Molybden(IV) oxide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Molypden dioxit)

Molybden(IV) Oxide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là molybdenoxy, với công thức hóa học được quy định là MoO2. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn màu tím và là một hợp chất kim loại dẫn nhiệt.

Molybden(IV) Oxide
Danh pháp IUPACMolybdenum(IV) oxide
Tên khácMolybden dioxide
Tugarinovit
Nhận dạng
Số CAS18868-43-4
PubChem29320
Thuộc tính
Công thức phân tửMoO2
Khối lượng mol127,9488 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu nâu nhạt-tím
Khối lượng riêng6,47 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.100 °C (1.370 K; 2.010 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhông tan trong kiềm, HCl, HF
ít tan trong axit sunfuric nóng
MagSus+41,0·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế

sửa

Molybden(IV) Oxide có thể điều chế bằng cách cho hỗn hợp MoO3 với kim loại Mo đun nóng trong vòng 70 giờ ở 800 ℃. Hợp chất wolfram tương tự là WO2 cũng được điều chế bằng cách thức tương tự. Phương trình như sau:

2MoO3 + Mo → 3MoO2

Hợp chất MoO2 còn được điều chế bằng cách khử lượng oxy của hợp chất MoO3 với H2 hoặc NH3 với nhiệt độ dưới 470 ℃.

Molybden(IV) Oxide là thành phần của "molybden Oxide công nghiệp" được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp MoS2:[1][2]

2MoS2 + 7O2 → 2MoO3 + 4SO2
MoS2 + 6MoO3 → 7MoO2 + 2SO2
2MoO2 + O2 → 2MoO3

Ứng dụng

sửa

MoO2 đã được báo cáo có thể sử dụng làm chất xúc tác thúc đẩy sự khử hydro trong alcohol,[3] cải tiến hydrocarbon[4]dầu diesel sinh học.[5] Các dây nano molybden đã được sản xuất bằng cách khử MoO2 lắng đọng trên graphit. Molybden(IV) Oxide cũng đã được đề xuất làm vật liệu cực dương cho pin Li-ion.[6][7]

Xuất hiện trong tự nhiên

sửa

Dạng khoáng vật tự nhiên của hợp chất này được gọi là tugarinovit và rất hiếm khi được tìm thấy.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Metallurgical furnaces Jorg Grzella, Peter Sturm, Joachim Kruger, Markus A. Reuter, Carina Kogler, Thomas Probst, Ullmans Encyclopedia of Industrial Chemistry.
  2. ^ "Thermal Analysis and Kinetics of Oxidation of Molybdenum Sulfides" Y. Shigegaki, S.K. Basu, M.Wakihara and M. Taniguchi, J. Therm. Analysis 34 (1988), 1427–1440.
  3. ^ A. A. Balandin and I. D. Rozhdestvenskaya, Russian Chemical Bulletin, 8, 11, (1959), 1573. doi:10.1007/BF00914749.
  4. ^ Molybdenum based catalysts. I. MoO2 as the active species in the reforming of hydrocarbons A. Katrib, P. Leflaive, L. Hilaire and G. Maire Catalysis Letters, 38, 1–2, (1996). doi:10.1007/BF00806906.
  5. ^ Catalytic partial oxidation of a biodiesel surrogate over molybdenum dioxide, C.M. Cuba-Torres, et al, Fuel (2015), doi:10.1016/j.fuel.2015.01.003.
  6. ^ Shi, Yifeng; Guo, Bingkun; Corr, Serena A.; Shi, Qihui; Hu, Yong-Sheng; Heier, Kevin R.; Chen, Liquan; Seshadri, Ram; Stucky, Galen D. (ngày 9 tháng 12 năm 2009). “Ordered Mesoporous Metallic MoO2 Materials with Highly Reversible Lithium Storage Capacity”. Nano Letters. 9 (12): 4215–4220. doi:10.1021/nl902423a. ISSN 1530-6984.
  7. ^ Kim, Hyung-Seok; Cook, John B.; Tolbert, Sarah H.; Dunn, Bruce (ngày 1 tháng 1 năm 2015). “The Development of Pseudocapacitive Properties in Nanosized-MoO2”. Journal of The Electrochemical Society (bằng tiếng Anh). 162 (5): A5083–A5090. doi:10.1149/2.0141505jes. ISSN 0013-4651.