Margaret Wemyss, Bá tước thứ 3 xứ Wemyss

Margaret Wemyss, Bá tước thứ 3 xứ WemyssBá tước phu nhân xứ Cromarty (1 tháng 1 năm 1659 – 11 tháng 3 năm 1705) là một quý tộc người Scotland.


Nữ Bá tước xứ Wemyss
Bá tước xứ Wemyss
Tại vịTháng 7 năm 1679 – 11 tháng 3 năm 1705
(25 năm)
Tiền nhiệmDavid Wemyss
Kế nhiệmDavid Wemyss
Bá tước phu nhân xứ Cromatie
Tại vị1 tháng 1 năm 1703 – 11 tháng 3 năm 1705
(2 năm, 69 ngày)
Tiền nhiệmBá tước phu nhân đầu tiên
Kế nhiệmElizabeth Gordon
Thông tin chung
Tên đầy đủ
Marggaret Wemyss
Các tước hiệu khác
  • Lãnh chúa Elcho
  • Lãnh chúa Methil
  • Lãnh chúa phu nhân Burntisland
  • Tử tước phu nhân xứ Tarbat
  • Tòng Nam tước phu nhân
Sinh(1659-01-01)1 tháng 1 năm 1659
Vương quốc Scotland
Mất11 tháng 3 năm 1705(1705-03-11) (46 tuổi)
Gia tộcNhà Wemyss
Nhà Mackenzie (hôn nhân thứ 2)
Phối ngẫu
Hậu duệ
ChaDavid Wemyss, Bá tước thứ 2 xứ Wemyss
MẹMargaret Leslie
Phù hiệu áo giáp
Phù hiệu của Gia tộc Wemyss

Thân thế

sửa

Margaret Wemyss sinh ngày 1 tháng 1 năm 1659, là con gái út của David Wemyss, Bá tước thứ 2 xứ WemyssMargaret Leslie, con gái của John Leslie, Bá tước thứ 6 xứ Rothes và Anne Erskine.[1][2][3] Margaret là con út trong mười sáu người con của David Wemyss; Margaret và chị gái cùng cha khác mẹ Jean Wemyss, Bá tước phu nhân xứ Sutherland (con gái bởi người vợ đầu là Anna Balfour), là những người duy nhất không mất khi còn trẻ và có con cái.[4] Thông qua người mẹ cùng tên, Margaret là em gái của hai nữ thừa kế giàu có là Mary Scott, Bá tước thứ 3 xứ BuccleuchAnna Scott, Công tước thứ 1 xứ Buccleuch.[2]

Nữ thừa kế đặc biệt

sửa

Khi Margaret được 13 tuổi, David Wemyss, Bá tước thứ 2 xứ Wemyss gặp phải khó khăn về tài chính, đồng thời nam thừa kế mà ngài Bá tước luôn kỳ vọng là David Wemyss, Lãnh chúa Echo đã qua đời. Trước hoàn cảnh này, David nhận được lời đề nghị hỗ trợ tài chính từ một người họ hàng là Đại tướng Sir James Wemyss xứ Caskieberry, đổi lại con trai của Sir James Wemyss xứ Caskieberry là James Wemyss sẽ kết hôn với con gái út của Bá tước xứ Wemyss là Margaret và tước hiệu Bá tước xứ Wemyss phải được thừa kế bởi Margaret.[5]

Ngày 25 tháng 12 năm 1671, thỏa thuận hôn nhân được ký kết. Theo đó, một khi cuộc hôn nhân thành sự, Đại tướng James Wemyss xứ Caskieberry phải trả cho Bá tước David số tiền 200.000 đồng merk Scotland, và David sẽ phải cho Margaret và con trai của Đại tướng là James Wemyss làm người kế vị tước hiệu của mình, kế theo đó là nam duệ của cả hai, sau đó là các nữ duệ từ cuộc hôn nhân của hai người, sau đó là người thừa kế từ cuộc hôn nhân tiếp theo của Margaret hoặc James nếu một trong hai qua đời và cả hai không có con chung, sau đó là nam duệ của James Wemyss xứ Balfrag và Anna Aytoun. Ngoài ra nếu người thừa kế tước vị sau Margaret la nữ duệ thì chồng của nữ thừa kế phải đổi sang họ vợ và nếu như sau này David có con trai thì có thể chuộc lại tước hiệu và lãnh địa.[6]

Cũng trong năm 1671, David Wemyss, Bá tước thứ 2 xứ Wemyss đã từ bỏ tước hiệu của mình về Vương quyền và nhận được một sắc lệnh ban tước mới, trong đó quy định rằng tước hiệu sẽ được kế thừa trước tiên bởi nam duệ hợp pháp của ngài Bá tước, nếu không có nam duệ thì tước hiệu sẽ được thừa kế bởi con gái út Margaret Wemyss rồi đến nam duệ hoặc nữ duệ của Margaret.[7] Năm 1673, một năm sau đám cưới của con gái, Bá tước lại từ bỏ tước hiệu của mình cho Vương quyền, nhận được sắc lệnh ban tước mới trong đó tước hiệu sẽ được kế thừa bởi con gái út Margaret Wemyss và nếu sau này Bá tước có con trai thì sẽ được chuộc lại tước hiệu, thể theo thỏa thuận hôn nhân trước đó.[7]

Kết hôn

sửa

Ngày 28 tháng 3 năm 1672 ở tuổi 13, Margaret kết hôn với em họ là James Weymss xứ Caskieberry[a] tại Nhà thờ Wemyss ở Wemyss.[8] Nhờ ảnh hưởng của chị gái cùng mẹ khác cha của Margaret là Anna Scott, Công tước thứ 1 xứ Buccleuch, James Wemyss được phong tước hiệu quý tộc trọn đời là Lãnh chúa Burntisland[b] vào ngày 18 tháng 4 năm 1672.[9][7] Sau khi kết hôn, hai vợ chồng sống tại Wemyss cùng với cha mẹ Margaret và có một đời sống hôn nhân hạnh phúc.[10] Trong cuộc hôn nhân đầu tiên, Margaret và James Weymss, Lãnh chúa Burntisland có năm người con, hai con trai và năm con gái:[11][9]

Nữ Bá tước xứ Wemyss

sửa

Kế thừa tước vị

sửa

Tháng 7 năm 1679, Bá tước David qua đời và Margaret trở thành tân Bá tước xứ Wemyss. Một loạt các thủ tục sau đó được tiến hành để xin Quốc vương Charles II của Anh cho phép chồng của Margaret, Lãnh chúa Burntisland được hưởng địa vị ngang hàng với vợ. Thế nhưng, tiến trình này trở nên không còn cần thiết vì Lãnh chúa Burntisland qua đời vào tháng 12 năm 1682, khi Margaret được 23 tuổi, cùng khoảng thời gian Nữ Bá tước hạ sinh người con thứ năm. Nữ Bá tước là người thi hành di chúc của cả cha lẫn chồng quá cố.[12]

Margaret Leslie, mẹ của Nữ Bá tước, đã nhiều lần thực hiện chuyển giao nội thất và trang sức cho con gái cũng như thường xuyên chuyển một phần tiền từ thu nhập hằng năm của mình từ lãnh địa cho con gái. Khi Bà Bá tước quả phụ qua đời vào tháng 2 năm 1688, Nữ Bá tước là người thừa kế duy nhất và là người thi hành di chúc của mẹ.[13]

Xảy ra tranh chấp

sửa

Dù được thừa kế tước vị, nhưng vì là con gái út nên quyền thừa kế của Margaret bị tranh chấp. Theo lẽ thông thường, nếu không có con trai thì tước vị của gia đình sẽ thuộc về con gái lớn thế nhưng "do hoàn cảnh đặc biệt" nên Margaret được ưu tiên hơn chị gái Jean trong việc kế thừa tước hiệu của cha. Năm 1681, Jean Wemyss đã đệ đơn lên Hội đồng Cơ mật Scotland nhưng bị buộc phải rời khỏi quốc gia vì quan điểm tôn giáo không phù hợp. Thế nhưng năm 1693, Jean tái kiến nghị lên Quốc hội Scotland. Sau cùng, Margaret chiếm ưu thế và chính thức được kế thừa tước vị của gia đình.[14] Sau này, năm 1704, hai chị em được ghi nhận có có mối quan hệ tốt đẹp và thậm chí hậu duệ của hai chị em sau này còn kết hôn với nhau.[15]

Những năm sau đó

sửa

Sau khi chồng qua đời được 2 năm, Nữ Bá tước bắt đầu tính toán cho các con. Con gái đầu lòng của Margaret, Anna Wemyss, được cấp cho tờ trái phiếu trị giá 30.000 đồng merk, trong khi đó hai người con gái Margaret Wemyss và Catherine Wemyss được cấp cho tờ trái phiếu trị giá 25.000 đồng merk. Ngoài ra các cô con gái cũng được lo liệu về việc nuôi dưỡng và giáo dục sao cho chi phí không vượt quá lãi suất hằng năm tương ứng với trái phiếu được cho. Vì con trai út đã qua đời nên con trai cả David được cấp cho mức trái phiếu lên đến gần 60.000 đồng Scot từ ông ngoại, nhưng được chi trả bởi mẹ. Margaret cũng yêu cầu hai con gái lớn, vì người con gái út đã qua đời, rằng nếu David qua đời và Nữ Bá tước từ cuộc hôn nhân tiếp theo, hai chị em phải từ bỏ quyền thừa kế.[15]

Khi con gái lớn của Nữ Bá tước, Anna Wemyss gần 16 tuổi, Charles Carnegie, Bá tước thứ 4 xứ Southesk đã ngỏ lời cầu hôn Anna và sẵn sàng không nhận khoản tiền nào dù Anna đã đính hôn với David Leslie, Bá tước thứ 3 xứ Leven. Nữ Bá tước đã từ chối lời cầu hôn của Bá tước xứ Southesk và khuyên Bá tước tìm kiếm lựa chọn khác. Bản thân Margaret cũng không muốn gả con quá sớm. Tuy nhiên Charles Carnegie tuyên bố bản thân sẵn sàng chờ đợi để được kết hôn với Anna. Chính Anna cũng hài lòng với Bá tước xứ Southsek và ngỏ ý với mẹ xin lời khuyên từ bạn bè. Vì thế, Nữ Bá tước đã hỏi ý của George Melville, Bá tước thứ 1 xứ Melville, một người bạn và là anh rể của Margaret cũng như là cha của Bá tước xứ Leven.[c] George Melville đã tỏ ý không hài lòng với Bá tước xứ Caregie và sau này Bá tước xứ Leven đã chinh phục được Anna và cả hai kết hôn vào năm 1691.[16] Theo một phần của thỏa thuận hôn nhân, nếu Anna kế vị tước vị Bá tước từ mẹ thì người kế vị tiếp theo của tước hiệu Bá tước xứ Wemyss không được kế vị tước hiệu Bá tước xứ Leven.[17]

Vài năm sau đó, Margaret đến Bath, sau đó là Luân Đôn cùng các con. Tại Luân Đôn, Nữ Bá tước dành thời gian với chị gái Anna Scott, Công tước thứ 1 xứ Buccleuch và có khoảng thời gian tốt đẹp. Trước khi rời Luân Đôn, Nữ Bá tước lập di chúc trong đó con trai David sẽ là người thi hành và là người chịu trách nhiệm cho hôn nhân của chị gái Margaret Wemyss.[18]

Margaret Wemyss, con gái thứ của Nữ bá tước, được tán tỉnh bởi David Carnegie, Bá tước thứ 4 xứ Northesk và cả hai kết hôn vào năm 1697. Nữ Bá tước đã cho con gái của hồi môn trị giá 40.000 đồng merk, sau đó cho Margaret thêm một trái phiếu trong đó nếu người chị cả Anna trở thành Nữ Bá tước xứ Wemyss, Margaret sẽ được 20.000 đồng merk vào của hồi môn.[19] Cùng năm đó, Nữ Bá tước cũng dan xếp cho con trai cả David kết hôn với Anna Douglas, con gái của William Douglas, Công tước thứ 1 xứ Queensberry.[20]

Tái hôn

sửa

Sau này khi đã lo liệu xong hôn nhân của các con, Margaret bắt đầu để ý cho tình trạng hôn nhân của chính mình. George Mackenzie, Tử tước thứ 1 xứ Tarbat (sau này được phong Bá tước xứ Cromartie vào ngày 1 tháng 1 năm 1703) là một trong những người theo đuổi Margaret. Cả hai vốn là bạn cũ, thường trao đổi thư từ với nhau và dần phát triển tình cảm với nhau. Margaret đã hỏi ý kiến từ George Melville, Bá tước thứ 1 xứ Melville về việc tái hôn với Tử tước. Sau cùng cả hai tiến đến hôn nhân vào ngày 11 tháng 4 năm 1700.[d] Lúc bấy giờ chú rể đã tầm 70 và cô dâu đã độ 40 tuổi, cả hai đã trở thành ông bà, cuộc hôn nhân của hai người rất được người thân và bạn bè ủng hộ. Trong cuộc hôn nhân thứ hai, hai vợ chồng không có hậu duệ.[9][22][23][24] Trong cả hai cuộc hôn nhân, Margaret có đời sống rất hạnh phúc với chồng.[4]

Qua đời

sửa

Margaret qua đời vào ngày 11 tháng 3 năm 1705 và tước vị của Margaret được thừa kế bởi con trai David.[e][26] Lúc sinh thời, Margaret là một tín hữu Cơ Đốc lỗi lạc, được gia đình và bạn bè yêu quý, những lá thư Nữ Bá tước viết cho con gái và con rể thể hiện được tình cảm và sự dịu dàng ở Margret. Không thể nguôi ngoai trước cái chết của vợ, Bá tước xứ Cromatie đã viết dòng văn tưởng niệm bằng nhiều dạng ngôn ngữ cổ khác nhau để tưởng nhớ đến con người ngoan đạo và những phẩm chất cao quý của Margaret.[4]

Tổ tiên

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Con trai của Đại tướng Sir James Wemyss xứ Caskieberry.
  2. ^ Trong tiếng Anh là life peerage, tức là người được phong tước không thể truyền tước vị cho hậu duệ hay người khác sau khi qua đời.
  3. ^ George Melville, Bá tước thứ 1 xứ Melville là chồng của Katherine Leslie, con gái của Margaret Leslie từ cuộc hôn nhân đầu tiên.
  4. ^ Theo Fraser, cuộc hôn nhân được cử hành vào ngày 29 tháng 4 nam7 1700.[21]
  5. ^ Theo nguồn của Cokayne, Nữ Bá tước qua đời vào tháng 5 năm 1705.[25]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Cokayne 1889, tr. 46.
  2. ^ a b c Lee 1996, tr. xii–xiii.
  3. ^ Fraser 1888, tr. 293–296.
  4. ^ a b c Fraser 1888, tr. 297.
  5. ^ Fraser 1888, tr. 290, 298–302.
  6. ^ Fraser 1880, tr. 290.
  7. ^ a b c Fraser 1888, tr. 302.
  8. ^ Fraser 1888, tr. 290–291, 302.
  9. ^ a b c Paul 1904–1914, tr. 283.
  10. ^ Fraser 1888, tr. 297, 303.
  11. ^ Fraser 1888, tr. 323–324.
  12. ^ Fraser 1888, tr. 305.
  13. ^ Fraser 1888, tr. 306.
  14. ^ Fraser 1888, tr. 297–298, 306.
  15. ^ a b Fraser 1888, tr. 313.
  16. ^ Fraser 1888, tr. 314.
  17. ^ Fraser 1888, tr. 314–315.
  18. ^ Fraser 1888, tr. 315.
  19. ^ Fraser 1888, tr. 315–316.
  20. ^ Frser 1888, tr. 316.
  21. ^ Fraser 1888, tr. 318.
  22. ^ Cokayne 1889, tr. 427.
  23. ^ Paul 1904, tr. 75, 77.
  24. ^ Fraser 1888, tr. 316–317.
  25. ^ Cokayne 1898, tr. 86.
  26. ^ a b Cokayne 1898, tr. 85–86.
  27. ^ Cokayne 1890, tr. 271.
  28. ^ Cokayne 1895, tr. 434–435.
  29. ^ Cokayne 1887, tr. 231–235.
  30. ^ Fraser 1888, tr. 187, 190–191, 206, 232.

Nguồn tài liệu

sửa
Quý tộc Scotland
Tiền nhiệm:
David Wemyss
Bá tước xứ Wemyss
1679–1705
Kế nhiệm:
David Wemyss