Oregon, California, Texas, Alabama, Arkansas, Florida, Louisiana, Mississippi, Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia, và Tây Virginia)[14] và Nam Mỹ.[15]

Sử dụng

sửa

Narcissus tazetta được trồng thương mại để lấy tinh dầu, hầu hết ở miền nam Pháp. Một loài lai với Narcissus poeticus, cũng được trồng để lấy tinh dầu. Ứng dung trong y khoa gần đây là một protein có tên là lectin có tác dụng kháng vi rút cúm. Tác dụng này dựa trên cách sử dụng liều phụ thuộc. Tính chất kháng virus cho kết quả rằng nó có thể vô hiệu hóa RSV trong chu kỳ lây nhiễm và vì thế nó không thể lan rộng. Đặc tính kháng virus của nhóm lectin nhất định sẽ có tác dụng lớn hơn trong giai đoạn sớm của bệnh cảm cúm. Nó có rất ít khả năng gây độc và tiềm năng to lớn như một tác nhân kháng virus, vì vậy nó có tiềm năng để sử dụng trong nghiên cứu công nghệ sinh học trong tương lai.[16]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Michaux, Jean (2009). “Narcissus tazetta”. La Flore. Académie de Besançon. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ Linnaeus, Carl von. 1753. Species Plantarum 1: 290 Narcissus tazetta
  3. ^ Haworth, Adrian Hardy. 1819. Supplementum Plantarum Succulentarum 142, Hermione tazetta
  4. ^ Rafinesque, Constantine Samuel. 1848. Flora Telluriana 4: 21 Jonquilla tazetta
  5. ^ Rouy, Georges C. Chr. 1912. Flore de France 13: 40 Narcissus linnaeanus
  6. ^ Sessé y Lacasta, Martín & Mociño, José Mariano. 1894. Flora Mexicana ed. 2: 85 Pancratium tazetta
  7. ^ Search for "Narcissus tazetta", World Checklist of Selected Plant Families, Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012
  8. ^ Baker, John Gilbert. 1888. Handbook of the Amarylldaceae p 9
  9. ^ a b Baker, John Gilbert. 1888. Handbook of the Amarylldaceae p 8
  10. ^ Flora of China v 24 p 269, Narcissus tazetta var. chinensis, common name 水仙 shui xian
  11. ^ Masamune, Genkei & Yanagihara, Masayuki. 1941. Transactions of the Natural History Society of Formosa 31: 329.
  12. ^ Baker, John Gilbert. 1888. Handbook of the Amarylldaceae p 7
  13. ^ Natalia Dudareva; Eran Pichersky (ngày 27 tháng 3 năm 2006). Biology of Floral Scent. CRC Press. tr. 95. ISBN 978-0-8493-2283-9.
  14. ^ Kew Checklist of Selected Plant Families
  15. ^ Chile Flora
  16. ^ Nigel Groom (ngày 30 tháng 6 năm 1997). The New Perfume Handbook. Springer. tr. 225–226. ISBN 978-0-7514-0403-6. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.

Văn liệu

sửa

Sách

sửa

Bài báo

sửa

Cơ sở dữ liệu

sửa

Liên kết ngoài

sửa