Chiến tranh súng hỏa mai

(Đổi hướng từ Musket Wars)


Chiến tranh súng hỏa mai là một chuỗi gồm 3.000 trận chiến và các cuộc tấn công trên khắp New Zealand (bao gồm Quần đảo Chatham) giữa những người Māori từ năm 1807 đến 1837, sau khi người Māori lần đầu tiên tiếp cận được súng hỏa mai và sau đó tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang giữa các bộ lạc để giành lãnh thổ hoặc tìm cách trả thù cho những thất bại trong quá khứ.[1] Các trận chiến đã dẫn đến cái chết của khoảng 20.000 đến 40.000 người và cùng 20.000 người khác bị bắt làm nô lệ, làm thay đổi đáng kể ranh giới lãnh thổ của bộ lạc, trước khi bị thực dân xâm lược vào những năm 1840.[2][3] Cuộc chiến được coi là một ví dụ về "tác động chết người" của việc khi thổ dân bản địa được tiếp cận với những vũ khí hiện đại của châu Âu vào thời kỳ đó.[4]

Cuộc chiến súng hỏa mai
Thời gian1807–1837
Địa điểm
New Zealand
Kết quả Ranh giới của các bộ lạc thay đổi đáng kể, Mở đầu của ách đô hộ của thực dân Anh
Tham chiến
Các bộ tộc ở New Zealand
Thương vong và tổn thất
Khoảng 40,000 người Māori chết
20,200 người bị bắt làm nô lệ

Việc sử dụng súng hỏa mai ngày càng tăng trong chiến tranh giữa các bộ lạc đã dẫn đến những thay đổi trong thiết kế công sự pā (hệ thống phòng thủ trên đồi), sau này mang lại lợi ích cho người Maori khi tham gia vào các trận chiến với thực dân trong Chiến tranh New Zealand.

Người đứng đầu bộ lạc Ngāpuhi là Hongi Hika vào năm 1818 đã sử dụng súng hỏa mai mới mua để thực hiện các cuộc tấn công tàn khốc từ căn cứ Northland của mình vào Vịnh Plenty, nơi người Māori bản địa vẫn đang dựa vào vũ khí thô sơ. Trong những năm tiếp theo, ông đã phát động các cuộc tấn công thành công vào iwi (bộ lạc)Auckland, Thames, Waikato và Hồ Rotorua,[2] bắt một số lượng lớn kẻ thù của mình làm nô lệ, những người này sẽ được đưa vào làm việc trồng trọt và dệt vải lanh để trao đổi với người châu Âu và để lấy thêm súng hỏa mai. Thành công của ông đã thúc đẩy các iwi (bộ lạc) khác mua súng và kết hợp các phương pháp phòng thủ hiệu quả làm cho vòng xoáy bạo lực lên đến đỉnh điểm vào năm 1832 và 1833, khi đó nó đã lan rộng ra mọi miền của đất nước, ngoại trừ khu vực nội địa của Đảo Bắc sau đó được biết đến là "King Country" và các vịnh và thung lũng xa xôi của Fiordland ở Đảo Nam. Năm 1835, cuộc chiến đấu diễn ra ngoài khơi khi bộ lạc Ngāti Mutunga và bộ lạc Ngāti Tama phát động các cuộc tấn công tàn khốc vào người theo chủ nghĩa hòa bình của bộ lạc Moriori ở Quần đảo Chatham.

Nhà sử học Michael King cho rằng thuật ngữ "holocaust" có thể được áp dụng cho thời kỳ Chiến tranh súng hỏa mai;[5] một sử gia khác, Angela Ballara, đã đặt câu hỏi về tính hợp lệ của thuật ngữ "musket wars", cho thấy cuộc xung đột không hơn gì một sự thay đổi phong tục của Māori về chiến tranh, nhưng tàn phá hơn vì sử dụng vũ khí rộng rãi.[4]

Nguồn gốc và sự leo thang của chiến tranh

sửa

Người Maori bắt đầu mua lại súng hỏa mai châu Âu vào đầu thế kỷ 19 từ những người buôn vãi lanh và gỗ có trụ sở tại Sydney. Bởi vì họ chưa bao giờ có vũ khí phóng, ban đầu họ tìm kiếm súng để săn bắn.Súng dụng đầu tiên được trong chiến đấu giữa các bộ lạc là trong trận chiến Moremonui năm 1807 giữa bộ lạc Ngāpuhi và bộ lạc Ngāti Whātua ở Northland gần Dargaville ngày nay. Mặc dù họ có một số súng hỏa mai, các chiến binh Ngāpuhi đã vật lộn để nạp lại chúng và bị đánh bại bởi một kẻ thù được trang bị vũ khí truyền thống - được gọi là patutaiaha. Tuy nhiên, ngay sau đó, các thành viên của bộ lạc Ngāpuhi đã chịu tổn thất nặng nề trong một cuộc đột kích vào bộ lạc Kai Tutae mặc dù đông hơn kẻ thù mười một người, vì bộ lạc Kai Tutae được trang bị súng hỏa mai.[5]

Dưới sự chỉ huy của Hongi Hika,bộ lạc Ngāpuhi bắt đầu tích lũy súng hỏa mai và từ khoảng năm 1818 bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả vào các bộ lạc trên khắp Đảo Bắc mà họ gặp phải bất đồng. Thay vì chiếm lãnh thổ ở những khu vực họ đánh bại kẻ thù, họ đã chiếm giữ taonga (kho báu) và nô lệ, những người mà họ đưa vào làm việc để trồng trọt và chăm sóc nhiều cây trồng, chủ yếu là lanh và khoai tây, cũng như lợn để đổi lấy nhiều vũ khí hơn. Giao dịch nô lệ cũng phát triển trong thời kì này. Phong tục utu của người bản địa, hay có nghĩa là "đáp lại", dẫn đến một loạt các vụ trả thù ngày càng tăng khi các iwi (bộ lạc) khác nhận ra lợi ích của súng hỏa mai trong chiến tranh, thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang giữa các bộ lạc.[5] Vào năm 1821, Hongi Hika đã tới Anh cùng với nhà truyền giáo Thomas Kendall và ở Sydney trong chuyến đi trở về. Sau chuyến đi ông đã kiếm được khoảng từ 300 đến 500 súng hỏa mai, sau đó ông đã sử dụng để tung ra những cuộc tấn công tàn khốc hơn, với cả những đội quân lớn hơn, để chống lại các iwi từ vùng Auckland đến Rotorua.[4]

Sử dụng súng hỏa mai của người Maori

sửa

Trận chiến cuối cùng không dùng súng hỏa mai là Trận Hingakaka năm 1807, đã diễn ra giữa hai liên minh đối nghịch của tộc Maori ở Te Awamutu, với ước tính khoảng 16.000 chiến binh tham gia,[6] mặc dù vào khoảng cuối năm 1815, một số cuộc xung đột vẫn đang diễn ra với vũ khí truyền thống.nhưng súng hỏa mai từ từ chấm dứt kiểu chiến đấu truyền thống của chiến tranh của người Māori là sử dụng vũ khí chủ yếu bằng tay và góp phần tăng tầm quan trọng của việc điều động và phối hợp nhóm. Các trận chiến một chọt một huyền thoại như Potatau Te Wherowhero trong trận chiến Okoki năm 1821 trở nên hiếm hoi.

Ban đầu, súng hỏa mai được sử dụng làm vũ khí gây sốc, để vũ khí truyền thống được sử dụng để có hiệu quả tuyệt khi chống lại kẻ thù bị mất tinh thần. Nhưng vào những năm 1830, các taua (đội ngũ súng hỏa mai) được vũ trang đầy đủ đã giao chiến với nhau với độ thành công khác nhau. Người Maori đã học được hầu hết công nghệ súng hỏa mai của họ từ những người Pākehā Māori khác nhau sống ở Vịnh Đảo và khu vực Hokianga. Một số trong những người này là những thủy thủ lành nghề có kinh nghiệm trong việc sử dụng súng hỏa mai trong các trận chiến trên biển. Người Maori không biết quá nhiều về việc tùy chỉnh súng hỏa mai của họ; ví dụ, một số mở rộng các lỗ cảm ứng, trong khi giảm vận tốc mõm, tăng tốc độ bắn.

Người Māori thấy rất khó để có được súng hỏa mai vì những người truyền giáo đã từ chối buôn bán chúng hoặc bán thuốc phóng. Người Ngāpuhi đã đe dọa các nhà truyền giáo bằng bạo lực để sửa chữa súng hỏa mai. Hầu hết các súng hỏa mai ban đầu được mua khi ở Úc. Các nhà truyền giáo như Jacky Marmon là người bán súng hỏa mai cho các thổ dân để đổi lấy cây lanh, gỗ và mặt nạ. Hầu hết các súng hỏa mai được bán là hàng chất lượng thấp, súng nòng ngắn, được sản xuất với giá rẻ ở Birmingham và tất nhiên là kém chính xác hơn trong khi bắn. Người Maori thường ưa thích tupara (súng hai nòng), súng được nạp đạn bi, và chúng có thể bắn hai lần trước khi nạp lại. Trong một số trận chiến, phụ nữ được sử dụng để nạp đạn cho súng hỏa mai trong khi những người đàn ông tiếp tục chiến đấu. Sau đó, điều này đã gây ra một vấn đề cho các lực lượng quân đội của Anh trong các cuộc chiến tranh thuộc địa trên đất liền ở New Zealand, khi iwi (bộ lạc) thường giữ phụ nữ ở pā (chiến lũy).

Kết thúc và hậu quả

sửa

Bạo lực mang đến sự tàn phá cho nhiều bộ lạc, với một số bị xóa sổ khi những bộ lạc bại trận bị giết hoặc làm nô lệ, và ranh giới của bộ lạc đã được vẽ lại hoàn toàn khi những vùng đất rộng lớn bị chinh phục và di dân. Những thay đổi rất phức tạp sau đó đã đặt nền tảng cho việc khơi mào cuộc chiến tranh với những người định cư châu Âu muốn giành đất.

Từ năm 1821 đến 1823, Hongi Hika đã tấn công bộ lạc Ngāti Pāoa ở Auckland, Ngāti Maru ở Thames, bộ lạc Waikato tại Matakitaki và Te Arawa tại hồ Rotorua, đánh bại tất cả. Năm 1825, ông đã giành được một chiến thắng quân sự lớn trước bộ lạc Ngāti Whātua tại Kaipara phía bắc Auckland, sau đó truy đuổi những người sống sót vào lãnh thổ của bộ lạc Waikato để trả thù cho thất bại năm 1807 của bộ lạc Ngāpuhi. Người đứng đầu bộ lạc Ngāpuhi Pōmare và bộ lạc Te Wera Hauraki cũng lãnh đạo các cuộc tấn công vào Bờ biển phía Đông, và ở Vịnh Hawke và Vịnh Plenty. Sự tham gia của bộ lạc Ngāpuhi trong các cuộc chiến súng hỏa mai bắt đầu thoái trào vào đầu những năm 1830.[2]

Các bộ lạc Waikato đã trục xuất thủ lĩnh Ngāti Toa Te Rauparaha khỏi Kāwhia năm 1821, đánh bại bộ lạc Ngāti Kahungunu tại Napier năm 1824 và xâm chiếm Taranaki vào năm 1826, buộc một số nhóm bộ lạc phải di cư vào Nam. bộ lạc Waikato đã phát động một vụ tấn công lớn khác vào Taranaki vào năm 1831.[2]

Bộ lạc Te Rauparaha, trong khi đó, trước tiên đã chuyển đến Taranaki và sau đó đến bờ biển Kapitiđảo Kapiti, nơi mà thủ lĩnh Ngāti Toa Te Pehi Kupe bị bắt từ người Muaupoko. Khoảng năm 1827 bộ lạc Te Rauparaha bắt đầu các cuộc tấn công vào phía bắc của Đảo Nam; đến năm 1830,ông đã mở rộng lãnh thổ của mình bao gồm Kaikoura và Akaroa và phần lớn phần còn lại của Đảo Nam.[2]

Vào năm 1835, các chiến binh bộ lạc Ngāti Mutunga, Ngāti Tama và Ngāti Toa đã cướp một con tàu để đưa họ đến quần đảo Chatham nơi họ tàn sát khoảng 10% người Moriori và bắt làm nô lệ khi gây ra chiến tranh.[2]

Trận chiến cuối cùng ở Đảo Nam diễn ra ở Southland vào năm 1836, 37 giữa lực lượng của thủ lĩnh Ngāi Tahu Tūhawaiki và người đứng đầu bộ lạc Ngāti Tama Te Puoho, bộ lạc đã di cư theo một tuyến đường từ Golden Bay xuống Bờ Tây và qua Nam Alps.

Khó khăn về hậu cần cho những cuộc chinh chiến liên miên khiến xung đột suy giảm vào nửa cuối thập niên 1820.

Tù trưởng Hongi Hika của bộ tộc Ngapuhi bị thương nặng và liệt một phần cơ thể sau trận đánh năm 1827, trước khi chết vào tháng 3/1828. Sự kiện này chấm dứt những chiến dịch tấn công quy mô lớn, việc các bộ lạc được trang bị nhiều súng hỏa mai cũng khiến họ tìm kiếm giải pháp ngoại giao, thay vì sa lầy vào xung đột mà không thu được kết quả rõ rệt.

Đánh giá lịch sử

sửa

Nhà sử học James Belich đã gợi ý "Cuộc chiến khoai tây" là một tên chính xác hơn cho những trận chiến này, do cuộc cách mạng mà khoai tây mang lại cho nền kinh tế Māori.[7] Nhà sử học Angela Ballara nói rằng thực phẩm mới làm cho một số khía cạnh của các cuộc chiến khác nhau. Khoai tây được giới thiệu ở New Zealand vào năm 1769 và chúng trở thành cây chủ lực có giá trị thực phẩm tốt hơn so với kmara (khoai lang), và canh tác và lưu trữ dễ dàng hơn. Điều này làm cho gia tăng nguồn lương thực cho binh lính từ đó các bộ tộc có thể tăng cường chiến tranh.[2]

Belich coi đây là một cuộc cách mạng hậu cần, với khoai tây được vận chuyển hiệu quả cho binh lính từ đó dẫn đến cuộc chiến súng hỏa mai khác với bất kỳ cuộc chiến nào đã xảy ra trước đó. Các nô lệ bị bắt trong các cuộc đột kích đã được đưa vào để làm việc chăm sóc các ruộng khoai tây nên các thành viên trong bộ lạc không phải làm nhiều việc, từ đó các bộ lạc có thể gia tăng nhân lực vào quân đội. Thời gian của các cuộc đột kích cũng kéo dài hơn vào những năm 1820.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Bohan, Edmund (2005). Climates of War: New Zealand Conflict 1859–69. Christchurch: Hazard Press. tr. 32. ISBN 9781877270963.
  2. ^ a b c d e f g Keane, Basil (2012). “Musket wars”. Te Ara, the Encyclopedia of New Zealand. Ministry for Culture and Heritage. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ Sinclair, Keith (2000). A History of New Zealand (ấn bản thứ 2000). Auckland: Penguin. tr. 41–42. ISBN 978-0-14-029875-8.
  4. ^ a b c Watters, Steve (2015). “Musket wars”. New Zealand History. Ministry for Culture and Heritage. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ a b c Michael King (2003). The Penguin History of New Zealand. Penguin Books. tr. 131–139. ISBN 978-0-14-301867-4.
  6. ^ Tainui. Leslie G. Kelly. P287-296. Cadsonbury. 2002.
  7. ^ Overview – Musket Wars Lưu trữ 2016-11-01 tại Wayback Machine, New Zealand Ministry for Culture and Heritage. Updated ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2010.

Đọc thêm

sửa