Messier 10

là một cụm sao cầu nằm trong chòm sao Xà Phu

Messier 10 hay M10 (còn gọi là NGC 6254) là một cụm sao cầu trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus).

Messier 10
Hình chụp Messier 10 của kính viễn vọng không gian Hubble
Ghi công: NASA/STScI/WikiSky
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổVII
Chòm saoXà Phu
Xích kinh16h 57m 08.99s[1]
Xích vĩ−04° 05′ 57.6″[1]
Khoảng cách14,3 kly (4,4 kpc)
Cấp sao biểu kiến (V)6,4[1]
Kích thước (V)20′.0
Đặc trưng vật lý
Khối lượng2,25 × 105[2] M
Bán kính41,6 ly [3]
Tên gọi khácNGC 6254[1]
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Thiên thể này được Charles Messier phát hiện ngày 29/5/1764 và ông lập danh lục cho nó là 10 trong danh sách của mình. Ông miêu tả nó như là "một tinh vân không có sao", nhưng nghiên cứu muộn hơn chỉ ra rằng nó là một cụm sao cầu gồm hàng nghìn ngôi sao.

M10 có đường kính biểu kiến khoảng 20 phút cung, khoảng 2 phần 3 đường kính biểu kiến của Mặt Trăng. Quan sát bằng các kính viễn vọng kích thước trung bình nó xuất hiện khoảng một nửa kích thước đó (8' tới 9'), do phần lõi sáng của nó chỉ có bề ngang 35 năm ánh sáng. M10 có đường kính không gian là 83 năm ánh sáng và ước tính cách xa Trái Đất 14.300 năm ánh sáng. Bốn sao biến quang đã được phát hiện trong cụm sao này.

Cụm sao này hoàn thành một vòng quay quỹ đạo xuyên qua Ngân Hà khoảng sau mỗi 140 triệu năm, trong quá trình đó nó vượt qua mặt phẳng của đĩa Ngân Hà sau mỗi 53 triệu năm. Quỹ đạo hình nơ của nó có độ lệch tâm là 0,21[2].

Messier 10 nhìn từ kính viễn vọng nghiệp dư

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b c d “M 10 -- Globular Cluster”. SIMBAD Astronomical Database. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ a b Gnedin Oleg Y.; Lee Hyung Mok; Ostriker Jeremiah P. (năm 1999). “Effects of Tidal Shocks on the Evolution of Globular Clusters”. The Astrophysical Journal. 522 (2): 935–949. Bibcode:1999ApJ...522..935G. doi:10.1086/307659. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ khoảng cách × sin (đường kính góc / 2) = bán kính 41,6 năm ánh sáng

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Messier 10 tại Wikimedia Commons