NGC 2683 là tên của một thiên hà xoắn ốc được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh gốc Đức vào ngày 5 tháng 2 năm 1788. Nó được đặt biệt danh là "thiên hà UFO" bởi trạm quan sát Astronaut Memorial Planetarium.[1][2]

Hình ảnh NGC 2683 chụp bằng kính viễn vọng Hubble

Nó có khoảng cách khi tính từ trái đất là từ 16 đến 25 triệu năm ánh sáng. NGC 2683 đang di chuyển để cách xa trái đất với vận tốc 410 km/s và cách xa tâm của Ngân Hà với vận tốc là 375 km/s.[1]

Ánh sáng màu đỏ của tâm thiên hà của nó biến thành màu hơi vàng là do các chất khí và bụi ở các nhánh xoắn ốc bên ngoài NGC 2683[3]. Cấp sao biểu kiến của nó là 10,6, nghĩa là với mắt thường ta không thể nhìn thấy nó mà phải dùng đến một kính viễn vọng cỡ nhỏ.

Đặc tính

sửa

Mặc dù nó luôn được xem là thiên hà xoắn ốc không có thanh chắn, tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì thực tế nó là thiên hà xoắn ốc có thanh chắn. Cái thanh chắn này thì rất khó để nhìn thấy bởi vì độ nghiêng của nó quá lớn[4]. Thêm nữa, sự hiện diện của một thanh chắn bắt nguồn từ cấu trúc hình chữ X được nhìn thấy gần trung tâm của nó. Điều này được cho là có liên quan đến sự mất ổn định của thanh chắn ấy.[5]

Độ sáng cũng như kích thước của nó thì nhỏ hơn Ngân Hà. Cũng như nguyên tử Hydro của nó có khối lượng rất ít[6][6][7]. Cũng như trên ảnh hồng ngoại thì độ sáng của nó cũng khá thấp. Tức là tỉ lệ hình thành sao mới rất thấp.[8]

NGC 2683 có rất nhiều cụm sao cầu, khoảng 300 cụm, gấp 2 lần số lượng cụm sao được nhìn thấy trong Ngân Hà[9]. Do khoảng cách xa của nó và độ phức tạp khi tính toán khiến cho khối lượng của nó không thể tính toán chính xác được.

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Thiên Miêu và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 08h 52m 41.3s[10]

Độ nghiêng +33° 25′ 19″[10]

Giá trị dịch chuyển đỏ 411 ± 1 km/s[10]

Cấp sao biểu kiến 10.6[10]

Kích thước biểu kiến 9′.3 × 2′.2[10]

Loại thiên hà SA(rs)b[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “NGC 2683”. NGC Online. SEDS. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ Materne, J. (tháng 4 năm 1979). “The structure of nearby groups of galaxies - Quantitative membership probabilities”. Astronomy and Astrophysics. 74 (2): 235–243. Bibcode:1979A&A....74..235M.
  3. ^ Matthews, Doug; Block, Adam (ngày 15 tháng 11 năm 2004). “Best of AOP: NGC 2683”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
  4. ^ Kuzio de Naray, Rachel; Zagursky, Matthew J.; McGaugh, Stacy S. (2009). “Kinematic and Photometric Evidence for a Bar in NGC 2683”. The Astronomical Journal. 138 (4): 1082–1089. arXiv:0908.0741. Bibcode:2009AJ....138.1082K. doi:10.1088/0004-6256/138/4/1082.
  5. ^ Bogdan C. Ciambur; Alister W. Graham (2016), Quantifying the (X/peanut)-shaped structure in edge-on disc galaxies: length, strength, and nested peanuts
  6. ^ a b Bettoni, D.; Galletta, G.; García-Burillo, S. (2003). “A new catalogue of ISM content in normal galaxies”. Astronomy and Astrophysics. 405: 5–14. arXiv:astro-ph/0304054. Bibcode:2003A&A...405....5B. doi:10.1051/0004-6361:20030557. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ Karachentsev, Igor D.; Karachentseva, Valentina E.; Huchtmeier, Walter K.; Makarov, Dmitry I. (2003). “A Catalog of Neighboring Galaxies”. The Astronomical Journal. 127 (4): 2031–2068. Bibcode:2004AJ....127.2031K. doi:10.1086/382905.
  8. ^ Pompei, E.; Terndrup, D. M. (1998). David R. Merritt; Monica Valluri; J. A. Sellwood (biên tập). “The Stellar and Gaseous Kinematics of NGC 2683”. Galaxy Dynamics, Proceedings of a Conference Held at Rutgers University, 8-12 Aug 1998. ASP Conference Series (San Francisco: ASP). 182: 221. Bibcode:1999ASPC..182..221P.
  9. ^ “Globular Cluster Systems in Galaxies Beyond the Local Grup”. NASA-IPAC Extragalactic Database (NED). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  10. ^ a b c d e f “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 2683. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2006.

Liên kết ngoài

sửa