Indomalaya
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Khu vực sinh thái Ấn – Mã hay khu vực sinh thái Đông Dương (tiếng Anh: Indomalayan realm) là một trong tám khu vực sinh thái.[1] Nó trải dài trên hầu hết Nam Á và Đông Nam Á và vào các phần phía nam của Đông Á.
Khu vực sinh thái này trải rộng từ khu vực Makran ở miền nam Pakistan qua tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á tới các vùng đất thấp ở miền nam Trung Quốc, và qua Indonesia tới Java, Bali và Borneo, phía đông của nó nằm trên đường Wallace, ranh giới sinh thái được đặt theo tên của Alfred Russel Wallace, là người đã tách khu sinh thái Ấn – Mã này ra khỏi khu sinh thái Australasia. Khu vực sinh thái này còn bao gồm cả Philippines, vùng đất thấp của Đài Loan và quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản.
Phần lớn khu sinh thái Ấn – Mã nguyên thủy được che phủ bởi rừng, chủ yếu là các rừng ẩm ướt lá bản rộng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó rừng khô lá bản rộng nhiệt đới và cận nhiệt đới chiếm đa số ở Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Các rừng ẩm nhiệt đới của Indomalaya chủ yếu là các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Malesia là một tiểu khu vực thực vật nằm trên ranh giới giữa khu sinh thái Ấn – Mã và Australasia. Nó bao gồm cả bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Indonesia (gọi là Sundaland), Philippines, các đảo miền đông Indonesia và New Guinea. Trong khi khu vực này có nhiều điểm chung về hệ thực vật với cả khu sinh thái Ấn – Mã thì lại rất khác về hệ động vật; Sundaland chia sẻ hệ động vật với châu Á đại lục, trong khi các đảo phía đông của đường Wallace hoặc là không có các động vật có vú như đất liền hoặc là quê hương của các động vật đất liền có nguồn gốc từ Úc, bao gồm cả các loài thú có túi và các loài chim thuộc bộ chim chạy.
Một trong các bộ động vật có vú, bộ Cánh da (Dermoptera), là đặc hữu của khu vực sinh thái này, cũng như các họ Đồi (Tupaiidae, thuộc bộ Nhiều răng (Scandentia)) và Vượn (Hylobatidae, thuộc bộ Linh trưởng (Primates)). Các loài động vật có vú lớn đặc trưng cho khu sinh thái Ấn – Mã bao gồm báo hoa mai, hổ, trâu, voi châu Á, tê giác Ấn Độ, tê giác Java, heo vòi Mã Lai, vượn người, vượn và vượn Tarsius (cận bộ Tarsiiformes).
Khu sinh thái Ấn – Mã có ba họ chim đặc hữu, là các họ Chim xanh (Irenidae), họ Cu rốc (Megalaimidae) và Rhabdornithidae (sẻ Philipin). Các loài gà lôi (họ Phasianidae), chim đuôi cụt (họ Pittidae), khướu (họ Timaliidae) và chim sâu (họ Dicaeidae) cũng là đặc trưng của khu vực sinh thái này.
Hệ thực vật của khu sinh thái Ấn – Mã là sự hỗn hợp các thành phần từ các siêu lục địa cổ là Laurasia và Gondwana. Các thành phần thuộc Gondwana được đưa tới từ Ấn Độ, khi tiểu lục địa này tách ra khỏi Gondwana khoảng 90 triệu năm trước, mang theo cùng với nó các hệ thực – động vật có nguồn gốc Gondwana về phía bắc, trong đó bao gồm cả cá rô phi (Cichlidae) và các họ thực vật có hoa như họ Lôi (Crypteroniaceae) và có thể là cả họ Dầu (Dipterocarpaceae). Tiểu lục địa này va chạm với châu Á khoảng 30-45 triệu năm trước và dẫn tới sự trao đổi các loài. Muộn hơn, khi mảng kiến tạo Úc – New Guinea trôi dạt về phía bắc, sự va chạm giữa các mảng kiến tạo Úc và châu Á đã làm nổi lên các đảo Wallacea, cách biệt với nhau chỉ bằng các eo biển hẹp, cho phép có sự trao đổi thực vật giữa khu sinh thái Ấn – Mã và Australasia. Các loài thực vật rừng mưa châu Á khi đó như các loài dầu, vượt qua Wallacea tới New Guinea, và một số loài trong các họ thực vật của Gondwana, bao gồm kim giao (họ Podocarpaceae) và bách tán (chi Araucaria), đã từ Úc – New Guinea chuyển sang phía tây vào miền tây Malesia và Đông Nam Á.
Khu vực sinh thái đất liền
sửa
Rừng khô lá rộng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Rừng khô lá sớm rụng trung cao nguyên Deccan | Ấn Độ |
Rừng khô trung Đông Dương | Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam |
Rừng khô lá sớm rụng Chota-Nagpur | Ấn Độ |
Rừng khô thường xanh đông Deccan | Ấn Độ |
Rừng khô Irrawaddy | Myanmar |
Rừng khô lá sớm rụng Kathiarbar-Gir | Ấn Độ |
Rừng khô lá sớm rụng lưu vực Narmada | Ấn Độ |
Rừng khô lá sớm rụng bắc Ấn Độ | Ấn Độ |
Rừng khô lá sớm rụng nam cao nguyên Deccan | Ấn Độ |
Rừng khô thường xanh đông nam Đông Dương | Campuchia, Lào, Thái Lan |
Rừng khô đất thấp nam Việt Nam | Việt Nam |
Rừng khô thường xanh Sri Lanka | Sri Lanka |
Rừng tùng bách nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Rừng thông cận nhiệt đới Himalaya | Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Pakistan |
Rừng thông nhiệt đới Luzon | Philippines |
Rừng thông đông bắc Ấn Độ-Myanmar | Ấn Độ, Myanmar |
Rừng thông nhiệt đới Sumatra | Indonesia |
Rừng hỗn hợp và lá rộng ôn đới khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Rừng lá rộng đông Himalaya | Bhutan, Ấn Độ, Nepal |
Rừng ôn đới tam giác bắc | Myanmar |
Rừng lá rộng tây Himalaya | Ấn Độ, Nepal, Pakistan |
Rừng tùng bách ôn đới khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Rừng tùng bách cận núi cao đông Himalaya | Bhutan, Ấn Độ, Nepal |
Rừng tùng bách cận núi cao tây Himalaya | Ấn Độ, Nepal, Pakistan |
Đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và ôn đới khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Đồng cỏ và thảo nguyên Terai-Duar | Bhutan, Ấn Độ, Nepal |
Đồng cỏ thảo nguyên ngập lụt khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Đầm lầy muối Kutch theo mùa | Ấn Độ, Pakistan |
Đồng cỏ cây bụi miền núi khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Đồng cỏ miền núi cao Kinabalu | Malaysia |
Cây bụi sa mạc và đất khô cằn khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Rừng cây gai rậm Deccan | Ấn Độ |
Sa mạc lưu vực sông Ấn | Ấn Độ, Pakistan |
Rừng cây gai rậm tây bắc | Ấn Độ, Pakistan |
Sa mạc Thar | Ấn Độ, Pakistan |
Rừng đước khu vực sinh thái Ấn – Mã | |
Rừng đước Godavari-Krishna | Ấn Độ |
Rừng đước Đông Dương | Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam |
Rừng đước sông Ấn | Pakistan |
Rừng đước ven biển Myanmar | Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Thái Lan |
Rừng đước vịnh Sunda | Brunei, Indonesia, Malaysia |
Rừng đước Sundarbans | Bangladesh, Ấn Độ |
Xem thêm
sửaLiên kết ngoài
sửa- ^ Indomalayan realm Lưu trữ 2022-10-06 tại Wayback Machine biologyonline.com. Retrieved 29 August 2021