NGC 6951 (ngoài ra còn được biên mục với tên là NGC 6952) là tên của một thiên hà xoắn ốc có thanh chắn nằm trong chòm sao Tiên Vương. Khoảng cách của nó với trái đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 70 triệu năm ánh sáng và kích thước biểu kiến của nó là khoảng 100000 năm ánh sáng. Năm 1877, nhà thiên văn học người Pháp Jérôme Eugène Coggia đã phát hiện ra thiên hà này và được chứng minh là một thiên thể thực sự, không trùng với bất kì thiên thể nào được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Lewis A. Swift vào năm 1878.[3]

NGC 6951
Hình ảnh của NGC 6951 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Ghi công: NASA/ESA
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoTiên Vương
Xích kinh20h 37m 14.1s[1]
Xích vĩ+66° 06′ 20″[1]
Dịch chuyển đỏ0.004750 ± 0.000005 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời1,424 ± 1 km/s[1]
Khoảng cách75 ± 12 Mly (23.1 ± 3.5 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)11.0[2]
Đặc tính
KiểuSAB(rs)bc [1]
Kích thước biểu kiến (V)3′.9 × 3′.2[1]
Đặc trưng đáng chú ýSeyfert galaxy
Tên gọi khác
NGC 6952, UGC 11604, CGCG 325-003, MCG +11-25-002, PGC 65086[1]

Thiên hà này vừa có đặc tính của một thiên hà Seyfert loại 2 và vừa có đặc tính của một vùng phát xạ hạt nhân ion hóa thấp. Do vậy nó nằm ở giữa hai loại trên[4]. Nó có một lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm thiên hà đang bồi tụ vật chất của thiên hà chứa nó. Nó có thể là nguyên nhân của sự hoạt động của nhân thiên hà. Khối lượng của nó là khoảng từ 6 đến 14 triệu lần khối lượng mặt trời dựa trên tốc độ phân tán[5]. Các khí gas phân tử có thể là đĩa bụi bao quanh hạt nhân thiên hà có bán kính dưới 50 parsec được phát hiện là ở chung quanh hạt nhân[6].

Có 4 siêu tân tinh được quan sát là nằm trong thiên hà xoắn ốc này, đó là SN 1999el (loại IIn, cấp sao là 15.4), SN 2000E (loại Ia, cấp sao là 14.3), SN 2015G (loại Ibn, cấp sao là 15.5)[7] và AT2016ejj (cấp sao là 16.0).[8][9]

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Tiên Vương và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 20h 37m 14.1s[1]

Độ nghiêng +66° 06′ 20″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.004750 ± 0.000005 [1]

Cấp sao biểu kiến 11.0[2]

Vận tốc xuyên tâm 1,424 ± 1 km/s[1]

Kích thước biểu kiến 3′.9 × 3′.2[1]

Loại thiên hà SAB(rs)bc [1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 6951. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b “Revised NGC Data for NGC 6951”. spider.seds.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Seligman, Courtney. “NGC 6951 (= PGC 64650)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ Pérez, E.; Márquez, I.; Marrero, I.; Durret, F.; González Delgado, R. M.; Masegosa, J.; Maza, J.; Moles, M. (ngày 1 tháng 1 năm 2000). “Circumnuclear structure and kinematics in the active galaxy NGC 6951”. Astronomy and Astrophysics. 353: 893–909. arXiv:astro-ph/9909495. Bibcode:2000A&A...353..893P. ISSN 0004-6361.
  5. ^ Beifiori, A.; Sarzi, M.; Corsini, E. M.; Bontà, E. Dalla; Pizzella, A.; Coccato, L.; Bertola, F. (ngày 10 tháng 2 năm 2009). “Upper Limits on the Masses of 105 Supermassive Black Holes from Hubble Space Telescope/Space Telescope Imaging Spectrograph Archival Data”. The Astrophysical Journal. 692 (1): 856–868. arXiv:0809.5103. Bibcode:2009ApJ...692..856B. doi:10.1088/0004-637X/692/1/856.
  6. ^ Krips, M.; Neri, R.; García-Burillo, S.; Combes, F.; Schinnerer, E.; Baker, A. J.; Eckart, A.; Boone, F.; Hunt, L.; Leon, S.; Tacconi, L. J. (ngày 11 tháng 1 năm 2007). “Molecular gas in NUclei of GAlaxies (NUGA): VI. Detection of a molecular gas disk/torus via HCN in the Seyfert 2 galaxy NGC 6951?”. Astronomy & Astrophysics. 468 (3): L63–L66. arXiv:astro-ph/0701403. doi:10.1051/0004-6361:20066785.
  7. ^ List of Supernovae IAU Central Bureau for Astronomical Telegrams. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.
  8. ^ “Bright Supernova pages - Most prolific galaxies”. www.rochesterastronomy.org.
  9. ^ “AT 2016ejj”. Transient Name Server. weizmann.ac.il.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

sửa