NGC 1705 là một thiên hà dạng thấu kính bất thường và là một thiên hà lùn đặc lam (BCD) nằm ở phía nam chòm sao Hội Giá, ở vị trí ít hơn 1 độ về phía đông của Iota Pictoris[6], và đang trải qua một vụ bùng nổ sao[7]. Với cấp sao biểu kiến là 12,6[4], cần có kính thiên văn để quan sát nó. Ước tính, thiên hà này cách Trái Đất khoảng 17 triệu năm ánh sáng[8], và là một thành viên của Nhóm Dorado[9].

NGC 1705
NGC 1705.
Ghi công: NASA.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHội Giá
Xích kinh04h 54m 13,500s[1]
Xích vĩ−53° 21′ 39,82″[1]
Dịch chuyển đỏ633 ± 6 km/s[2]
Khoảng cách16,6 ± 2,0 Mly (5,1 ± 0,6 Mpc)[3]
Quần tụ thiên hàNhóm Dorado
Cấp sao biểu kiến (V)12,56 ± 0,03[4]
Đặc tính
KiểuSA0 pec[2] hoặc BCD[3]
Kích thước biểu kiến (V)1,86′ × 1,45′[5]
Tên gọi khác
PGC 16282[2]

Đây là một thiên hà tương đối biệt lập, các "hàng xóm" gần nhất cách nó ít nhất là 500 kpc. Tuy nhiên, đĩa hydro trung tính của nó cho thấy một lượng cong vênh đáng kể, cho thấy rằng khí bên ngoài vẫn đang lắng đọng tại chỗ[3]. Các mô hình khối lượng của thiên hà cho thấy nguồn chi phối khối lượng là quầng vật chất tối[10]. Nó có một cụm siêu sao nằm gần trung tâm thiên hà[10], và có gió thiên hà mạnh.[3] Được đặt tên là NGC 1750–1, cụm siêu sao này có bán kính tối đa là 2,85 ± 0,50 pc và độ tuổi 12 ± 6 triệu năm.[11]

Hoạt động bùng nổ sao chính diễn ra tại lõi thiên hà, trong phạm vi khoảng 150 pc từ trung tâm và điều này cung cấp nguồn ion hóa chính ra bên ngoài tới khoảng cách khoảng 1.000 pc hoặc xa hơn.[7] Trong 10 triệu năm qua nó đã bổ sung lượng sao có khối lượng 5,7×105 M.[3] Các sao trẻ hơn trong thiên hà với độ tuổi dưới 1 tỷ năm ước tính có khối lượng 6,0×107 M và chủ yếu tập trung gần tâm, trong khi các quần thể sao già hơn có khối lượng 2,2×108 M và tạo thành sự phân bố trải rộng hơn. Tổng khối lượng hydro trung tính trong thiên hà ước đạt (2,2 ± 0,2) ×108 M.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Skrutskie, M. F.; Cutri, R. M.; Stiening, R.; Weinberg, M. D.; Schneider, S.; Carpenter, J. M.; Beichman, C.; Capps, R.; Chester, T.; và đồng nghiệp (2006). “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”. The Astronomical Journal. 131 (2): 1163–1183. Bibcode:2006AJ....131.1163S. doi:10.1086/498708.
  2. ^ a b c “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 1705. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2006.
  3. ^ a b c d e Cignoni, M.; Sacchi, E.; Aloisi, A.; Tosi, M.; Calzetti, D.; Lee, J. C.; Sabbi, E.; Adamo, A.; Cook, D. O.; Dale, D. A.; Elmegreen, B. G.; Gallagher, J. S., III; Gouliermis, D. A.; Grasha, K.; Grebel, E. K.; Hunter, D. A.; Johnson, K. E.; Messa, M.; Smith, L. J.; Thilker, D. A.; Ubeda, L.; Whitmore, B. C.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2018). “Star Formation Histories of the LEGUS Dwarf Galaxies. I. Recent History of NGC 1705, NGC 4449, and Holmberg II”. The Astrophysical Journal. 856 (1): 17. arXiv:1802.06792. Bibcode:2018ApJ...856...62C. doi:10.3847/1538-4357/aab041. 62.
  4. ^ a b Cook, David O.; Dale, Daniel A.; Johnson, Benjamin D.; Van Zee, Liese; Lee, Janice C.; Kennicutt, Robert C.; Calzetti, Daniela; Staudaher, Shawn M.; Engelbracht, Charles W.; và đồng nghiệp (2014). “Spitzer Local Volume Legacy (LVL) SEDs and physical properties”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 445 (1): 899–912. arXiv:1409.0847. Bibcode:2014MNRAS.445..899C. doi:10.1093/mnras/stu1787.
  5. ^ Paturel, G.; Petit, C.; Prugniel, Ph.; Theureau, G.; Rousseau, J.; Brouty, M.; Dubois, P.; Cambrésy, L.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2003). “HYPERLEDA. I. Identification and designation of galaxies”. Astronomy and Astrophysics. 412: 45–55. Bibcode:2003A&A...412...45P. doi:10.1051/0004-6361:20031411.
  6. ^ Sinnott, Roger W.; Perryman, Michael A. C. (1997). Millennium Star Atlas. 1. Sky Publishing Corporation and the European Space Agency. tr. 458. ISBN 0-933346-84-0.
  7. ^ a b Annibali, F.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2015). “Chemical Abundances and Properties of the Ionized Gas in NGC 1705”. The Astronomical Journal. 150 (5): 23. arXiv:1505.05545. Bibcode:2015AJ....150..143A. doi:10.1088/0004-6256/150/5/143. 143.
  8. ^ Nemiroff, R. & Bonnell, J. biên tập (ngày 23 tháng 4 năm 2003). “The Stars of NGC 1705”. Astronomy Picture of the Day. NASA.
  9. ^ Huchra, J. P.; Geller, M. J. (ngày 15 tháng 6 năm 1982). “Groups of galaxies. I - Nearby groups”. Astrophysical Journal. 257 (Part 1): 423–437. Bibcode:1982ApJ...257..423H. doi:10.1086/160000.
  10. ^ a b c Elson, E. C.; de Blok, W. J. G.; Kraan-Korteweg, R. C.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2013). “H I synthesis observations of the blue compact dwarf NGC 1705”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 429 (3): 2550–2561. arXiv:1301.2889. Bibcode:2013MNRAS.429.2550E. doi:10.1093/mnras/sts526.
  11. ^ Martins, F.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2012). “Near-infrared spectroscopy of the super star cluster in NGC 1705”. Astronomy & Astrophysics. 547: 4. arXiv:1209.3910. Bibcode:2012A&A...547A..17M. doi:10.1051/0004-6361/201220144. A17.

Liên kết ngoài

sửa