NGC 7741 là tên của một thiên hà xoắn ốc có cấu trúc thanh chắn nằm trong chòm sao Phi Mã. Khoảng cách xấp xỉ giữa thiên hà này với trái đất của chúng ta là khoảng 40 triệu năm ánh sáng do vậy, kích thước biểu kiến của nó khoảng 50000 năm ánh sáng. Vào ngày 10 tháng 9 năm 1784, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra thiên hà này[2].

NGC 7741
NGC 7741 bởi Kính viễn vọng Schulman 32 inch tại Đài thiên văn Núi Lemmon
Ghi công: Adam Block/Đài thiên văn Núi Lemmon/Đại học Arizona
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoPhi Mã
Xích kinh23h 43m 54.4s[1]
Xích vĩ+26° 04′ 32″[1]
Dịch chuyển đỏ0.002502 ± 0.000001 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời750 ± 0 km/s[1]
Khoảng cách41.2 ± 6.9 Mly (12.6 ± 2.1 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)11.0
Đặc tính
KiểuSB(s)cd [1]
Kích thước biểu kiến (V)4′.4 × 3′.0[1]
Tên gọi khác
UGC 12754, CGCG 476-125, MCG +04-55-050, PGC 72237[1]

NGC 7741 có một cấu trúc thanh chắn rất rõ ràng và hai nhánh xoắn ốc. Các nhánh xoắn ốc của nó thì đứt khúc như bị chấp vá và phân tán ra chứ không như những nhánh xoắn ốc của các thiên hà khác. Phần bên trong của các nhánh này tạo thành một cấu trúc đai giả.[3] Nó có rất nhiều vùng H II dọc theo thanh chắn và nhánh xoắn ốc của nó. Hiện ta chỉ mới quan sát được là nó có 10 vùng H II với bán kính là 6". Tuổi của các vùng này là từ 5 đến 9 triệu năm[4]. Tỉ lệ hình thành sao của trong vùng trung tâm của NGC 7741 là 0,022 lần [[khối lượng mặt trời trên một năm trong một đơn vị diện tích là 1000 parsec vuông[5]. Tổng khối lượng các ngôi sao của thiên hà này là gấp 1,69 x 109 lần khối lượng mặt trời.[6]

NGC 7741 thuộc về một nhóm thiên hà nhỏ tên là NGC 7741. Các thiên hà thành viên khác của nhóm này là hai thiên hà sau: UGC 12732UGC 12791.[7]

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7741. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ Seligman, Courtney. “NGC 7741 (= PGC 72237)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Eskridge, Paul B.; Frogel, Jay A.; Pogge, Richard W.; Quillen, Alice C.; Berlind, Andreas A.; Davies, Roger L.; DePoy, D. L.; Gilbert, Karoline M.; Houdashelt, Mark L.; Kuchinski, Leslie E.; Ramirez, Solange V.; Sellgren, K.; Stutz, Amelia; Terndrup, Donald M.; Tiede, Glenn P. (tháng 11 năm 2002). “Near‐Infrared and Optical Morphology of Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 143 (1): 73–111. arXiv:astro-ph/0206320. Bibcode:2002ApJS..143...73E. doi:10.1086/342340.
  4. ^ Khramtsova, M. S.; Wiebe, D. S.; Lozinskaya, T. A.; Egorov, O. V. (tháng 10 năm 2014). “Optical and infrared emission of H ii complexes as a clue to the PAH life cycle”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 444 (1): 757–775. arXiv:1407.8307. Bibcode:2014MNRAS.444..757K. doi:10.1093/mnras/stu1482.
  5. ^ Tsai, Mengchun; Hwang, Chorng-Yuan (ngày 14 tháng 7 năm 2015). “Star formation in the central regions of active and normal galaxies”. The Astronomical Journal. 150 (2): 43. Bibcode:2015AJ....150...43T. doi:10.1088/0004-6256/150/2/43.
  6. ^ Font, J.; Beckman, J. E.; Martínez-Valpuesta, I.; Borlaff, A. S.; James, P. A.; Díaz-García, S.; García-Lorenzo, B.; Camps-Fariña, A.; Gutiérrez, L.; Amram, P. (ngày 2 tháng 2 năm 2017). “Kinematic Clues to Bar Evolution for Galaxies in the Local Universe: Why the Fastest Rotating Bars are Rotating Most Slowly”. The Astrophysical Journal. 835 (2): 279. arXiv:1702.01743. Bibcode:2017ApJ...835..279F. doi:10.3847/1538-4357/835/2/279.
  7. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa