Messier 100 (còn được gọi là NGC 4321) là một ví dụ của một thiên hà cấu trúc xoắn ốc lớn [4] nằm ở phần phía nam của chòm sao Hậu Phát. Nó là một trong những thiên hà sáng nhất trong cụm Virgo, cách Trái Đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng [3] và có đường kính 160.000 năm ánh sáng. Nó được phát hiện bởi Pierre Méchain vào ngày 15 tháng 3 năm 1781 và sau đó đã được nhập vào trong danh mục Messier gồm tinh vân và cụm sao [5] sau khi Charles Messier [6] tự mình quan sát nó vào ngày 13 Tháng 4 năm 1781. Thiên hà này là một trong thiên hà xoắn ốc được đầu tiên [6] phát hiện, và đã được liệt kê trong 1 của 14 thiên hà xoắn ốc của Bá tước William Parsons của Rosse vào năm 1850. Một thiên hà vệ tinh [7][8] tên NGC 4323 hiện diện cùng với M100.

Messier 100

Ghi công: ESO VLT view revealing complex spiral arm structure
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHậu Phát[1]
Xích kinh12h 22m 54.9s[2]
Xích vĩ+15° 49′ 21″[2]
Dịch chuyển đỏ1571 ± 1 km/s[2]
Khoảng cách55 Mly[3]
Cấp sao biểu kiến (V)10.1[2]
Đặc tính
KiểuSAB(s)bc[2]
Kích thước biểu kiến (V)7′.4 × 6′.3[2]
Tên gọi khác
NGC 4321

Những quan sát đầu tiên

sửa

Sau khi Méchain phát hiện ra M100, Charles Messier đã quan sát thiên hà và mô tả nó là một tinh vân mà không có sao. Ông chỉ ra rằng rất khó khăn [6] để nhận ra tinh vân vì sự mờ nhạt của nó. William Herschel đã xác định một cụm sao sáng [6] thuộc tinh vân trong quá trình quan sát, trước khi John Herschel mở rộng những phát hiện vào năm 1833. Với sự ra đời của kính thiên văn tốt hơn, John Herschel đã có thể nhìn thấy thiên hà tròn và sáng hơn, tuy nhiên, ông cũng nói rằng vẫn nhìn thấy được nó xuyên qua các đám mây, nhưng ông vẫn bảo rằng nó rất mờ nhạt. William Henry Smyth [6] mở rộng các nghiên cứu về M100, mô tả chi tiết nó như là một tinh vân màu trắng ngọc trai và chỉ ra những điểm khuếch tán.

Siêu tân tinh

sửa

Năm siêu tân tinh [4] đã được xác định trong thiên hà M100. Vào tháng 3 năm 1901 siêu tân tinh đầu tiên của M100 đã được tìm thấy, SN 1901B [4][9], một siêu tân tinh loại I được tìm thấy ở độ sáng 15,6 ở khoảng cách gần trung tâm của nó. SN 1914A [4][10] sau đó đã được phát hiện vào tháng hai và tháng 3 năm 1914; loại siêu tân tinh của nó không xác định được nhưng đã được tìm thấy ở cấp sao 15,7 tại một khoảng cách gần trung tâm. Các quan sát của M100 từ ngày 21 tháng 2 năm 1960 tới ngày 17 tháng 6 năm 1960 đã dẫn đến việc phát hiện ra SN 1959E, một siêu tân tinh loại I,[4][11] với độ sáng mờ nhạt nhất 17.5, trong năm siêu tân tinh được tìm thấy, tại 58 độ Đông và 21 độ Nam từ trung tâm thiên hà. Ngày 15 tháng 4 năm 1979, siêu tân tinh loại II đầu tiên trong thiên hà M100 được phát hiện, tuy nhiên ngôi sao SN 1979C [4][12] lụi tàn nhanh chóng, sau đó quan sát bằng tia x và các bước sóng rađiô cho thấy còn tàn dư của nó. Siêu tân tinh gần đây hhất được phát hiện ngày 07 tháng 2 năm 2006, ngôi sao SN 2006X [4][13] có độ sáng 15,3 được phát hiện ra hai tuần trước khi mờ dần đến độ sáng +17.

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ R. W. Sinnott biên tập (1988). The Complete New General Catalogue and Index Catalogue of Nebulae and Star Clusters by J. L. E. Dreyer. Sky Publishing Corporation/Cambridge University Press. ISBN 0-933-34651-4.
  2. ^ a b c d e f “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4321. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2006.
  3. ^ a b “Messier 100”. Hearst Observatory. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ a b c d e f g “Messier 100”. SEDS: Spiral Galaxy M100 (NGC 4321), type Sc, in Coma Berenices. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 1999. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ “Catalog of Nebulae and Star Clusters”. SEDS. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  6. ^ a b c d e “Messier 100”. SEDS: Observations and Descriptions. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  7. ^ S. di Serego Alighieri (2007). “The HI content of Early-Type Galaxies from the ALFALFA survey I. Catalogued HI sources in the Virgo cluster”. Astronomy and Astrophysics. 474 (3). arXiv:0709.2096. doi:10.1051/0004-6361:20078205.
  8. ^ NGC 4323 “NGC 4323” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). SIMBAD. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ “SN 1901B -- SuperNova”. SIMBAD. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  10. ^ “SN 1914A -- SuperNova”. SIMBAD. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  11. ^ “SN 1959E -- SuperNova”. SIMBAD. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  12. ^ “SN 1979C -- SuperNova”. SIMBAD. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
  13. ^ “SN 2006X -- SuperNova”. SIMBAD. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa