Nắm giữ vàng (Gold holdings) là số lượng vàng do các cá nhân, doanh nghiệp, công ty tư nhân hoặc các tổ chức công nắm giữ như một kho lưu trữ giá trị, một phương tiện đầu tư hoặc được coi là biện pháp phòng hộ chống lại nguy cơ siêu lạm phát và chống lại các biến động tài chính và/hoặc chính trị. Trong thời kỳ bản vị vàng vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các chính phủ quốc gia đã thực hiện nghĩa vụ đổi tiền tệ quốc gia lấy một lượng vàng nhất định[1]. Vào những thời điểm như vậy, ngân hàng trung ương của quốc gia đã sử dụng dự trữ vàng của mình để đáp ứng nghĩa vụ đó, bảo đảm một phần hoặc toàn bộ tiền tệ bằng kim loại mà ngân hàng trung ương nắm giữ[2]. Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council) ước tính rằng tổng lượng vàng đã từng được khai thác và được tính đến là 187.200 tấn, tính đến năm 2017[3] nhưng các ước tính độc lập khác thay đổi tới 20%[4]. Với mức giá 1.250 đô la Mỹ cho một ounce troy, được đánh dấu vào ngày 16 tháng 8 năm 2017, một tấn vàng có giá trị khoảng 40,2 triệu đô la Mỹ. Tổng giá trị của tất cả vàng từng được khai thác, và được tính đến, sẽ vượt quá 7,5 nghìn tỷ đô la Mỹ theo định giá đó, sử dụng ước tính năm 2017 của WGC. Kể từ đầu năm 2011, lượng vàng dự trữ của IMF đã ổn định ở mức 90,5 triệu ounce troy (2.814,1 tấn)[5].

Các thỏi vàng
Một thẻ vàng

Thống kê

sửa

Tính đến tháng 4 năm 2009, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nắm giữ 3.217 tấn (103,4 triệu ounce troy) vàng, con số này đã không đổi trong nhiều năm[6]. Vào quý 3 năm 2009, IMF thông báo rằng họ sẽ bán một phần tám lượng vàng nắm giữ của mình, tối đa là 403,3 tấn, dựa trên phương án thu nhập mới đã được thống nhất vào tháng 4 năm 2008, và sau đó thông báo bán 200 tấn cho Ấn Độ, 10 tấn cho Sri Lanka[7], 10 tấn vàng nữa cũng được bán cho Ngân hàng Bangladesh vào tháng 9 năm 2010 và 2 tấn cho Ngân hàng Mauritius[8]. IMF duy trì giá trị sổ sách nội bộ về tỷ lệ vàng nắm giữ thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường. Năm 2000, giá trị sổ sách này là SDR 35, hay khoảng 47 đô la Mỹ cho một ounce troy. Một nỗ lực định giá lại dự trữ vàng theo giá trị ngày nay đã gặp phải sự phản đối vì nhiều lý do khác nhau[9].

Quốc gia

sửa

IMF thường xuyên duy trì số liệu thống kê về tài sản quốc gia theo báo cáo của nhiều quốc gia[10]. Dữ liệu này được Hội đồng Vàng Thế giới sử dụng để định kỳ xếp hạng và báo cáo lượng vàng nắm giữ của các quốc gia và tổ chức chính thức. Vào ngày 17 tháng 7 năm 2015, Trung Quốc đã công bố lượng vàng nắm giữ chính thức lần đầu tiên sau sáu năm và thông báo rằng lượng vàng nắm giữ đã tăng khoảng 57%, từ 1.054 lên 1.658 tấn[11][12]. Trên thực tế, phần lớn vàng trên thế giới nằm trong tay các ngân hàng trung ương, đây là nơi nắm giữ khoảng 20% tổng số vàng được khai thác trên thế giới từ trước tới nay[13]. Trung Quốc được cho là đang nắm giữ lượng vàng gấp 15 lần con số công bố, gấp 4 lần Mỹ. Các nước vẫn đang chạy đua nhập vàng và giá vàng được dự báo sẽ lên 3.000 USD/ounce, tương đương giá vàng trong nước 100 triệu đồng/lượng. Trung Quốc đang trong giai đoạn mua vàng trên diện rộng, với việc tăng lượng dự trữ vàng, theo WGC, Trung Quốc đang thống trị thị trường vàng thế giới với hoạt động mua vào rất mạnh[14].

Top 50 theo bảng xếp hạng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới
(tính đến ngày 2 tháng 8 năm 2024)[15]
Hạng Quốc gia/Tổ chức Lượng vàng nắm giữ
(tính theo tấn)
Tỷ lệ vàng trong
dự trữ ngoại hối
1   United States 8,133.5 72.4%
2   Germany 3,351.5 71.5%
International Monetary Fund 2,814.0 [a]
3   Italy 2,451.8 68.3%
4   France 2,436.9 69.9%
5   Russia 2,335.9 29.5%
6   China 2,264.3 4.9%
7   Switzerland 1,040.0 8.0%
8   India 854.7 9.5%
9   Japan 845.9 5.1%
10   Netherlands 612.4 61.6%
11   Turkey 584.9 [b] 100%
  European Central Bank 506.5 33.9%
12   Taiwan 422.4 4.7%
13   Portugal 382.6 74.0%
14   Poland 377.3 13.5%
15   Uzbekistan 365.1 75.2%
16   Saudi Arabia 323.1 4.7%
17   United Kingdom 310.2 13.4%
18   Kazakhstan 298.8 56.0%
19   Lebanon 286.8 54.5%
20   Spain 281.6 20.1%
21   Austria 279.9 63.2%
22   Thailand 234.5 7.8%
23   Singapore 228.8 4.4%
24   Belgium 227.4 39.9%
25   Algeria 173.6 15.1%
26   Venezuela 161.2 83.0%
27   Philippines 159.1 10.2%
28   Libya 146.7 11.2%
29   Iraq 145.7 9.5%
30   Brazil 129.6 2.7%
31   Egypt 126.5 21.4%
32   Sweden 125.7 15.2%
33   South Africa 125.4 15.1%
34   Mexico 120.1 3.9%
35   Greece 114.4 60.3%
36   Qatar 106.4 15.1%
37   South Korea 104.4 1.7%
38   Romania 103.6 10.1%
  Bank for International Settlements 102.0[c] [a]
39   Hungary 94.4 14.3%
40   Australia 79.8 10.1%
41   Kuwait 79.0 10.0%
42   Indonesia 78.6 3.6%
43   United Arab Emirates 74.5 2.6%
44   Jordan 70.0 26.6%
45   Denmark 66.5 4.1%
46   Pakistan 64.7 31.3%
47   Argentina 61.7 15.9%
48   Belarus 54.0 48.4%
49   Finland 49.0 21.0%
50   Serbia 47.4 12.3% [16]
Thế giới 35,938.6[d] 15.2%
Khu vực đồng euro (kể cả ECB) 10,771.5 56.4%

Khối tư nhân

sửa

Một lượng lớn vàng do khối tư nhân nắm giữ. Thống kê về lượng vàng mà khối tư nhân nắm giữ[17][18]:

Hạng Tên Loại Lượng vàng nắm giữ
(theo tấn)
1 Trung Quốc Công ty tư nhân 31,000[19]
2 Ấn Độ Công ty tư nhân 30,000[20]
3 SPDR Gold Shares ETF 1,167[21]
4 iShares Gold Trust ETF 523.0[22]
5 COMEX Gold Trust ETF 440.0[18]
6 ETF Securities Gold Funds ETF 306.9[18]
7 Xetra Gold ETF ETF 226.9[23]
8 ZKB Physical Gold ETF 169.4[18]
9 Sprott Physical Gold Trust CEF 69.3[18]
10 SPDR Gold MiniShares ETF 66.0[24]
11 Quỹ Trung ương Canada CEF 52.7[25]
12 Julius Baer Physical Gold Fund ETF 49.1[17]
13 BullionVault Tiền gửi 34.2[26]
14 GoldMoney Tiền gửi 34.1[27]
15 ETFS Physical Swiss Gold Shares ETF 26.3[18]
16 ABSA NewGold Exchange Traded Fund ETF 22.0[18]
17 Central GoldTrust CEF 21.9[28]
- Tổng cộng 64,960

Việt Nam, có những ước tính cho thấy có khoảng 400 tấn vàng còn lại vẫn được nắm giữ rải rác trong dân, nếu quy đổi ngang giá 1.700 USD một ounce thì lượng vàng này tương đương 22 tỷ USD, xấp xỉ dự trữ ngoại hối mà Việt Nam hiện có[29]. Quan chức Việt Nam cho rằng vàng nằm im trong dân là vàng chết, trong khi nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh là rất lớn, khi nắm giữ vàng thì giá trị có thể lớn nhưng khi nắm giữ thì coi như số tiền đó người dân không sử dụng được. Nếu lấy vàng để chuyển hóa sang VND thì sẽ có cơ hội để kinh doanh, để đầu tư vào các lĩnh vực khác như gửi tiền vào ngân hàng, để ngân hàng sử dụng tiền đó để cho vay sản xuất kinh doanh[30]. Thống đốc Ngân hàng khẳng định không khuyến khích người dân giữ vàng, nhất là vàng miếng[31]. Ngoài nhu cầu trang sức, việc người dân Việt Nam thích nắm giữ vàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là tâm lý phòng ngừa rủi ro trước lạm phát và sự thiếu đa dạng trong các sản phẩm đầu tư tài chính[32]. Tuy vậy, Chính phủ hiện đang thiết kế chính sách để hạn chế nắm giữ vàng[33]. Bộ Công an đề nghị khẩn trương xây dựng cơ chế can thiệp thị trường vàng[34]. Hàng ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thu thập thông tin các cá nhân mua vàng tại SJC và 4 ngân hàng quốc doanh, sau đó chuyển cho công an[35][36].

Toàn cầu

sửa

Thống kê lượng vàng nắm giữ tính theo toàn thế giới:

(2011)
(nguồn: United States Geological Survey)[37][38]
Địa điểm Lượng vàng nắm giữ
(theo tấn)
Chia theo tổng
dự trữ vàng thế giới
Tổng số 171,300 100%
Trang sức 84,300 49.2%
Kênh đầu tư vàng
(thỏi vàng, đồng xu vàng)
33,000 19.26%
Ngân hàng TW 29,500 17.2%
Công nghiệp 20,800 12.14%
Không tính đến 3,700 2.2%

Chú thích

sửa
  1. ^ Schenk, Catherine (2013). The global gold market and the international monetary system (PDF). Palgrave Macmillan. ISBN 9781137306708. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ "Central Bank Gold Reserves, an historical perspective since 1845", Timothy Green, World Gold Council Study No.23, November 1999
  3. ^ "How much gold has been mined?", World Gold Council
  4. ^ "How much gold is there in the world?", BBC News, 1 April 2013
  5. ^ “Gold in the IMF”. International Monetary Fund. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ “Gold in the IMF”. International Monetary Fund. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ “Press Release: IMF Announces Sale of 10 Metric Tons of Gold to the Central Bank of Sri Lanka”. Imf.org. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ “Press Release: IMF Announces Sale of 2 Metric Tons of Gold to the Bank of Mauritius”. Imf.org. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ “IMF completes off-market gold sales”. 7 tháng 4 năm 2000.
  10. ^ “Data Template on International Reserves and Foreign Currency Liquidity -- Reporting Countries”.
  11. ^ “Gold & Foreign Exchange Reserves”.
  12. ^ “Major Factors Affecting Gold Prices Fluctuation”. FXdailyReport.Com (bằng tiếng Anh). 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
  13. ^ 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới
  14. ^ Trung Quốc nắm giữ vàng gấp 15 lần công bố, giá vàng sẽ lên 100 triệu đồng/lượng
  15. ^ “World Official Gold Holdings - International Financial Statistics,2 August 2024”. World Gold Council. 2 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ “U sef Narodne banke Srbije stiglo je još zlata - i to u pravi čas”. BizPortal.rs (bằng tiếng Serbia). 9 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ a b “Holdings of SPDR Gold, iShares Silver”. Reuters. 2 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  18. ^ a b c d e f g “Holdings of SPDR Gold, iShares Silver rise”. Reuters. 29 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2020.
  19. ^ “China almost certainly owns more gold than the US – here's why that matters”. 21 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ “Just 0.22% of gold holdings monetized under GMS: India Gold Policy Centre”. The Times of India. 15 tháng 2 năm 2023.
  21. ^ “SPDR Gold Shares”. SPDR. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ “iShares Gold Trust”. iShares. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  23. ^ “Xetra Gold Holdings”. Deutsche Boerse. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ “SPDR Gold MiniShares”. SPDR. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  25. ^ “Central Fund's Net Asset Value”. Central Fund of Canada. 31 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  26. ^ “Daily audit - Allocated gold bar lists and bank statements”. BullionVault. 31 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  27. ^ “Real-Time Audit”. GoldMoney. 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2017.
  28. ^ “GoldTrust's Net Asset Value”. Central GoldTrust. 31 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  29. ^ Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm 'chết' trong dân
  30. ^ Vàng trong dân là vàng chết, không khuyến khích người dân giữ vàng
  31. ^ Thống đốc: Không khuyến khích người dân giữ vàng
  32. ^ Cách nào khiến người dân bớt mê nắm giữ vàng? - Báo Lao Động
  33. ^ Sẽ thiết kế chính sách hạn chế nắm giữ vàng - Báo Người Lao Động
  34. ^ Giá vàng biến động, Bộ Công an đề nghị khẩn trương xây dựng cơ chế can thiệp thị trường vàng - Báo Quân đội Nhân dân
  35. ^ TPHCM sẽ thu thập thông tin người mua bán vàng - Báo Dân Trí
  36. ^ Công an TP.HCM nói về việc thu thập thông tin người mua vàng
  37. ^ on page 2 of the pdf file; last paragraph just before the "Production" section on that page
  38. ^ “Two Methods for Estimating the Price of Gold by Mike Hewitt”. DollarDaze Economic Commentary Blog - Gold, Oil, Stocks, Investments, Currencies, and the Federal Reserve. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng