Nền Chùa
Bản đồ thể hiện vị trí di tích Óc Eo và hệ thống kênh cổ
|
Nền Chùa là một di chỉ văn hóa Óc Eo thuộc địa bàn ấp Tràm Dưỡng, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.[1][2] Địa điểm này được nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret cho là tiền cảng của Óc Eo với tên gọi là Tà Keo (Tà Kèv).[3]
Vị trí
sửaDi tích Nền Chùa nằm tại nơi giao nhau giữa Lung Lớn (Lung Giếng Đá) chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và rạch Ông Chạy (kinh Thầy Thông) chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cũng là vị trí giáp ranh của ba địa phương: huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất và thành phố Rạch Giá. Khu vực này cách di chỉ Óc Eo 12 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 12 km về phía bắc.[4][5]
Lịch sử
sửaVào năm 1944, Louis Malleret và các cộng sự tiến hành nghiên cứu địa hình khu vực Óc Eo và vùng đồng bằng lân cận. Ông nhận thấy dòng kênh cổ Lung Lớn – Lung Giếng Đá có dòng chảy theo hướng đông bắc – tây nam về phía vịnh Rạch Giá, đến vị trí di tích Nền Chùa hiện nay thì mất dấu vết.[6] Sau đó, ông tiến hành khảo sát địa điểm này và phát hiện nhiều dấu vết cư trú, kiến trúc, từ đó nhận định Tà Keo – Nền Chùa là "tiền cảng" của thành phố cảng Óc Eo.[7][8]
Năm 1981, các nhà khảo cổ Việt Nam lại tiến hành một cuộc khảo sát tại di tích này và kết quả phân tích C14 một cọc gỗ cho biết cọc này có niên đại 450 năm sau Công nguyên. Sau đó, hai đợt khai quật được triển khai vào các năm 1982 và 1983 tiếp tục phát hiện di chỉ cư trú nhà sàn trên cọc gỗ nằm ngay trong lòng Lung Lớn, di chỉ kiến trúc trên gò Nền Chùa – kiến trúc bằng đá lớn nhất được biết đến trong văn hóa Óc Eo khi đó. Đặc biệt trong các đợt khai quật này còn phát hiện 19 ngôi mộ nằm về phía nam di chỉ kiến trúc Nền Chùa, được chôn riêng trên từng gò hoặc chôn chung trong một gò đất, đá. Các mộ này đều là loại mộ hỏa táng, chôn trong các huyệt có hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình phễu.[3][8][9]
Ngày 15 tháng 12 năm 2004, theo Quyết định số 103/2004/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di tích khảo cổ Nền Chùa được xếp hạng di tích quốc gia.[10]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Nguyễn Toàn (19 tháng 4 năm 2020). “Quần thể di tích văn hóa Óc Eo ở Ba Thê, Nền Chùa và Gò Tháp”. Báo điện tử Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2022.
- ^ Lưu Thủy (31 tháng 3 năm 2017). “Khai quật khảo cổ tại 2 Khu di tích”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b Khảo cổ học. Viện Khảo cổ học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. 2004. tr. 54. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Lương Ninh (2005). Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và văn hóa. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 141. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Võ Sĩ Khải (2002). Văn hóa Đồng Bằng Nam Bộ: di tích kiến trúc cổ. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 30. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Một số thông tin về văn hóa Óc Eo” (PDF). Tạp chí Di sản Văn hóa số 2 (11) năm 2005. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2022.
- ^ Nguyễn Anh Động (2011). Di tích-danh thắng và địa danh Kiên Giang. Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 146. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải (1995). Văn hóa Óc Eo: Những khám phá mới. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 43–49. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Lê Thị Liên (2006). Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỉ X. Nhà xuất bản Thế giới. tr. 30–31. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2022.
- ^ “Quyết định số 103/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2022.
Liên kết ngoài
sửa- “Nhận thức mới về khu di tích Nền Chùa, tỉnh Kiên Giang qua kết quả khai quật và nghiên cứu năm 2018–2019”. Viện Khảo cổ học.
- Lương Chánh Tòng (20 tháng 7 năm 2022). “Vương quốc Phù Nam: Những phát lộ bất ngờ về Nền Chùa”. Báo Thanh Niên.
- Ngọc Giang (25 tháng 4 năm 2022). “Chuẩn bị hồ sơ Khu Di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê trở thành Di sản thế giới”. Báo An Giang điện tử.