Matsushima (lớp tàu tuần dương)

Lớp tàu tuần dương bảo vệ Matsushima (松島型防護巡洋艦 Matsushima-gata bōgojun'yōkan?) là một lớp tàu tuần dương bảo vệ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, với ba tàu được đặt tên theo ba điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất tại Nhật Bản (nên chúng còn được gọi là Sankeikan (三景艦 (Tam Cảnh Hạm)?)). Lớp Matsushima là một thiết kế khác thường so với các tàu tuần dương cùng thời với nó khi nó được trang bị một khẩu súng Canet 320 milimét (13 in) dẫn đến hình dáng giống như tàu Monitor.

Itsukushima, tàu tiên của lớp Matsushima
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Matsushima class
Bên khai thác  Nhật Bản
Lớp trước Lớp Naniwa
Thời gian đóng tàu 1888–1894
Thời gian hoạt động 1891-1926
Dự tính 4
Hoàn thành 3
Hủy bỏ 1
Bị mất 1 (Matsushima)
Nghỉ hưu 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu tàu tuần dương bảo vệ
Trọng tải choán nước 4.217 tấn Anh (4.285 t) (Matsushima); 4.278 tấn Anh (4.347 t) (Itsukushima and Hashidate)
Chiều dài 91,81 m (301 ft 3 in) độ giài tại mực nước
Sườn ngang 15,6 m (51 ft 2 in)
Mớn nước 6,05 m (19 ft 10 in)
Động cơ đẩy 2 trục đối ứng; 6 nồi hơi; 5.400 hp (4.000 kW), 680 tấn Anh than
Tốc độ 16,5 hải lý trên giờ (19,0 mph; 30,6 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 360
Vũ khí
Bọc giáp

Nguồn gốc

sửa

Lớp Matsushima được thiết kế theo nguyên lý của học thuyết Jeune École được thúc đẩy bởi cố vấn quân sự kiêm kĩ sư hàng hải người Pháp Louis-Émile Bertin.[1] The học thuyết, một nước nhỏ như Nhật không thể cạnh tranh đóng tàu lớn với các nước lớn hơn như là Hạm đội Bắc Dương của Trung quốc. Thế nên, Nhật sẽ đối đầu bằng cách sử dụng các tàu tuần dương mang súng lớn và các tàu nhỏ mang ngư lôi. Lớp Matsushima được trang bị một khẩu pháo lớn theo ý tưởng này và chúng trở thành lực lượng cốt lõi của Hải quân Nhật non trẻ. Thực tế chiến trường hoàn phản bác ý tưởng này với việc độ giật của khẩu Canet quá mạnh và thời gian nạp đạn quá lâu làm việc sử dụng súng không hiệu quả. Ngoài ra, Hải quân Nhật chỉ đánh bại được đối thủ Trung Quốc vì sự bất tài của đối phương.[2]

Kế hoạch ban đầu là đóng bốn tàu nhưng một số lo ngại về thiết kế dẫn đến việc hủy đóng chiếct thứ tư. Nó cũng dẫn đến việc Émile Bertin từ chức và trở về nước.

Thiết kế

sửa

Thiết kế Matsushima mang vỏ thép với 94 khung làm bằng thép nhẹ và có đáy kép. Khu vực giữa các khung được chia thành các khoang chống nước và khoảng chống giữa tường và lớp giáp được nhồi đầy cùi dừa khô. Mũi tàu cũng được trang bi thêm một cái mũi đâm tàu. Các thiết bị quan trọng bao gồm cả nồi hơi và kho đạn cùng với khiêng bảo vệ súng được bảo vệ bằng lớp giáp thép cứng. Vũ khí chính của lớp là khẩu súng Canet 320 mm nạp đạn ở đuôi. Súng được gắn trên bệ đặt ở đầu tàu (ngoại trừ chiếc Matsushima thì bệ đặt ở đuôi). Súng có thể bắn đạn chống giáp 450 kg hay đạn nổ mạnh 350 kg với tầm bắn hiệu quả trong phạm vi 8000 m. Tốc độ bắn tối đa là hai viên mỗi tiếng và mỗi tàu mang 60 viên. Vũ khí phụ bao gồm Pháo Armstrong QF 4,7 inch (120 mm) Mk I-IV với tầm bắng tối đa 9000 m và tốc độ bắn tối đa 12 viên/phút. Mười khẩu được gắn trên sàn súng chia làm năm khẩu mỗi bên mạn tàu. Một khẩu thứ mười một được gắn trên một vị trí riêng tại đuôi còn chiếc Matsushima thì mang hai khẩu gắn ở hai bên đầu mũi tàu. Mỗi súng được trang bị 120 viên đạn. Chúng còn mang theo pháo Hotchkiss QF 6 pounder gắn trên bệ lồi trên sàn trên của tàu với tầm bắn tối đa 6000 m, tốc độ bắn tối đa 20 viên/phút và mang 300 viên mỗi súng. Loại súng cuối cùng trang bị cho lớp là khẩu Hotchkiss QF 3 pounder được gắn ở nhiều địa điểm khác nhau trên tàu. Chúng có tầm bắn 2200 m, tốc độ bắn 32 viên/phút và mang 800 viên mỗi súng. Mỗi tàu còn mang năm ống phóng lôi 356 mm với ba ống gắn ở mũi, một ống ở đuôi cùng và 20 quả ngư lôi.[3][4]

Tàu được đẩy bằng hai động cơ hơi nước giãn nở ba khoang với sáu nồi hơi quay hai trục khuỷu với công suất 5.400 mã lực (4.000 kW). Vận tốc tối đa trên lý thuyết là 16,5 hải lý trên giờ (19,0 mph; 30,6 km/h) nhưng ít khi nào các tầu có thể đạt đến vận tốc này.[3]

Tàu trong lớp

sửa
Tàu Xưởng đóng Ngày hạ thủy Ngày hoàn thành Số phận
Itsukushima (厳島) Société Nouvelle des Forges et Chantiers de la Méditerranée, Pháp Ngày 18 tháng 7 năm 1889 Ngày 3 tháng 9 năm 1891 Xóa khỏi đăng bạ và bị tháo dỡ vào ngày 12 tháng 3 năm 1926 và bị loại bỏ.[5]
Matsushima (松島) Société Nouvelle des Forges et Chantiers de la Méditerranée, Pháp Ngày 22 tháng 1 năm 1890 Ngày 5 tháng 4 năm 1892 Bị chìm vào ngày 30 tháng 4 năm 1908 sau khi bị nổ kho đạn bất ngờ khi đang neo đậu tại quần đảo Bành Hò ngoài khơi Đài Loan, làm chết 207 trong số 350 thuyền viên.[5]
Hashidate (橋立) Quân xưởng Yokosuka, Nhật Bản Ngày 24 tháng 3 năm 1891 Ngày 26 tháng 6 năm 1894 Xóa khỏi đăng bạ và bị tháo dỡ vào ngày 1 tháng 4 năm 1922 và bị loại bỏ vào năm 1927.[5]

Matsushima khác với hai tàu cùng lớp ở chỗ súng Canet được gắn trên cấu trúc thượng tầng quay về phía đuôi, thay vì về phía trước.

Thời gian phục vụ

sửa

Cả ba tàu lớp Matsushima được hoàn thành ngay trước khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật và cả ba đều tham gia trận sông Áp Lụctrận Uy Hải Vệ ngay sau đó.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, ba tàu thuộc lớp Matsushima, lúc ló đã quá lỗ thời nên được đặt dưới sự chỉ huy của Chiến đội 5 thuộc Hạm đội 3, hạm đội dự bị của Hải quân Nhật. Chúng cùng với chiếc thiết giáp hạm Chin'en (từng là tàu bọc thép Trấn Viễn của hạm đội Bắc Dương) được chỉ huy bởi Đô đốc Shichiro Kataoka. Cả hạm đội tham gia cuộc phong tỏa cảng Arthur, trận hải chiến Hoàng HảiTrận Tsushima. Các tàu sau đó được điều qua Hạm đội 4 và tham gia vào hải đội phòng thủ đoàn quân xâm lược đảo Sakhalin.

Xem thêm

sửa
  • Akitsushima - ban đầu là tàu thứ tư của lớp Matsushima nhưng sau đó được đóng theo thiết kế khác.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Roksund, The Jeune École: The Strategy of the Weak;
  2. ^ Evans, David C.; Peattie, Mark R. (1997). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887-1941. Annapolis, MD: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-192-7.
  3. ^ a b Chesneau, Conway's All the World's Fighting Ships, 1860–1905.
  4. ^ “Japanese 12.6"/38 (32 cm) Canet”. navweaps.com. 16 tháng 3 năm 2006.
  5. ^ a b c Jentsura, Warships of the Imperial Japanese Navy;

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Lớp tuần dương hạm Matsushima