Nam Sa, Tam Sa

(Đổi hướng từ Nam Sa (trấn))

Quận Nam Sa (tiếng Trung: 南沙区; bính âm: Nánshā qū; Hán Việt: Nam Sa khu) là một quận (tương đương cấp xã, phường ở Việt Nam) của thành phố cấp địa khu Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Quận này được thành lập ngày 18 tháng 4 năm 2020 quản lý địa phận quần đảo Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc chỉ quần đảo Trường Sa.[1] Trụ sở chính quyền của quận này đặt tại đảo Vĩnh Thử theo cách gọi của Trung Quốc chỉ đá Chữ Thập.

Nam Sa
南沙区
—  Quận  —
Đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập (2015)

Vị trí các đảo chính của quận Nam Sa
Nam Sa trên bản đồ Thế giới
Nam Sa
Nam Sa
Quốc giaTrung Quốc
TỉnhHải Nam
Thành phố cấp địa khuTam Sa
Chính quyền
 • KiểuCounty-level division
Diện tích
 • Tổng cộng886.000 km2 (342,000 mi2)
 • Đất liền13 km2 (5 mi2)
Múi giờUTC+8
Có tranh chấp lãnh thổ trên địa bàn quận Nam Sa giữa Trung Quốc với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, MalaysiaBrunei

Phân cấp hành chính

sửa

Quận Nam Sa mặc dù được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn quần đảo Trường Sa nhưng trên thực tế chỉ quản lý các rạn san hô mà Trung Quốc đã chiếm đóng bao gồm:

STT Tên Việt Tên khác Tọa độ Mô tả sơ lược
1
Đá Châu Viên A Cuarteron Reef 8°51′54″B 112°49′49″Đ / 8,865°B 112,83028°Đ / 8.86500; 112.83028 (đá Châu Viên) Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.
F Calderon
H 华阳礁
2
Đá Chữ Thập A Fiery Cross Reef

Northwest Investigator Reef

9°32′50″B 112°53′22″Đ / 9,54722°B 112,88944°Đ / 9.54722; 112.88944 (đá Chữ Thập) Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km². Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.
F Kagitingan
H 永暑礁
3
Cụm đá Ga Ven A Gaven Reefs 10°11′7″B 114°14′18″Đ / 10,18528°B 114,23833°Đ / 10.18528; 114.23833 (đá Ga Ven) Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lý về phía tây.
H 南薰礁
4
Đá Gạc Ma A Johnson South Reef 9°42′54″B 114°17′14″Đ / 9,715°B 114,28722°Đ / 9.71500; 114.28722 (đá Gạc Ma) Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
F Mabini
H 赤瓜礁
5
Đá Tư Nghĩa A Hughes Reef 9°54′31″B 114°29′50″Đ / 9,90861°B 114,49722°Đ / 9.90861; 114.49722 (đá Tư Nghĩa) Là một rạn san hô nằm ở phía tây-tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống.
H 东门礁
6
Đá Vành Khăn A Mischief Reef 9°54′10″B 115°32′11″Đ / 9,90278°B 115,53639°Đ / 9.90278; 115.53639 (đá Vành Khăn) Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa PhilippinesTrung Quốc trong thập niên 1990.
F Panganiban
H 美济礁
7
Đá Xu Bi A Subi Reef 10°55′25″B 114°05′5″Đ / 10,92361°B 114,08472°Đ / 10.92361; 114.08472 (đá Xu Bi) Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Thị Tứ 26 km về phía tây nam. Trung Quốc đã xây dựng một đường băng tại đây.
F Zamora
H 渚碧礁
Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn san hô, trên đó có các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.

Chú thích viết tắt:

STT: số thứ tự;
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.

Các đá này là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc.

Trụ sở chính quyền của quận Nam Sa đặt trên đảo Vĩnh Thử, theo cách gọi của Trung Quốc gọi đảo nhân tạo trên đá Chữ Thập. Quận Nam Sa có một xã khu (đơn vị hành chính không chính thức tương đương cấp thôn ở Việt Nam) là Xã khu Mỹ Tế có địa phận tại đá Vành Khăn.[2]

Mã bưu chính của quận Nam Sa là 573199.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “China's State Council approves establishing of two districts in Sansha City - Xinhua | English.news.cn”. www.xinhuanet.com. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ “南沙区”. 百度百科. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ “行政区划_行政区划_海南省人民政府网”. www.hainan.gov.cn. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.