Mark Simon Cavendish MBE (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1985) là một cua rơ xe đạp chuyên nghiệp người đảo Manx thuộc Vương Quốc Annh, hiện đang thi đấu cho đội đua UCI WorldTeam Astana Qazaqstan .[6][7] Sở trường của Cavendish ở các giải đua đường trường là đua nước rút, anh được xem là một trong những tay đua nước rút xuất sắc nhất mọi thời đại.[8][9] Vào năm 2021, giám đốc của cuộc đua xe đạp Tour de France, Christian Pruhomme đã gọi anh là tay đua nước rút xuất sắc nhất trong lịch sử Tour de France cũng như trong môn đua xe đạp.[10]

Mark Cavendish
Cavendish ở giải đua xe đạp 2012 Tour de France
Thông tin cá nhân
Họ và tênMark Simon Cavendish
Tên hiệuCannonball,[1] Manx Missile,[2] Cav[3]
Sinh21 tháng 5, 1985 (39 tuổi)[4]
Douglas, Isle of Man
Chiều cao1,75 m (5 ft 9 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ][5]
Cân nặng70 kg (154 lb; 11 st 0 lb)[5]
Thông tin đội đua
Đội hiện tạiUCI WorldTeam Astana Qazaqstan
Vị tríCua rơ
Sở trườngĐua nước rút
Chiến thắng chính
Grand Tours
Tour de France
Points classification (2011, 2021)
34 individual stages
(20082013, 2015, 2016, 2021)
Giro d'Italia
Points classification (2013)
16 individual stages
(2008, 2009, 20112013, 2022)
2 TTT stages (2009, 2011)
Vuelta a España
Points classification (2010)
3 individual stages (2010)
1 TTT stage (2010)

Stage races

Ster ZLM Toer (2012)
Tour of Qatar (2013, 2016)
Dubai Tour (2015)

One-day races and Classics

World Road Race Championships (2011)
National Road Race Championships (2013)
Milan–San Remo (2009)
Scheldeprijs (2007, 2008, 2011)
Kuurne–Brussels–Kuurne (2012, 2015)
Milano–Torino (2022)
Münsterland Giro (2021)
Kỷ lục huy chương
Men's road bicycle racing
Đại diện cho  Anh Quốc
World Championships
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2011 Copenhagen Road race
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2016 Doha Road race
Đại diện cho Bản mẫu:IOM
Island Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Guernsey Individual Criterium
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Guernsey Team Road Race
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Guernsey Team Time Trial
Men's track cycling
Đại diện cho  Anh Quốc
Thế vận hội
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2016 Rio de Janeiro Omnium
World Championships
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2005 Los Angeles Madison
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2008 Manchester Madison
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2016 London Madison
Đại diện cho Bản mẫu:IOM
Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2006 Melbourne Scratch

Trong những năm đầu của sự nghiệp, Cavendish có tham gia cả thể loại đua xe đạp trong nhà, và từng giành huy chương vàng cho đội tuyển xe đạp Vương quốc Anh ở các giải đua UCI Track Cycling World Championships năm 2005 và 2008. Sau khi thất bại trong việc chinh phục tấm huy chương ở Olympics Bắc Kinh 2008 thì anh ấy đã tạm nghỉ môn xe đạp trong nhà cho đến năm 2015. Sau khi trở lại, Cavendish đã có lần thứ 3 chiến thắng UCI Track Cycling World Championships năm 2016, và đã đoạt huy chương bạc ở Olympics Rio 2016.

Sự nghiệp đua xe đạp của Cavendish chủ yếu là ở môn đua xe đạp đường trường, nơi anh bắt đầu đua chuyên nghiệp từ năm 2005 và đã giành được 11 chiến thắng trong mùa giải đầu tiên này.

Ở giải đua xe đạp danh giá nhất thế giới Tour de France, Cavendish đã có 34 Tour de France lần chiến thắng chặng, thành tích giúp anh trở thành cua rơ có nhiều chiến thắng chặng Tour de France nhất cùng với huyển thoại Eddy Merckx. Còn nếu tính ở các giải Grand Tour, Cavendish là người có số lần chiến thắng chặng nhiều thứ ba trong lịch sử với 53 chiến thắng. Vào năm 2011, Cavendish trở thành là cua rơ người Anh thứ hai, sau Tom Simpson, chiến thắng giải đua xe đạp đường trường thế giới. Cavendish cũng đã giành chiến thắng các danh hiệu nướt rút ở cả 3 giải Grand Tour là Vuelta a España 20102011, Tours de France 2021[11]Giro d'Italia 2013. Vào năm 2012, Cavendish trở thành cua rơ đầu tiên giành chiến thắng chặng đua cuối cùng của giải đua Tour de France, chặng đua đến đại lộ Champs-Élysées 4 năm liên tiếp.

Năm 2011, Cavendish được trao danh hiệu MBE "vì những đóng góp cho môn đua xe đạp của Vương quốc Anh.

Những năm đầu

sửa

Cavendish sinh ra ở Douglas, trên đảo Isle of Man, bố anh tên là David là dân đảo và mẹ là Adele đến từ xứ Yorkshire, Anh quốc.[12] Anh đã bắt đầu chơi môn đạp xe motocross (BMX) từ khi còn rất nhỏ và đã từng tham gia các giải đua thiếu niên ở trung tâm National Sports Centre ở Douglas.

Lên 9 tuổi, Cavendish gia nhập một câu lạc bộ ở Douglas và sớm bộc lộ sự quyết tâm trong khi thi đấu. Cựu huấn luyện viên của anh ấy là Dot Tibury kể lại rằng: "Cậu ta không thích thua cuộc. Sau đó cậu ta bắt đầu giành được chiến thắng và thường bắt vòng các tay đua khác".[13]

Cavendish cũng chia sẻ: " Tôi luôn luôn chạy xe. Nhưng có vài cuộc đua mà tôi bị rớt lại."[14] "Khi đó thì mẹ tôi đã cười và tôi giải thích rằng đó là do các đối thủ đều sử dụng xe đạp leo núi. Cho nên tôi xin mẹ mua một chiếc xe đạp eo núi. Đến sinh nhật thứ 13 thì tôi đã có một chiếc. Và ở những cuộc thi sau thì tôi đã đánh bại mọi đối thủ."[14] Đó cũng là thời điểm mà Cavendish gặp cựu tay đua David Millar, người mà anh ấy rất ngưỡng mộ. Sau đó thì Cavendish đã nghỉ học và có 2 năm làm việc ở một ngân hàng để kiếm tiền cho ước mơ trở thành một vận động viên chuyên nghiệp.[15]

Năm 2003, Cavendish là một trong 6 tay đua trẻ được chọn vào học viện British Cycling's Olympic Academy, cho dù ban đầu anh suýt bị từ chối. Các huấn luyện viên Rod Ellingworth, John HeretySimon Lillistone đã nhận thấy tiềm năng của anh ấy và ra sức thuyết phục Giám đốc Peter Keen chọn anh vào học viện.[16] Chiến thắng đầu tiên của anh ấy là ở giải đua Girvan Tree Day hồi tháng 3 năm 2004.[17] Trong thời gian ở học viện, Cavendish đã giành 2 huy chương vàng ở Đại hội thể thao Island Games 2003.[18][19]

Cavendish đã có nhiều tiến bộ trong thời gian ở học viện. Huấn luyện viên Ellingworth khi được hỏi về môi trường học tập có phần hà khắc ở học viện đã nói rằng: "Cav có vẻ rất thích nó". Ở học việc thì các tay đua trẻ được cấp 58 bảng một tuần, phải tự quản lý tài chính cũng như nấu ăn và dọn dẹp.[20][17] Tạp chí Cycling Weekly thì mô tả học viện giống như một trại huấn luyện theo phong cách một trại hè[17] do Ellingworth quản lý. Ellingworth đã bỏ bài tập chạy xe 3 giờ mà bắt các tay đua trẻ phải hoàn thành bài tập chạy xe 4 giờ trong đêm.[21]

Ở giải đua trong nhà Track world championships 2005Los Angeles, Cavendish cùng đồng đội Rob Hayles đã giành huy chương vàng mặc dù trước đó họ chưa từng thi đấu chung với nhau. Đó là danh hiệu vô địch thế giới đầu tiên của Cavendish.[22] Sau đó Cavendish cũng chiến thắng cuộc đua tính điểm ở giải đua European championship 2005.[23]

Đua xe đạp chuyên nghiệp

sửa

2005–2007

sửa
 
Cavendish (giữa) đang đua nước rút ở chặng 6 2006 Tour of Britain

Cavendish thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2005 ở đội đua Team Sparkasse. Trong năm này, anh đã thi đấu các giải Tour de BerlinTour of Britain.

Sang năm 2006 anh thi đấu cho đội Continental team, Team Sparkasse, một đội đua chuyên cung cấp tài năng trẻ cho đội T-Mobile Team. [24][25] Trong tháng 6, ở giải Tour de Berlin, anh đã giành chiến thắng 2 chặng đua và giành được danh hiệu tính điểm và nước rút. Sau đó Cavendish đã giành được huy chương vàng ở đại hội thể thao khối thịnh vượng chung 2006 trong màu áo Isle of Man ở môn đua xe đạp scratch.[26][27]

Thành công ở giải Tour de Berlin giúp Cavendish chuyển sang đội T-Mobile Team. Ở giải đua 2006 Tour of Britain Cavedish đã dành được danh hiệu tính điểm.[28]

Cavendish có đột phá lớn trong năm 2007, với danh hiệu chung cuộc ở giải đua 2007 Scheldeprijs ở Bỉ.[29] Sau đó ở các giải đua Four Days of Dunkirk[30][31]Volta a Catalunya thì anh đều giành được 2 chiến thắng chặng. Kết quả đó giúp anh được đội đua điền tên vào danh sách thi đấu giải đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới Tour de France. Đáng tiếc là ở giải đua này thì anh bị ngã rất nhiều và đã phải bỏ cuộc sau chặng 8.[32]

 
Cavendish (trước) bắt tay Bradley Wiggins, ở giải đua track world championships 2008 ở Manchester.

Năm 2008, Cavendish trở lại giải đua xe đạp trong nhà world championships 2008 được tổ chức ở Manchester. Anh cùng với đồng đội Bradley Wiggins đã đoạt chức vô địch cho đội tuyển Anh.[33]

Ở các giải đua đường trường, Cavendish đã giành được chiến thắng chặng Grand Tour đầu tiên ở giải đua Giro d'Italia 2008. Sau đó anh giành thêm 4 chiến thắng chặng ở giải đua Tour de France 2008.[34] Nhưng một lần nữa anh phải bỏ dở giải đua sau chặng 14 để tập trung cho chiến dịch Olympics Bắc Kinh 2008.[35][36] Đội tuyển Anh với bộ đôi Cavendish và Wiggins được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu ở môn xe đạp trong nhà, tuy nhiên họ chỉ xếp thứ 9.[37] Cavendish cho rằng Wiggins đã không có phong độ tốt nhất ở giải đấu này.[38][39]

Cavendish mau chóng vượt qua nỗi thất vọng ở Olympics và thi đấu rất thành công trong phần còn lại của mùa giải, giành thêm 11 chiến thắng chặng nữa, bao gồm 3 chiến thắng chặng ở các giải Tour of IrelandTour of Missouri. Tour of Missouri cũng là giải đua duy nhất trong năm 2008 mà Cavendish giành được danh hiệu tính điểm.[40] Còn ở giải Tour de Romandie, Cavendish đã đánh bại Wiggins để giành chiến thắng chặng đua tính giờ cá nhân.[41]

Cavendish khởi đầu mùa giải 2009 ở giải đuaTour of Qatar, nơi anh gặp sự cạnh tranh quyết liệt Tom Boonen của đội đua Quick Step.[42] Boonen đã giành chức vô địch và 1 chiến thắng chặng còn Cavendish giành được 2 chiến thắng chặng. Đến giải đua Tour of California 2009, Cavendish lại có 2 chiến thắng bằng cách đánh bại Boonen ở giai đoạn ước rút.[43] Đây cũng là giải đua mà Cavendish giành được danh hiệu tính điểm đầu tiên trong mùa giải 2009.[44]

Cavendish vẫn được triệu tập lên đội tuyển Anh để thi đấu giải UCI Track Cycling World Championships 2009, tuy nhiên anh đã không giành được huy chương nào ở giải đấu này.[45]

Bước vào các giải đua đường trường ở Châu Âu, Cavendish giành được 1 chiến thắng chặng ở giải đua Tirreno–Adriatico 2009.[46] Sau đó thình anh tham gia giải đua Classic đầu tiên của mình là giải Milan–San Remo 2009 và đã giành chiến thắng chung cuộc.[47]

 
George Hincapie và Cavendish ở chặng 3 Tour de France 2009.

Tương tự giải đua 2008, Cavendish cũng giành được 2 chiến thắng chặng và đoạt danh hiệu tính điểm ở giải đua Three Days of De Panne 2009.[48] Ở chặng đua mở màn Giro d'Italia 2009 đội đua của Cavendish là Team Columbia-High Road đã giành chiến thắng nội dung tính giờ đồng đội và Cavendish được mặc chiếc áo hồng, anh trở thành cua rơ người đảo Manx đầu tiên được mặc chiếc áo này.[49] Cho đến chặng đua thứ 13 thì Cavendish có thêm 3 chiến thắng chặng nữa. Tuy nhiên anh đã bất ngờ bỏ giải sau chặng 13, lý do được cho là để tập trung cho giải Tour de France 2009.[50][51][52][53][54] Để chuẩn bị cho Tour de France, anh ấy đã tham gia giải Tour de Suisse 2009 và giành chiến thắng chặng 3 và chặng 6.[34]

Tour de France 2009 là một giải đua cực kỳ thành công của Cavendish, nơi anh đã giành tới 6 chiến thắng chặng[34] và có thời điểm được mặc áo xanh tính điểm 2 chặng liên tiếp, anh là tay đua người Anh đầu tiên làm được điều này.[55] Mặc dù vậy thì cuối cùng Cavendish vẫn phải nhường danh hiệu tính điểm cho cua rơ Thor Hushovd của đội Cervélo TestTeam.

Sau giải Tour de France, Cavendish đã chiến thắng giải Sparkassen Giro Bochum, tham gia và giành được 1 chiến thắng chặng ở Tour of Ireland.[56] Tronng tháng 9, anh đạt tới cột mốc 50 chiến thắng với chiến thắng chặng đua mở màn của Tour of Missouri.[57] Trước giải đấu này, anh xác nhận sẽ ở lại đội Team Colombia đến năm 2010, chấm dứt đồn đoán anh sẽ chuyển sang Đội Sky.[57] Đây là giải đua mà Cavendish đã dẫn đầu bảng xếp hạng tổng sau 2 chặng đua đầu tiên. Tuy nhiên do bị viêm phổi nên Cavendish đã phải bỏ giải sau chặng 3[58]

Cavendishh một lần nữa được triệu tập vào đội tuyển Anh thi đấu giải UCI Road World Championships 2009, song anh đã không thể tham gia do vấn đề sức khỏe.[59]

 
Cavendish ăn mừng chiến thắng chặng 1 của giải đua Tour of California 2010

Do phải điều trị chấn thương nên phải đến giữa tháng 2 Cavendish mới bắt đầu mùa giải 2010 ơ giải đua Vuelta a Andalucía.[60][61] Với điều kiện sức khỏe chưa ở trạng thái tốt nhất nên anh đã không thể bảo vệ chiến thắng ở giải đua Milan–San Remo, thậm chí còn về đích sau người chiến thắng khoảng 6 phút.[62][63] Tuy nhiên Cavendish vẫn đặt mục tiêu sẽ giành chiếc áo xanh lá cây tính điểm ở giải đua và chiến thắng nội dung đua đường trường ở giải UCI Road World Championships 2010.[64][65] Cavendish đã đăng ký tham gia giải đua Tour of Flanders với mục đích lấy lại phong độ và hỗ trợ cho đồng đội, song anh đã vướng vào một tai nạn và không thể hoàn thành cuộc đua.[66]

Đến giải đua Volta a Catalunya 2010 thì Cavendish bắt đầu tìm lại được phong độ, anh xếp thứ 7 ở chặng đua tính giờ cá nhân và chiến thắng chặng thứ 2.[67] His team withdrew Cavendish Ở giải đua Tour de Romandie 2010 Cavendish có cử chỉ khiếm nhã sau khi giành chiến thắng chặng 2 nên đã bị đội đua rút tên khỏi giải đấu. [68] Đến tháng 5, Cavendish quyết định không tham gia Giro d'Italia mà sang Mỹ đua giải Tour of California và đã giành được chiến thắng chặng 1.[69] Sang tháng 6, Cavendish gây ra tai nạn lớn khi đang nước rút chặng 4 giải đua Tour de Suisse, anh đã bị các đối thủ chỉ trích phong cách chạy quyết liệt của mình.[70]

Ở giải đua Tour de France 2010, ngay ở chặng đua đầu tiên Cavendish đã bị ngã xe khi còn cách đích khoảng 3km.[71][72][73] Sau đó anh có sự trở lại mạnh mẽ, giành được 5 chiến thắng chặng,[34] nâng tổng số chiến thắng chặng ở Tour de France lên con số 15.[74] Nhưng một lần nữa Cavendish thất bại trong việc đoạt chiếc áo xanh lá cây tính điểm, khi kém người đoạt danh hiệu này là Petacchi 11 điểm.[75]

2010 là lần đầu tiên Cavendish tham gia giải đua Vuelta a España. Anh đã giành chiến thắng 3 chặng đua và giành được danh hiệu tính điểm.[34][76]

Cavendish có khởi đầu khá chậm chạp trong năm 2011, phải đến cuối tháng 2 mới giành được chiến thắng chặng đầu tiên ở giải đua Tour of Oman.[77] Chiến thắng chặng thứ hai trong năm là ở giải Scheldeprijs—và đây là chiến thắng thứ 3 của anh ở giải đua này sau các giải đua năm 2007 và 2008, thành tích giúp anh san bằng kỷ lục của Piet Oellibrandt.[78] Sau đó thì Cavendish đã không hoàn thành giải đua Paris–Roubaix.[79]

Ở giải đua Giro d'Italia 2011, sau khi chiến thắng chặng đua tính giờ đồng đội ở chặng mở màn và về nhì ở chặng 2 thì Cavendish có vinh dự một lần mặc chiếc áo hồng chung cuộc ở chặng 3. Sau đó mặc dù không giữ được chiếc áo hồng nhưng anh đã giành chiến thắng chặng 10[80] và chặng 12 rồi lại bỏ giải đua nửa chừng sau chặng 13.[81] Ngày 11 tháng 6, Cavendish được trao danh hiệu MBE.[82][83]

 
Cavendish (áo xanh lá cây) thi đấu chặng 15 Tour de France 2011.

Giải đua Tour de France 2011 Cavendish có thêm 5 chiến thắng chặng nữa, nâng tổng số chiến thắng chặng Tour de France của anh lên con số 20.[34][84][85] Anh cũng trở thành người đầu tiên giành chiến thắng chặng đua cuối cùng trong 3 năm liên tiếp. Kết thúc giải đua, Cavendish đã giành được chiếc áo xanh tính điểm, anh là cua rơ người Anh đầu tiên giành được thành tich này.[86][87]

Đến tháng 8, Cavendish thông báo chia tay đội đua HTC-Highroad[88] để chuyển sang đội Team Sky từ 2012.[89] Sau đó Cavendish được triệu tập vào đội tuyển Anh để tham gia giải London–Surrey Cycle Classic, đây là giải đấu tập huấn cho Olympics 2012 và là một phần của London Prepares series. Chỉ khoảng 1 tuần sau, Cavendish lại tham gia Vuelta a España 2011, nhưng đã phải bỏ cuộc sớm ở chặng thứ 4 do bị bỏng nhiệt.[90] Sau khi rút lui khỏi giải Vuelta Cavendish đã kịp bình phục để đăng ký tham gia Tour of Britain.[91] Ở giải đua này thì anh đã chiến thắng chặng 1[92] và chặng đua cuối cùng ở London.[93]

 
Matthew Goss of Australia, Cavendish and Germany's André Greipel on the podium after the road race at the 2011 road world championships.

Cuối tháng 9, Cavendish lại lên đội tuyển Anh thi đấu giải đua UCI Road World Championships 2011 ở Copenhagen, anh đã giành chức vô địch nội dung đua đường trường và trở thành tay đua người Anh thứ hai đạt được thành tích này sau Tom Simpson hồi năm 1965.[94][95]

Cuối năm, Cavendish đã giành giải thưởng BBC Sports Personality of the Year Award với 49.47% phiếu bầu, giúp anh vượt qua Mo FarahDarren Clarke.[96]

Cavendish bắt đầu mùa giải 2012 bằng giải đua Tour of Qatar. Mặc dù mới chỉ vừa khỏi ốm, anh ấy đã giành chiến thắng chặng 3, đây là chiến thắng chặng đầu tiên của Cavendish cho đội đua Team Sky.[97] Sau đó anh thắng tiếp chặng 5 rồi hoàn thành giải đua trong top-10 chung cuộc.[98] cho dù đã bị ngã xe ở chặng cuối cùng.[99] Ở giải đua Tour of Oman, Cavendish bị chấn thương ngay ở chặng đua đầu tiên và đã không giành được chiến thắng nào ở giải đua này. Nhưng không phải đợi quá lâu, anh đã lấy lại thói quen chiến thắng chặng ở giải đua Kuurne–Brussels–Kuurne.[100]

Sang tháng 3, Cavendish đặt mục tiêu giành chiến thắng thứ hai ở giải đua Milan–San Remo nhưng đã bị rớt lại khi còn cách đích khoảng 100km.[101] Ở những giải đua Classics khác thì Cavendish cũng không có kết quả quá cao. Ở giải Tour de Romandie, anh cũng không có chiến thắng chặng nào.[102]

Một tuần sau đó, Cavendish mới giành chiến thắng chặng thứ 5 trong mùa giải bằng chiến thắng chặng 2 Giro d'Italia 2012. Sau đó anh thắng tiếp chặng 5 và chặng 13.[103][104] Sau hai lần bỏ dở Giro 2009 và 2011 (2010 không tham gia) thì Cavendish đã thi đấu trọn vẹn Giro 2012 với mục tiêu giành lấy chiếc áo xanh tính điểm, nhưng đã để thua Joaquim Rodríguez với chỉ 1 điểm ít hơn.

Giữa tháng 6, Cavendish tham gia giải đua Ster ZLM Toer và có được kết quả trái với thói quen so với các giải đua khác. Đó là anh không giành được chiến thắng chặng nào nhưng lại giành được chức vô địch[105]

 
Cavendish won the final stage of the 2012 Tour de France on the Champs-Élysées, for a record fourth successive year.

Sang tháng 7, Cavendish tham gia Tour de France 2012, anh đã giành thêm được 3 chiến thắng chặng.[106] Ở chặng 4 thì Cavendish gặp tai nạn khi còn cách đích 3 km (1,9 mi).[107] Sau đó thì anh đua chiến thuật để hỗ trợ đồng đội Wiggins. Cavendish chính là người đã giành chiến thắng chặng đua cuối cùng ở đại lộ Champs-Elysée, thành tích giúp anh lập kỷ lục 4 lần chiến thắng chặng đua cuối cùng liên tiếp, và trở thành tay đua nước rút thành công nhất trong lịch sử Tour de France với 23 chiến thắng chặng.[108]

Một trong những mục tiêu lớn nhất của Cavendish trong năm 2012 là chinh phục tấm huy chương vàng trên sân nhà Olympics 2012, đáng tiếc là Cavendish đã thi đấu không thành công, chỉ xếp thứ 29.[109][110][111]

Bỏ qua nỗi thất vọng Olympics, Cavendish đã giành chiến thắng 3 chặng đua ở giải Tour of Britain.[112] Ngày 18 tháng 10, anh ký hợp đồng 3 năm với đội đua Omega Pharma–Quick-Step, từ mùa giải 2013.[113]

Cavendish khởi đầu mùa giải 2013 bằng một chiến thắng ở chặng đua mở màn của giải đua Tour de San Luis ở Argentina, đây cũng là chặng đua đầu tiên của anh cho đội đua mới Omega Pharma Quick Step.[114] Sau đó anh đã vô địch giải đua Tour of Qatar, với 4 chiến thắng chặng liên tiếp trong số 6 chặng đua của giải đấu này.[115] Trong tháng 3, anh đã giành chiến thắng chặng 2 của giải đua Three Days of De Panne.[116] Tháng 4 thì Cavendish về nhì, sau Marcel Kittel ở giải đua Scheldeprijs.[117]

 
Cavendish won the red jersey at the 2013 Giro d'Italia, becoming one of only five riders to win the points classification in all three Grand Tours.

Sang tháng 5, Cavendish tham gia và giành chiến thắng chặng đua mở màn giải đua Giro d'Italia 2013, kết quả giúp anh có lần thứ 3 trong sự nghiệp được mặc chiếc áo hồng.[118] Sau đó anh giành thêm 4 chiến thắng chặng nữa ở các chặng 6, 12, 13 và 21.[119] [120] [121] Chung cuộc thì Cavendish đã giành được chiếc áo đỏ tính điểm, thành tích giúp anh trở thành tay đua thứ 5 trong lịch sử giành được danh hiệu tính điểm ở 3 giải đua Grand Tour là Vuelta a Espana 2010, Tour de France 2011 và Giro d'Italia 2013.[122]

Ngày 23 tháng 6, Cavendish chiến thắng giải đua British national road race championship, được tổ chức ở Glasgow.[123]

Trong tháng 7, anh tiếp tục tham gia Tour de France và giành chiến thắng chặng 5 và chặng 13.[124][125][126] nâng tổng số chiến thắng chặng Tour de France lên con số 25.[127] Đến cuối tháng thì Cavendish quyết định tham gia giải Danmark Rundt và giành được chiến thắng chặng đua cuối cùng.[128]

Đến tháng 9, anh trở lại thi đấu nội dung đua lòng chảo ở giải đua International Belgian Open, kết quả giành được là hạng nhì ở thể loại đua scratch race và hạng ba ở thể loại đua madison. Ngày 18 tháng 9, Cavendish giành chiến thắng chặng 4 giải đua Tour of Britain, sau khi đánh bại Elia Viviani ở Công viên quốc gia Snowdonia.Ba ngày sau, anh lại vượt qua Elia Viviani để giành chiến thắng chặng 7. Chưa dừng lại ở đó, ngày hôm sau Cavendish chiến thắng luôn chặng đua cuố cùng ở London.[129]

 
Cavendish at the 2014 Tour of Turkey.

Kết quả ở các giải đua đầu năm của Cavendish khá khiêm tốn. Sau đó anh quyết định không tham gia Giro d'Italia 2014. Thành tích tốt nhất ở các giải Classics là vị trí thứ 5 ở giải đua Milan-San Remo. Phải đến giải đua Tour of Turkey Cavendish mới lấy lại phong độ, giành chiến thắng 4 chặng đua và đoạt danh hiệu tính điểm.[130]

Cavendish tham gia Tour de France 2014, nhưng đã để bị ngã xe ngay ở chặng đua đầu tiên. Cú ngã khiến cho anh bị chấn thương không thể tiếp tục tham gia giải đua này.[131][132] Sau khi hồi phục chấn thương, anh đã tham gia giải đua Tour de l'Ain, nhưng không giành được chiến thắng nào.[133] Đến giải đua Tour du Poitou-Charentes, thì Cavendish lấy lại thói quen chiến thắng ở 2 chặng đua đầu tiên và giành được danh hiệu tính điểm thứ hai trong mùa giải.[134]

Giống như các năm trước, đến tháng 9 thì Cavendish tham gia giải đua trên sân nhà Tour of Britain, nhưng ở giải đua này thì anh không có thêm chiến thắng chặng nào.[135] Đến cuối năm, Cavendish tham gia một vài giải đua xe trong nhà, anh có được vị trí thứ nhì ở giải Six Days of Ghent[136] và chiến thắng giải đua Six Days of Zurich,[137] cả hai giải này anh đều đua đồng đội với Iljo Keisse.

Trái với năm 2914, Cavendish thi đấu rất thành công ở giai đoạn đầu mùa giải. Đến giữa tháng 2 anh đã giành chiến thắng 5 chặng đua, bao gồm 2 chặng ở giải Dubai Tour, nơi anh giành cú đúp vô địch và đua tính điểm.[138][139] Trong tháng 3, Cavendish lần thứ 2 trong sự nghiệp vô địch giải Kuurne–Brussels–Kuurne.[140] Sau đó anh tham giải giải Tirreno–Adriatico, nhưng đã bị một cú ngã khá mạnh ở chặng 2 do va chạm với Elia Viviani.[141] Giải đua tiếp theo của Cavendish là Tour of Turkey, anh đã giành chiến thắng 3 chặng và đoạt danh hiệu tính điểm trước sự cạnh tranh của Daniele Ratto.[142] Cavendish tiếp tục giữ được phong độ cao ở giải đua Tour of California, chiến thắng 4 chặng đua và danh hiệu tính điểm.[143] Nhưng ở giải đua Tour de Suisse thì lại không quá thành công với kết quả tốt nhất chỉ là hạng 6 ở chặng 6.[144]

Đến Tour de France 2015, Cavendish đánh bại André Greipel để giành chiến thắng chặng 7 ở Fougères.[145] Đây là chiến thắng Tour de France thứ 26 của anh.[146]

 
Cavendish at the 2015 Vattenfall Cyclassics.

Ngày 16 tháng 8, Cavendish cùng với Bradley Wiggins chiến thắng giải đua xe đạp trong nhà Derby Velodrome.[147] Đây là lần đầu tiên họ đua cặp với nhau kể từ Olympics 2008. Ngày 29 tháng 9, thông tin Cavendish ký hợp đồng đua 2016 cho đội Team Dimension Data được công bố. Đội trưởng, Doug Ryder, phát biểu rằng hợp đồng này là 'bước tiến lớn của đội đua'.[148]

Trong tháng 2, Cavendish tham gia giải Tour of Qatar, anh đã giành chiến thắng chặng 1 và lần thứ 2 đoạt chức vô địch giải đua này.[149][150] Cavendish đặt mục tiêu đoạt huy chương Olympics Rio 2016. Để chuẩn bị cho Olympics, anh đã tham gia giải đua xe đạp vô địch thế giới UCI track world championshi và giành được vị trí thứ 6 ở thể loại omnium.[151] Sau đó anh cùng với Wiggins đã chiến thắng thể loại madison.[152] Đến tháng 4 thì anh tham gia Tour of Croatia, giành chiến thắng chặng 2.[153]

Ngày 2 tháng 7, Cavendish chiến thắng chặng đua mở màn Tour de France 2016 để lần đầu được mặc chiếc áo vàng. Đến chặng 2 thì anh để mất chiếc áo vàng vào tay Sagan.[154] Ở các chặng đua tiếp theo, Cavendish giành được thêm 3 chiến thắng chặng nữa.[155][156] để nâng tổng số chiến thắng chặng Tour de France lên con số 30.[157] Nhưng để chuẩn bị cho Olympics nên Cavendish quyết định rút lui khỏi Tour de France sau chặng 17, vì các chặng đua cuối cùng là những chặng leo núi không phải sở trường.[158] Ở Olympics Rio 2016, Cavendish hoàn thành mục tiêu huy chương bằng chiếc huy chương bạc ở thể loại đua omnium.[159]

Sau Olympics, Cavendish tiếp tục tham gia các giải đua trong nhà, một lần nữa làm đồng đội với Bradley Wiggins ở giải đua Six Day London, song đã để thua cặp Kenny De KeteleMoreno De Pauw, nên chỉ có vị trí thứ 2 chung cuộc.[160] Bộ đôi tiếp tục đồng hành ở giải Six Days of Ghent, lần này thì họ đã đánh bại De Ketele và De Pauw để giành chức vô địch.[161]

Sau khi không giành được chiến thắng chặng nào ở giải đua đầu tiên trong năm 2017 ở Dubai Tour,[162] thì Cavendish đã giành chiến thắng chặng đua mở màn của giải đua Abu Dhabi Tour.[163] Đến tháng 4, Cavendish nhiễm virus Epstein–Barr virus, phải nghỉ thi đấu cho đến giải đua British National Championships.[164]

Cavendish đủ sức khỏe để tham gia Tour de France 2017, nhưng ở chặng đua thứ 4, anh bị ngã vô hàng rào khi đang đua nước rút với nhà vô địch thế giới Peter Sagan. Cú ngã khiến cho Cavendish bị chấn thương vai, không thể tiếp tục tham gia giải đua. Đã có tranh cãi về pha tai nạn này.[165][166] Cuối cùng Peter Sagan bị phạt loại khải giải đua do có hành vi nguy hiểm trong giai đoạn đua nước rút.[167][168]

Trở lại sau chấn thương, Cavendish tham gia giải đua Six Day London.[169] Do Bradley Wiggins giải nghệ nên anh đua cặp với Peter Kennaugh,[170] và họ đã xếp thứ hai chung cuộc ở giải đua này.[171]

 
Cavendish in 2018

Cavendish bắt đầu mùa giải 2018 ở Dubai Tour, nơi anh giành được chiến thắng ở chặng 3. Sau đó anh tiếp tục tham gia các giải đua ở khu vực Trung Đông là Tour of Oman [172]Abu Dhabi Tour. Ở Abu Dhabi Cavendish lại gặp tai nạn ngay ở chặng đua đầu tiên khiến cho chấn thương ở Tour de France 2017 tái phát nên phải bỏ giải.[173] Cavendish trở lại ở giải đua Tirreno–Adriatico, nhưng một lần nữa lại gặp tai nạn ở chặng đua tính giờ đồng đội, không thể tiếp tục tham gia giải đấu.[174] Vận xui tiếp tục đeo bám Cavendish ở giải đua Milan–San Remo, anh lại bị ngã xe rất mạnh ở khu vực Poggio di San Remo và cũng phải bỏ dở giải đua.[175]

Đến tháng 7, Cavendish vẫn tham gia Tour de France, song lần này anh đã không giành được chiến thắng chặng nào. Thậm chí anh còn để bị loại khỏi giải đấu sau chặng 11 vì đã về đích chậm hơn thời gian quy định.[176] Do bị quá nhiều chấn thương nên Cavendish quyết định rút lui khỏi giải đua European Road Championships theo lời khuyên của đội ngũ y tế. Anh chia sẻ "đây là thời điểm vô cùng thất vọng trong sự nghiệp của mình".[177][178]

Cavendish trở lại đường đua ở giải Vuelta a San Juan ở Argentina, anh có vị trí thứ 8.[179]

2019 là năm mà Cavendish không tham gia Tour de France do vấn đề sức khỏe và những mâu thuẫn với đội trưởng đội Team Dimension Data Douglas Ryder[180]. Anh chia sẻ 'trái tim như bị tan vỡ' vì không được tham gia giải đua mà anh đã liên tục thi đấu kể từ năm 2007.[181][182] Khoảng cuối tháng 9 thì hai bên đã quyết định chia tay.

Tiếp đó đó Cavendish tham gia giải đua Tour de Pologne nhưng lại để ngã xe ngay ở chặng đua đầu tiên.[183][184] Sau chặng đua thứ 6 thì Cavendish quyết định bỏ dở giải đua để tập trung cho giải European Road Championships,[185][186] tuy nhiên anh cũng chỉ có vị trí thứ 31 ở giải đua này.[187]

Đến cuối tháng 10, Cavendish ký hợp đồng 2020 với đội đua Bahrain Mclaren để làm đồng đội với Mikel Landa, Wout PoelsDylan Teuns.[188] Trước đó ở giải đua Six Days of London Cavendish đua cặp với Owain Doull đã về nhì sau cặp Elia Viviani và Simone Consonni.[189][190] Đây là kết quả tốt nhất của Cavenish trong năm 2019.

Đầu năm 2020 hi vọng tham dự Olympics 2020 của Cavendish vụt tắt khi anh không được gọi vào đội tuyển Anh tham gia các giải đấu tuyển chọn như Track Cycling World Cup 2019-20Milton, Canada hay 2020 Track Cycling World Championships ở Berlin.[191][192]

Còn ở đội đua mới Bahrain Mclaren, giải đua đầu tiên là Tour of Saudi Arabia hồi tháng 2 năm 2020. Sau khi bị ngã xe tới 2 lần ở chặng 2[193] thì anh chuyển sang nhiệm vụ đua hỗ trợ cho đồng đội Phil Bauhaus giành 2 chiến thắng chặng và đoạt chức vô địch.

Sau khi trải qua giai đoạn nghỉ thi đấu vì đại dịch Covid 19 thì Cavendish cũng không được đội đua điền tên thi đấu Tour de France 2020. Lần này Cavendish thừa nhận anh không sẵn sàng tham gia Tour de France 2020 do thiếu cảm giác thi đấu và vì giải đua có nhiều chặng đua không sở trường.[194]

Đến cuối năm, Cavendish có tham gia vài giải đua Classic song không có kết quả cao. Tổng kết lại thì 2020 là mùa giải thứ 2 liên tiếp mà Cavendish không giành chiến thắng chặng đua đường trường nào. Đến tháng 12 năm 2020, Cavendish thông báo sẽ trở lại đội đua Deceuninck-Quick Step từ năm 2021.[195]

Năm 2021 chứng kiến sự hồi sinh của Cavendish. Ở giải đua Tour of Turkey hồi tháng 4, anh đã giành được chiến thắng chặng đầu tiên kể từ năm 2018, đó là chiến thắng ở chặng đua thứ 2. Không dừng lại ở đó, còn chiến thắng cả chặng 3, 4 và 8 của giải đua này.[196][197][198][199]

Đến tháng 6, Cavendish giành thêm 1 chiến thắng ở chặng đua cuối cùng của giải Tour of Belgium. Phong độ đó giúp cho Cavendish được đội đua điền tên thi đấu giải đua Tour de France 2021.[200] Trở lại Tour de France sau 2 năm vắng bóng, Cavendish chiến thắng 4 chặng đua để giành chiếc áo xanh tính điểm. Bốn chiến thắng đó cũng nâng tổng số chiến thắng chặng Tour de France của anh lên con số 34, ngang bằng với huyền thoại Eddy Merckx.[201]

Đến cuối năm, Cavendish một lần nữa tham gia giải đua trong nhà Six Days of Ghent. Nhưng anh lại gặp tai nạn nghiêm trọng, phải nghỉ thi đấu đến hết mùa giải[202]. Tháng 12 là thời điểm gia hạn hợp đồng với Quick-Step-Alpha Vinyl thêm 1 năm.[203]

Cavendish bắt đầu mùa giải 2022 ở các giải đua ở Trung Đông, nơi anh giành được chiến thắng chặng 2 giải đua Tour of Oman[204] và chặng 2 giải đua UAE Tour.[205]

Ngày 16 tháng 3, Cavendish trở thành cua rơ người Anh đầu tiên chiến thắng giải đua Classic Milano–Torino. Đây cũng là chiến thắng ở Italia đầu tiên của anh kể từ năm 2014.[206]

Ngày 8 tháng 5, Cavendish đã giành chiến thắng chặng 3, được tổ chức ở Hungary, của giải đua xe đạp Giro d'Italia 2022, đây cũng là chiến thắng chặng Giro thứ 16 của anh.[207] Chiến thắng này nâng tổng cố chiến thắng chặng lên con số 53, thành tích giúp anh chỉ còn kém 4 chiến thắng so với Mario Cipollini và 7 chiến thắng so với Merckx trong danh sách những cua rơ chiến thắng nhiều chặng đua Grand Tour nhất.

Thành tích

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ "Cannonball Cavendish" aims for new heights”. Tom Pilcher. Reuters. 3 tháng 7 năm 2009. it is little wonder he is nicknamed Cannonball Cavendish,
  2. ^ “Mark Cavendish can leave Sky, says boss Dave Brailsford”. BBC Sport. BBC. 22 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2012. Nicknamed the 'Manx Missile',
  3. ^ “Mark Cavendish”. Sports-Reference.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ “Mark Cavendish”. Bản mẫu:Cycling data OPQ. Decolef. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ a b “Mark Cavendish Tour de France profile”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “Deceuninck - Quick-Step”. UCI.org. Union Cycliste Internationale. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ Ryan, Barry (5 tháng 12 năm 2020). “Mark Cavendish signs for Deceuninck-QuickStep for 2021 season”. Cyclingnews.com. Future plc. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ “GREATEST ROAD SPRINTERS #1: MARK CAVENDISH”. Peloton Magazine. 13 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ Kröner, Hedwig (21 tháng 12 năm 2011). “The top ten sprinters of all time”. cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ The Observer, 18 July 2021, ‘Comeback kid’ Mark Cavendish poised to join Tour de France immortals.
  11. ^ Parker, Ian (18 tháng 7 năm 2021). “Tour de France 2021: Tadej Pogacar wins as Mark Cavendish just misses out on stage record”. independent.co.uk. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ Cavendish 2010.
  13. ^ “Isle of Man hopes for Cavendish gold”. BBC News. 27 tháng 7 năm 2012.
  14. ^ a b Procycling, UK, October 2008, p59
  15. ^ L'Équipe, France, 19 July 2008
  16. ^ Moore 2012, tr. 39.
  17. ^ a b c Birnie, Lionel (13 tháng 10 năm 2011). “How Mark Cavendish conquered the world”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  18. ^ “Race Results” (PDF). iiga.org. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2019.
  19. ^ “Island Games 2015: Who will be next to follow these stars?”. BBC. 26 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  20. ^ Moore 2012, tr. 47.
  21. ^ Moore 2012, tr. 43.
  22. ^ “British success in men's madison”. BBC Sport. BBC. 28 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2012.
  23. ^ “2005 European Track Championships”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2019.
  24. ^ “Mark Cavendish: Rider Profile”. Cycling Weekly. 1 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  25. ^ “Meeting the Manx Missile – Mark Cavendish MBE”. 13 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2019.
  26. ^ “Gold medallist supports velodrome”. BBC Sport. BBC. 23 tháng 12 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2007.
  27. ^ Sawford, Mal (19 tháng 3 năm 2011). “2006 Commonwealth Games”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  28. ^ “Mark Cavendish”. procyclingstats.com. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2019.
  29. ^ “Grote Scheldeprijs – Vlaanderen – 2007”. The-Sports.org. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  30. ^ Fotheringham, William (10 tháng 5 năm 2007). “Cavendish steals limelight from fellow Briton Wiggins”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2014.
  31. ^ Fotheringham, William (11 tháng 5 năm 2007). “Cavendish proves his pedigree in stage win”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2014.
  32. ^ Cavendish, Mark (16 tháng 7 năm 2007). “My race is over. I was trying to do things I am physically incapable of”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2007.
  33. ^ Atkins, Ben; Stokes, Shane (29 tháng 3 năm 2008). “Wiggins and Cavendish get the High Road over the Germans”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2012.
  34. ^ a b c d e f “Mark Cavendish”. Cycling Archives. de Wielersite. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
  35. ^ “Cavendish out of Tour de France”. BBC Sport. BBC. 20 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009.
  36. ^ “Cavendish out of Tour de France”. BBC. 20 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.
  37. ^ Fotheringham, Alasdair (20 tháng 8 năm 2008). “Wiggins and Cav' miss out on Olympic Madison”. Cycling Weekly.
  38. ^ Caroe, Charlie (30 tháng 9 năm 2008). “Bradley Wiggins hasn't spoken to Mark Cavendish since Beijing Olympics”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  39. ^ Chadband, Ian (23 tháng 7 năm 2012). “Bradley Wiggins and Mark Cavendish fired up to banish their Beijing heartache”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2012.
  40. ^ Fotheringham, Alasdair (29 tháng 8 năm 2008). “Three in a row for Cav in Ireland”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2011.
  41. ^ “Cavendish wins Romandie prologue”. BBC Sport. BBC. 29 tháng 4 năm 2008.
  42. ^ Gallagher, Brendan (3 tháng 7 năm 2009). “Tour de France 2009: Mark Cavendish aims to challenge Tom Boonen for points title”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  43. ^ “California double for Cavendish”. BBC Sport. BBC. 20 tháng 2 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  44. ^ “Cavendish captures green jersey”. BBC Sport. BBC. 23 tháng 2 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  45. ^ “Cavendish named in GB track team”. BBC Sport. BBC. 23 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2009.
  46. ^ “Cavendish takes Italian stage win”. BBC Sport. BBC. 17 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2009.
  47. ^ Haake, Bjorn; Westemeyer, Susan; Brown, Gregor (21 tháng 3 năm 2009). “Cavendish pips Haussler on the line”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2009.
  48. ^ Gallagher, Brendan (2 tháng 4 năm 2009). “Mark Cavendish and Bradley Wiggins win final two stages of Three Days of De Panne”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2016.
  49. ^ Lynch, Robin (9 tháng 5 năm 2009). “Mark Cavendish and Columbia take Giro d'Italia opener ahead of Garmin”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  50. ^ Eurosport (17 tháng 5 năm 2009). “Giro d'Italia – Cavendish wins farcical stage”. Yahoo! Sports. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  51. ^ Anthony Tan (10 tháng 5 năm 2009). "Lazy" Cavendish learns the hard way, but keeps maglia rosa. Cycling News. Future Publishing Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2009.
  52. ^ Anthony Tan (17 tháng 5 năm 2009). “Cavendish wins a stage left wanting”. Cycling News. Future Publishing Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2009.
  53. ^ Anthony Tan (20 tháng 5 năm 2009). “Cavendish "floats" to second sprint win”. Cycling News. Future Publishing Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2009.
  54. ^ Anthony Tan (22 tháng 5 năm 2009). “By far the fastest in Firenze: A hat-trick for Cav”. Cycling News. Future Publishing Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2009.
  55. ^ “Superb Cavendish triumphs again”. BBC Sport. BBC. 6 tháng 7 năm 2009.
  56. ^ “Cavendish takes Irish stage win”. BBC Sport. BBC. 22 tháng 8 năm 2009.
  57. ^ a b “Cavendish earns landmark victory”. BBC Sport. BBC. 8 tháng 9 năm 2009.
  58. ^ “Sick Cavendish ends Missouri bid”. BBC Sport. BBC. 11 tháng 9 năm 2009.
  59. ^ “Cavendish withdraws from Worlds”. BBC Sport. BBC. 23 tháng 9 năm 2009.
  60. ^ Moore, Richard (19 tháng 2 năm 2010). “Mark Cavendish prepares to play catch up at the Vuelta a Andalucía”. The Guardian.
  61. ^ “Cyclist Mark Cavendish starts 2010 season in Spain”. BBC. 17 tháng 2 năm 2010.
  62. ^ “Result”. Milan San Remo. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2011.
  63. ^ Moore, Richard (20 tháng 3 năm 2010). “Mark Cavendish beaten by Oscar Freire in Milan-San Remo race”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  64. ^ “Cavendish reveals the pain of his dental problems”. cyclingnews.com. 26 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  65. ^ MacMichael, Simon (22 tháng 12 năm 2009). “Cavendish targets Tour de France green jersey and World Championship gold in 2010”. road.cc.
  66. ^ Benson, Daniel (5 tháng 4 năm 2010). “Cavendish tested in Flanders debut”. cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2011.
  67. ^ “Catalunya stage win for Cavendish”. BBC Sport. BBC. 23 tháng 3 năm 2010.
  68. ^ Moore, Richard (30 tháng 4 năm 2010). “Mark Cavendish pulled from Tour de Romandie after obscene gesture”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2016.
  69. ^ Ford, Bonnie D (17 tháng 5 năm 2010). “It's a sprint, it's a finish, it's Cavendish”. ESPN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  70. ^ “Mark Cavendish pulls out of Tour of Switzerland”. BBC Sport. BBC. 17 tháng 6 năm 2010.
  71. ^ Murray, Alex (4 tháng 7 năm 2010). “Tour de France Stage One as it happened”. BBC Sport. BBC.
  72. ^ Lewis, Tim (4 tháng 7 năm 2010). “Mark Cavendish at heart of crash controversy”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2016.
  73. ^ Brown, Gregor (4 tháng 7 năm 2010). “Cavendish jeered by Sky fans following rough Tour finish”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  74. ^ “Alberto Contador seals third Tour de France victory”. BBC Sport. BBC. 25 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2010.
  75. ^ “2010 Tour de France Standings”. Tour de France. Amaury Sport Organisation. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2011.
  76. ^ Gallagher, Brendan (19 tháng 9 năm 2010). “Mark Cavendish wins points jersey as Vincenzo Nibali takes overall”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2011.
  77. ^ Bacon, Ellis (20 tháng 2 năm 2011). “Cavendish takes final Tour of Oman stage; Gesink wins overall”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2011.
  78. ^ “Mark Cavendish wins Scheldeprijs Classic for third time”. BBC Sport. BBC. 6 tháng 4 năm 2011.
  79. ^ “Johan van Summeren wins Paris-Roubaix Classic”. BBC Sport. BBC. 10 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  80. ^ Gallagher, Brendan (17 tháng 5 năm 2011). “Mark Cavendish sprints to stage ten victory while Alberto Contador retains overall lead”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  81. ^ “Mark Cavendish quits 2011 Giro d'Italia after win”. BBC Sport. BBC. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  82. ^ “Manx cyclist Mark Cavendish honoured by Queen”. BBC Sport. BBC. 11 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  83. ^ Alleyne, Richard (11 tháng 6 năm 2011). “Honours awards for a sporting line-up”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2011.
  84. ^ “Tour de France 2011: Mark Cavendish wins fifth stage”. BBC Sport. BBC. 6 tháng 7 năm 2011.
  85. ^ “Tour de France: Wiggins crashes out, Cavendish wins stage”. BBC Sport. BBC. 9 tháng 7 năm 2011.
  86. ^ Kröner, Hedwig (21 tháng 7 năm 2011). “Cavendish loses 20 points on Tour de France queen stage”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  87. ^ “Mark Cavendish wins historic green jersey”. BBC Sport. BBC. 24 tháng 7 năm 2011.
  88. ^ “Mark Cavendish's cycling team HTC-Highroad set to fold”. BBC Sport. BBC. 4 tháng 8 năm 2011.
  89. ^ “Mark Cavendish decided on team for 2012”. BBC Sport. BBC. 2 tháng 8 năm 2011.
  90. ^ Wynn, Nigel (23 tháng 8 năm 2011). “Cavendish abandons Vuelta a España”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  91. ^ Bull, Nick (5 tháng 9 năm 2011). “Cavendish confirmed for the Tour of Britain”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  92. ^ “Britain's Mark Cavendish wins stage one for HTC Highroad”. BBC Sport. BBC. 11 tháng 9 năm 2011.
  93. ^ Wynn, Nigel (18 tháng 9 năm 2011). “Boom wins Tour of Britain overall as Cavendish takes final stage”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  94. ^ Williams, Ollie (25 tháng 9 năm 2011). “Mark Cavendish and Britain win road race title”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2011.
  95. ^ Gladstone, Hugh (25 tháng 9 năm 2011). “Mark Cavendish wins World Road Race Championship”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  96. ^ “Sports Personality of the Year 2011: Mark Cavendish wins BBC award”. BBC Sport. BBC. 22 tháng 12 năm 2011.
  97. ^ “Mark Cavendish claims first Team Sky win at Tour of Qatar”. BBC Sport. BBC. 7 tháng 2 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2012.
  98. ^ “Mark Cavendish wins fifth stage of the Tour of Qatar for Team Sky”. BBC Sport. BBC. 9 tháng 2 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2012.
  99. ^ “Mark Cavendish crashes as Tom Boonen wins Tour of Qatar”. BBC Sport. BBC. 10 tháng 2 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  100. ^ Turner, Jonathan (26 tháng 2 năm 2012). “Cav the hero in Kuurne”. Đội Sky. BSkyB. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2012.
  101. ^ McGrath, Andy (18 tháng 3 năm 2012). “Cavendish's dire day at Milan-San Remo”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2012.
  102. ^ “66th Tour de Romandie (WT)”. procyclingstats.com. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  103. ^ “Mark Cavendish wins stage five in sprint finish”. BBC Sport. BBC. 10 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  104. ^ McGrath, Andy (18 tháng 5 năm 2012). “Cavendish makes it three at the Giro”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2012.
  105. ^ “Cavendish wins Ster ZLM Toer overall”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.
  106. ^ “Mark Cavendish powers to 21st Tour stage win”. BBC Sport. BBC. 2 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  107. ^ “Tour de France 2012: Mark Cavendish crashes in stage four – video highlights”. The Guardian. 4 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  108. ^ “Bradley Wiggins wins Tour de France title”. BBC Sport. BBC. 22 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  109. ^ “Mark Cavendish's Olympic bid fails as Alexandre Vinokourov wins gold”. BBC Sport. BBC. 28 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  110. ^ Glendenning, Barry (28 tháng 7 năm 2012). “Olympics road race: men's cycling – as it happened”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  111. ^ Benson, Daniel (28 tháng 7 năm 2012). “Vinokourov wins Olympic gold medal”. cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  112. ^ “Jonathan Tiernan-Locke wins race”. BBC Sport. BBC. 16 tháng 9 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2012.
  113. ^ “Team Sky rider Mark Cavendish to join Omega Pharma-Quick Step”. BBC Sport. BBC. 18 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2012.
  114. ^ Benson, Daniel (21 tháng 1 năm 2013). “Cavendish wins opening stage at Tour de San Luis”. Cyclingnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  115. ^ Ryan, Barry (8 tháng 2 năm 2013). “Tour of Qatar: Cavendish wins final stage and overall”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2013.
  116. ^ Scott-Elliot, Robin (28 tháng 3 năm 2013). “Mark Cavendish takes stage in Three Days of De Panne”. The Independent. Independent Print. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  117. ^ Decaluwé, Brecht (3 tháng 4 năm 2013). “Kittel sprints to win Scheldeprijs”. Cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  118. ^ Wynn, Nigel (6 tháng 5 năm 2013). “Mark Cavendish wins Giro d'Italia opener in Naples”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  119. ^ Wynn, Nigel; Birnie, Lionel (9 tháng 5 năm 2013). “Mark Cavendish is Britain's best ever cyclist”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  120. ^ “Mark Cavendish wins Giro d'Italia stage but Wiggins struggles”. BBC Sport. BBC. 16 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  121. ^ “Giro d'Italia 2013: stage 13 – as it happened”. The Guardian. 17 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  122. ^ Andrew Hood (26 tháng 5 năm 2013). “Mark Cavendish caps stellar 2013 Giro d'Italia with 5th stage win, points jersey”. VeloNews. Competitor Group, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  123. ^ “Mark Cavendish wins first road race title in Glasgow”. BBC Sport. BBC. 23 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  124. ^ Ingle, Sean (4 tháng 7 năm 2013). “Mark Cavendish claims Tour de France stage five victory in Marseille”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  125. ^ Matt Slater (10 tháng 7 năm 2013). “Tour de France: Mark Cavendish has urine thrown at him”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  126. ^ William Fotheringham (10 tháng 7 năm 2013). “Mark Cavendish sprayed with urine during Tour de France time trial”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  127. ^ “Mark Cavendish sprints to 25th stage win”. BBC Sport. BBC. 12 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2013.
  128. ^ Wynn, Nigel (4 tháng 8 năm 2013). “Mark Cavendish wins final stage of Tour of Denmark”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  129. ^ “Tour of Britain: Bradley Wiggins seals title as Cavendish wins stage”. BBC. 22 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  130. ^ “TUR 2014 – Sonuçlar”. tourofturkey.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2014.
  131. ^ “Cavendish suffers separated shoulder, will apologise to Gerrans for causing crash”. Cyclingtips.com.au. 6 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2014.
  132. ^ “Mark Cavendish out of the Tour de France”. Cycling News. 6 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  133. ^ “Mark Cavendish is to make his return from injury by riding in the Tour de l'Ain next week”. Pulse.ng. 2014 Pulse.ng. 6 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2014.
  134. ^ “Mark Cavendish wins again in Tour de Poitou-Charentes stage two”. The Guardian. 2014 Guardian News and Media Limited. 27 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2014.
  135. ^ Cary, Tom (4 tháng 2 năm 2015). “Mark Cavendish wins stage one of Tour of Dubai, and is 'super happy' with his form”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  136. ^ “Gent, Six Days 2014”. Cycling Archives. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  137. ^ “Zürich, Six Days 2014”. Cycling Archives. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  138. ^ “Mark Cavendish: Final-stage win secures Tour of Dubai victory”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  139. ^ “Mark Cavendish: Almeria Classic victory is fifth win of 2015”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  140. ^ “Cavendish sprints to Kuurne-Brussel-Kuurne win”. cyclingnews.com. 1 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  141. ^ Stuart Clarke (12 tháng 3 năm 2015). “Debusschere wins Tirreno-Adriatico stage two as Cavendish caught up in crash”. Cycling Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  142. ^ “Tour of Turkey: Mark Cavendish wins sprinter's jersey”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  143. ^ “Tour of California: Peter Sagan wins by three seconds overall”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
  144. ^ “Sagan wins a second Suisse stage, Pinot keeps yellow jersey”. VeloNews. Competitor Group, Inc. 18 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  145. ^ Glendenning, Barry (10 tháng 7 năm 2015). “Mark Cavendish sprints to victory on stage seven of the Tour de France”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2016.
  146. ^ Fotheringham, Alasdair (10 tháng 7 năm 2015). “Tour de France 2015: Mark Cavendish's stunning sprint stops the rot as Chris Froome reclaims yellow”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2019.
  147. ^ “Sir Bradley Wiggins & Mark Cavendish win madison for GB”. BBC Sport. BBC. 16 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2016.
  148. ^ O'Shea, Sadhbh (29 tháng 9 năm 2015). “Mark Cavendish joins Team Dimension Data for 2016”. Cyclingnews.com. Immediate Media Company. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  149. ^ “Mark Cavendish wins opening stage in Tour of Qatar”. BBC. 8 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  150. ^ “Mark Cavendish wins Tour of Qatar for the second time”. BBC. 12 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  151. ^ Hurcom, Sophie. “Cavendish not 'disheartened' by sixth in the omnium at Track Worlds”. cyclingweekly.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.
  152. ^ Lewis, Aimee (6 tháng 3 năm 2016). “Sir Bradley Wiggins, Mark Cavendish and Laura Trott win world titles”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2016.
  153. ^ “Mark Cavendish takes Tour of Croatia lead by winning stage two”. Sky Sports. Sky plc. 20 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2016.
  154. ^ “Tour de France: Peter Sagan wins stage two to take yellow jersey”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016.
  155. ^ France, Source: Tour de (4 tháng 7 năm 2016). “Tour de France 2016 day three: Mark Cavendish wins stage”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  156. ^ “Tour de France: Mark Cavendish claims 28th stage win in photo finish”. BBC Sport. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  157. ^ Benson, Daniel (16 tháng 7 năm 2016). “Tour de France: Cavendish wins stage 14 in Villars-les-Dombes”. cyclingnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  158. ^ O'Shea, Sadhbh (19 tháng 7 năm 2016). “Mark Cavendish leaves Tour de France to focus on Olympic Games”. Cyclingnews.com. Immediate Media Company. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  159. ^ “Rio Olympics 2016: Mark Cavendish wins silver medal in men's omnium”. BBC. 16 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2018.
  160. ^ Elton-Walters, Jack (30 tháng 10 năm 2016). “London Six Day: Defending champions snatch last gasp victory from Cavendish and Wiggins”. cyclingweekly.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2017.
  161. ^ “Gent Six Day: Wiggins and Cavendish claim overall in thrilling Madison finale”. cyclingnews.com. 20 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2019.
  162. ^ Charles, Andrews. “Mark Cavendish happy with form despite not managing Dubai Tour stage win”. Sky Sports. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  163. ^ “Mark Cavendish remporte la première étape du Tour d'Abu Dhabi au sprint” (bằng tiếng Pháp). L'Equipe. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  164. ^ “Mark Cavendish Diagnosed with Epstein–Barr virus”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.
  165. ^ Fotheringham, William. “Mark Cavendish out of Tour and Peter Sagan disqualified after horror crash”. The Guardian. Guardian News and Media Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  166. ^ “Tour de France 2017: Peter Sagan appeals against disqualification over Mark Cavendish crash”. BBC. 4 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2019.
  167. ^ “Peter Sagan Falls Victim to the Black Box of European Sport Governance”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019.
  168. ^ Robertshaw, Henry (10 tháng 9 năm 2019). “Peter Sagan disqualified from Tour de France”. Cycling Weekly. Time Inc. UK. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  169. ^ Nigel Wynn (9 tháng 3 năm 2017). “Mark Cavendish to ride 2017 Six Day London”. Cycling Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  170. ^ “Mark Cavendish and Peter Kennaugh team up for Six Day London event”. BBC. 24 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2018.
  171. ^ “Six Day London: Mark Cavendish and Peter Kennaugh win madison event”. BBC. 27 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2018.
  172. ^ “Mark Cavendish continues busy February with Abu Dhabi Tour”. cyclingnews.com. 20 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2018.
  173. ^ Ryan, Barry (21 tháng 2 năm 2018). “Cavendish crashes out of Abu Dhabi Tour”. cyclingnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2018.
  174. ^ Vyas, Hardik (8 tháng 3 năm 2018). “Cavendish suffers fractured rib in crash at Tirreno-Adriatico”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  175. ^ “Mark Cavendish fractures rib after heavy crash in Milan-San Remo”. BBC. 17 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  176. ^ Pretot, Julien; Davis, Toby (18 tháng 7 năm 2018). “Cycling: Cavendish Out of Tour De France After Failing to Make Time Cut”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2018.
  177. ^ “European Championships: Mark Cavendish withdraws from GB road team”. BBC. 9 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  178. ^ “British Cycling has today confirmed that Mark Cavendish has been advised by his medical team to withdraw from the Glasgow 2018 European Championships”. britishcycling.org.uk. 9 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  179. ^ “Mark Cavendish says it's 'nice to be back in the mix' after race return”. BBC. 29 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2019.
  180. ^ “Team Dimension Data”. letour.fr. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  181. ^ Cary, Tom (2 tháng 7 năm 2019). “Mark Cavendish not selected by Dimension Data for the Tour de France”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2019.
  182. ^ “Tour de France 2019: Mark Cavendish 'heartbroken' by omission”. BBC. 2 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  183. ^ “Late crash knocks Mark Cavendish from Tour de Pologne sprint”. cyclingnews.com. 3 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  184. ^ Tour de Pologne 2019 – Mark Cavendish Crash. 3 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  185. ^ “Late crash knocks Mark Cavendish from Tour de Pologne sprint”. cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  186. ^ Fotheringham, Alasdair. “Cavendish quits Tour de Pologne for European Road Race Championships”. cyclingnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2019.
  187. ^ “4th European Continental Championships – Road Race (CC)”. procyclingstats.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2019.
  188. ^ “Mark Cavendish joins Team Bahrain Merida for 2020 season”. BBC. 25 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  189. ^ Gray, James (26 tháng 10 năm 2019). “Brits close in on Six Day glory”. eurosport.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2019.
  190. ^ “SIX DAY LONDON RESULTS”. sixday.com. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2019.
  191. ^ “Mark Cavendish's chances of competing in Tokyo 2020 Olympics recede following World Cup omission”. cyclingnews.com. 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  192. ^ “Mark Cavendish's Olympic dreams over after missing out on Track Worlds”. cyclingnews.com. 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  193. ^ Fletcher, Patrick (13 tháng 2 năm 2020). “Mark Cavendish's Tour de France spot depends on WorldTour victories, Ellingworth suggests”. cyclingnews.com. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  194. ^ “Mark Cavendish: I'm not ready for the Tour de France”. cyclingnews.com. 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  195. ^ “Cavendish returns to Quick Step for 2021”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  196. ^ “Cavendish secures first win since 2018”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  197. ^ Warwick, Matt (13 tháng 4 năm 2021). “Mark Cavendish takes second stage win in Turkey”. BBC Sport. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  198. ^ Ostanek, Daniel (14 tháng 4 năm 2021). “Tour of Turkey: Mark Cavendish wins stage 4 after huge crash in sprint finish”. Cycling News. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2021.
  199. ^ CyclingNews (18 tháng 4 năm 2021). “Mark Cavendish wins final stage of Tour of Turkey”. Cycling News. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  200. ^ June 2021, Daniel Benson 21. “Mark Cavendish in for Sam Bennett as Deceuninck-QuickStep alter Tour de France team”. cyclingnews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  201. ^ Whittle, Jeremy (9 tháng 7 năm 2021). “Mark Cavendish cements comeback with emotional win at Tour de France”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2021.
  202. ^ Long, Jonny (27 tháng 11 năm 2021). “Ghent Six crash 'ripped a hole in my lung behind my heart', reveals Mark Cavendish”. Cycling Weekly. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
  203. ^ “Mark Cavendish extends with Quick-Step Alpha Vinyl”. VeloNews.com. 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  204. ^ Magee, Will (15 tháng 2 năm 2022). “Mark Cavendish was left fuming at the finish line as Fernando Gaviria won Stage 6 of the Tour of Oman”. Eurosport. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  205. ^ “Standings”. THE UAE TOUR. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2022.
  206. ^ “Cavendish just keeps on going”. MILANO TORINO. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2022.
  207. ^ “Chặng 3 Giro d'Italia 2022, chiến thắng gọi tên Mark Cavendish, Áo hồng vẫn thuộc về Mathieu van der Poel”. Duaxedap. 9 tháng 5 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.

Bibliography

sửa

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Deceuninck–Quick-Step riders