Mỡ Phú Thọ

loài thực vật
(Đổi hướng từ Manglietia phuthoensis)

Mỡ Phú Thọ[6][7] hay giổi Chevalier[8] (danh pháp khoa học: Magnolia chevalieri ) là một loài thực vật có hoa trong họ Magnoliaceae. Loài này được James Edgar Dandy mô tả lần đầu năm 1930 với danh pháp Manglietia chevalieri. Gần đây với kết quả phân tích gen đã được Venkatachalam Sampath Kumar gộp lại vào chi Magnolia năm 2006 với danh pháp hiện tại[5]. Tên loài được đặt như vậy là để vinh danh nhà thực vật học người Pháp Auguste Chevalier (1873-1956).

Magnolia chevalieri
Cành lá non cây giổi Chevalier.
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Magnoliales
Họ (familia)Magnoliaceae
Chi (genus)Magnolia
Loài (species)M. chevalieri
Danh pháp hai phần
Magnolia chevalieri
(Dandy) V.S.Kumar, 2006[2]
Danh pháp đồng nghĩa[5]
  • Magnolia phuthoensis (Dandy ex Gagnep.) V.S. Kumar, 2006 nom. inval.
  • Manglietia chevalieri Dandy, 1930[3]
  • Manglietia phuthoensis Dandy ex Gagnep., 1938[4]

Tại Trung Quốc nó được gọi là mục nam mộc liên (睦南木莲),[9] và đây là nguồn gốc của tên gọi Southern Peace Lotus Tree trong IUCN.[1]

Mô tả

sửa

Cây gỗ nhỏ, cao tới 10 m. Thân cây có vỏ màu nâu xám nhạt. Các bộ phận non như búp lá, cành non, mặt dưới lá, cuống lá, và sẹo lá kèm có lông sát màu nâu xỉn đỏ nhạt. Cành non màu xanh lá cây. Sẹo lá kèm bán nguyệt đến nửa elíp, bằng 1/10-1/5 chiều dài cuống lá. Cuống lá dài 1,5–3 cm. Phiến lá có hình trứng ngược đến trứng ngược hẹp, dài 10–18 cm đôi khi dài tới 20 cm, rộng 3,5–5 cm đôi khi rộng tới 6,5 cm. Bề mặt lá chất liệu như da, mặt trên nhẵn, mặt dưới lá có 10-18 cặp gân phụ. Phiến lá có gốc (đuôi lá) hình nêm, đỉnh lá (đầu lá) nhọn đến có mũi. Hoa mọc ở đầu cành, tràng hoa có 9 cánh xếp thành 3 vòng; vòng ngoài cùng có 2 hoặc 3 cánh hoa hình thuôn-elíp, kích thước cánh hoa cao khoảng 7,5 cm và rộng khoảng 3 cm, dạng mỏng, mặt ngoài có màu hơi xanh; tràng hoa xếp ở 2 vòng trong cánh có màu trắng và hơi vàng nhạt, cánh hoa hình trứng ngược, nạc (dày hơn), gốc cánh dần dần vót nhọn và hình thành một vuốt dài; các cánh hoa vòng trong cùng nhỏ và hẹp hơn. Nhị hoa cao 6–9 mm; xếp sát nhau và hình thành một mũi chừng 1,5 mm. Bầu hình trụ, cao khoảng 1,7 cm, đường kính khoảng 1 cm; lá noãn hình trứng ngược hẹp, kích thước khoảng 6 mm, phần đỉnh lá noãn nhô ra có rãnh nông; có 8-10 noãn trên mỗi lá noãn, có cuống. Quả hình trứng đến elíp, kích thước quả có đường kính 4 cm và cao khoảng 5–9 cm. Cây cho hoa vào các tháng 2-4, cho quả vào các tháng 9-10.[9]

Phân bố

sửa

Bản địa Việt Nam (cũng được trồng rộng rãi ở phía bắc, gần với khu vực phân bố tự nhiên), bắc Lào và nam Trung Quốc (nam Vân Nam, cũng từng được trồng tại bắc Quảng Đông)[1][7][9]

Giá trị sử dụng

sửa

Được xếp vào nhóm cây trang trí, do có thời gian ra hoa dài nên cũng được trồng ở đường phố và vườn cây[1][9]. Ở Việt Nam gỗ được dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng[1].

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e Rivers M. C., Wheeler L. & Khela S. (2014). Magnolia chevalieri. The IUCN Red List of Threatened Species. 2014: e.T191506A1986335. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T191506A1986335.en. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ V. Sampath Kumar, 2006. New combinations and new names in Asian Magnoliaceae. Kew Bulletin 61(2): 183-186.
  3. ^ J. E. Dandy, 1930. New Magnolieae from China and Indo-China. Journal of Botany, British and Foreign 68: 204.
  4. ^ Manglietia phuthoensis. Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine. Tome premier 1(1): 36.
  5. ^ a b “The Plant List: Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar”.
  6. ^ Mai Đình, T. (2009). Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Mỡ Phú Thọ Magnolia phuthoensis (Doctoral dissertation, Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên).
  7. ^ a b Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam – An Illustrated Flora of Vietnam, 2003. Tập 1, Mục từ 926. Manglietia phuthoensis: 231. Nhà xuất bản Trẻ
  8. ^ Mục 1672, trang 69, Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000; Biên soạn bởi nhóm 30 tác giả đầu ngành phân loại thực vật Việt Nam thực hiện dự án của Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng dịch vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
  9. ^ a b c d Manglietia chevalieri. Flora of China (bằng tiếng Anh). tr. 50, 53, 57.

Liên kết ngoài

sửa