NGC 752 (hay còn được biết với tên khác là Caldwelll 28) là một cụm sao phân tán nằm trong chòm sao Tiên Nữ. Năm 1783, nhà thiên văn học người Đức Caroline Herschel đã phát hiện ra nó và năm 1786, anh của bà là nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đưa nó vào danh lục, mặc dù một thiên thể có thể là NGC 752 đã được nhà thiên văn học người Ý Giovanni Battista Hodierna mô tả trước đó vào năm 164.[2]

NGC 752
NGC 752
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoTiên Nữ
Xích kinh01h 57m 41s[1]
Xích vĩ+37° 47,1′[1]
Khoảng cách1,300 ly[2] (400 pc)
Cấp sao biểu kiến (V)5,7[3]
Kích thước biểu kiến (V)75′
Đặc trưng vật lý
Tên gọi khácCaldwell 28, Cr 23
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán
Hình ảnh NGC 752

Cụm sao lớn này có khoảng cách xấp xỉ 1.300 năm ánh sáng tính từ Trái Đất[2]. Người ta có thể nhìn thấy nó dễ dàng thông qua một ống nhòm, thậm chí có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nếu điều kiện quan sát tốt. Nếu quan sát bằng kính viễn vọng, người ta sẽ nhìn thấy hơn 60 ngôi sao và không có ngôi sao nào có cấp sao biểu kiến lớn hơn 9 nằm trong NGC 752.[3][4]

Các nghiên cứu mới nhất cho thấy NGC 752 có 258 ngôi sao. Tuổi ước tính của cụm sao này là 1,34 ± 0,06 tỷ năm, vì vậy nó có ít sao có khối lượng thấp trong dãy chính hoặc sao khổng lồ đỏ. Ngoài ra, sự tồn tại của một ngôi sao sáng hơn và có độ xanh hơn bình thường cũng có mặt và một vài ngôi sao có quang phổ đôi cũng như sao biến quang.[5][6]

Những ngôi sao nổi bật

sửa

Cụm sao này có những ngôi sao đáng chú ý sau:

Tên Xích kinh Độ nghiêng Cấp sao biểu kiến Loại quang phổ Sở dữ liệu Điểm nổi bật
TYC 2816-327-1 01h 56m 08.9572s +37° 39' 52,7528 10,41 F5.3V[5] Simbad Sao biến quang Gamma Doradus
DS Andromedae 01h 57m 46,0561s +38° 04' 28,43112 10,44 - 10,93 (Biến quang) F3IV-V + G0V (Sao đôi) Simbad Sao biến quang Beta Lyrae
BD+37 416 01h 56m 10.3002s +37° 45' 00,0301 10,00 F2III Simbad Sao đôi quang phổ
BD+37 416B 01h 56m 11,1020s +37° 45' 11,3889 11,19 F0 Simbad Thiên thể đồng hành của BD+37 416
TYC 2816-1390-1 01h 56m 12,8772s +38° 01' 43,1869 10,88 F3V Simbad Sao đôi quang phổ
TYC 2319-568-1 01h 56m 57,5899s +37° 23' 20,6538 10,6 F2V Simbad Sao đôi quang phổ
2MASS J01571216+3756048 01h 57m 12,1584s +37° 56' 04,7909 11,9 G5.0V[5] Simbad Sao đôi quang phổ
BD+36 364 01h 57m 25,9968s +37° 43' 19,6966 10,4 F2III Simbad Sao đôi quang phổ
QX Andromedae 01h 57m 57,7818s +37° 48' 22,4500 11,28 - 11,50 (biến quang) F5 Simbad Sao biến quang W Ursae Majoris
2MASS J01575883+3741269 01h 57m 58,8386s +37° 41' 26,9575 12.31 F8 Simbad Sao đôi quang phổ
TYC 2816-691-1 01h 58m 16,8604s +37° 38' 15,9955 11,21 F5V Simbad Sao đôi quang phổ
V447 Andromedae 01h 58m 53,9322s +37° 34' 42,5263 13,39 K3.0[5] Simbad Sao biến quang RS Canum Venaticorum
BD+36 348 01h 55m 27,6831s +37° 34' 04,6482 10,14 F2V Simbad Sao đôi quang phổ
BD+37 410 01h 55m 29,2926s +37° 50' 26,3171 9,94 F4III Simbad Sao đôi quang phổ
BD+37 418 01h 56m 18,8954s +37° 58' 00,4602 8,97 G9III Simbad Sao đôi quang phổ
HD 11812 01h 56m 49,7623s +38° 01' 21,6883 9,13 F3V Simbad Trong danh lục HD
HD 11811 01h 56m 50,4330s +38° 01' 58,1400 8,91 G2V Simbad Sao đôi quang phổ
BD+37 431 01h 57m 36,2116s +37° 45' 10,1549 9,85 F2III Simbad Sao đôi quang phổ
BD+36 367 01h 57m 37,3494s +37° 29' 27,6181 9,75 A0III Simbad Sao lạc hàng lam[6]
BD+36 368 01h 57m 37,5965s +37° 39' 37,9032 8,85 K1III Simbad Sao đôi quang phổ
BD+37 439 01h 57m 59,3462s +37° 54' 53,9679 9,85 F2III Simbad Sao đôi quang phổ
BD+37 444 01h 58m 36,8870s +37° 45' 10,7241 9,62 F2V Simbad Sao đôi quang phổ
TYC 2816-771-1 01h 58m 40,0620s +37° 38' 05,2030 12,43 F2V Simbad Sao đôi quang phổ
2MASS J01591990+3723230 01h 59m 19,8967s +37° 23' 23,0364 12,893 Simbad Sao đôi quang phổ

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là cụm sao nằm trong chòm sao Tiên Nữ và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 01h 57m 41s[1]

Xích vĩ +37° 47,1′[1]

Cấp sao biểu kiến 5,7[3]

Kích thước biểu kiến 75′

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “NGC 752”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ a b c Seligman Courtney. “New General Catalogue objects: NGC 750 - 759”. cseligman.com. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ a b c Dunlop, Storm (2005). Atlas of the Night Sky. Collins. ISBN 978-0-00-717223-8.
  4. ^ Frommert Kronberg, SEDS: NGC 752
  5. ^ a b c d Agüeros, M. A.; Bowsher, E. C.; Bochanski, J. J.; Cargile, P. A.; Covey, K. R.; Douglas, S. T.; Kraus, A.; Kundert, A.; Law, N. M.; Ahmadi, A.; Arce, H. G. (tháng 7 năm 2018). “A New Look at an Old Cluster: The Membership, Rotation, and Magnetic Activity of Low-mass Stars in the 1.3 Gyr Old Open Cluster NGC 752”. The Astrophysical Journal. 862 (1): 33. arXiv:1804.02016. Bibcode:2018ApJ...862...33A. doi:10.3847/1538-4357/aac6ed.
  6. ^ a b Belloni, T.; Verbunt, F. (tháng 1 năm 1996). “Soft X-rays from the intermediate-age open cluster NGC 752”. Astronomy and Astrophysics. 305: 806. Bibcode:1996A&A...305..806B.

Liên kết ngoài

sửa