Nghêu Bến Tre

(Đổi hướng từ Meretrix lyrata)

Nghêu Bến Tre (danh pháp hai phần: Meretrix lyrata), tên thương mại White Hard Clam[1], là loài nghêu phân bố ở vùng duyên hải Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesHoa Nam.

Nghêu Bến Tre
A whole shell of Meretrix lyrata showing both the outside and the inside
Live Meretrix lyrata for sale as sea food in a market in Haikou City, Hainan Province, China
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Phân lớp: Heterodonta
Bộ: Venerida
Liên họ: Veneroidea
Họ: Veneridae
Chi: Meretrix
Loài:
M. lyrata
Danh pháp hai phần
Meretrix lyrata
(Sowerby, 1851)
Các đồng nghĩa
  • Cytherea lyrata Sowerby, 1851

Môi trường sống

sửa

Nghêu con có thể tồn tại trong môi trường có nhiệt độ từ 12,2 đến 35,6 độ C, nhiệt độ thích hợp cho chúng sống là 24-30 độ C, và nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 27-30 độ C. Về độ mặn, chúng có thể tồn tại với độ mặn 11-33 phần ngàn, độ mặn tăng trưởng tối ưu là 19-23 phần ngàn.[2]

Phản ứng hóa sinh

sửa

Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, khi loài Meretrix lyrata tiếp xúc với các chất độc là kim loại nặng như As, Cd và Pb, thì các chất này sẽ tích lũy trong nghêu, nhưng sau khi cắt nguồn chất ô nhiễm thì As bị đào thải ra khỏi cơ thể nghêu 100%, trong khi chì và cadmi chỉ từ 50-70%. As bị đào thải hoàn toàn là do cơ thể nghêu tạo ra các chất hợp chất với As ít độc hơn hoặc không độc để thải ra ngoài.[3] Mặc dù Cd trong môi trường ở dạng vết nhưng chúng có khả năng tích tụ và lưu giữ cao trong cơ thể nghêu.[4]

Nghêu rất nhạy cảm với thuốc trừ ốc bươu vàng CLODAN Super 700WP.[5]

Bệnh

sửa

Loài nghêu này có khả năng bị nhiễm bệnh do các loài ký sinh trùng trong chi Perkinsus[6]

Sử dụng

sửa

Tại Việt Nam, nghêu Bến Tre có thể được ăn tươi hay luộc, hấp, nướng. Đây là nguồn thủy sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam[7].

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ http://www.fda.gov/Food/GuidanceComplianceRegulatoryInformation/GuidanceDocuments/Seafood/ucm224126.htm
  2. ^ (Tiếng Trung) 栗志民; 刘志刚; 姚茹; 骆城金; 颜俊飞 (2010). “温度和盐度对皱肋文蛤幼贝存活与生长的影响”. 生态学报. 30 (13): 3406–3413. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2012.[liên kết hỏng]
  3. ^ Phạm Kim Phương, Nguyễn Ngọc Dung, Chu Phạm Ngọc Sơn (2007). “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kim loại năng (Cd, Pb, As) lên sự tích lũy và đào thải của nghêu Meretrix lyrata (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 46 (2): 89–95. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  4. ^ Phạm Kim Phương, Nguyễn Ngọc Dung, Chu Phạm Ngọc Sơn (2007). “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại năng As, Cd, Pb và Hg từ môi trường nuôi tự nhiên lên nhuyễn thể hai mảnh vỏ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 45 (5): 57–62. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  5. ^ “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân gây chết ngao nuôi (M. lyrataM. meretix) tại vùng biển Thái Bình”. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2012.
  6. ^ http://fof.hcmuaf.edu.vn/data/file/29_%20NV%20Hao___NV%20Van-RIA2-Su%20hien%20dien%20cua%20Perkinsus%20sp___ngheu___Can%20Gio%20[liên kết hỏng]Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
  7. ^ “BIVALVES”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011. Fisheries Informatic Center, Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.

Đọc thêm

sửa