Mangan(II) chloride
Mangan(II) chloride là tên gọi chung của một loạt các hợp chất có công thức chung là MnCl2(H2O)x, trong đó giá trị của x có thể là 0, 2 hoặc 4. Tetrahydrat là dạng phổ biến nhất của mangan(II) chloride và có công thức là MnCl2·4H2O. Ngoài ra, dạng khan và dạng ngậm nước đihydrat MnCl2·2H2O cũng được biết đến. Giống như nhiều loại hợp chất của Mn2+, hợp chất muối này có màu hồng nhạt.[2]
Mangan(II) chloride | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Manganese(II) chloride Manganese dichloride (Mangan(II) chloride) |
Tên khác | Mangan đichloride Manganơ chloride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
ChEMBL | |
Số RTECS | OO9625000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | MnCl2 |
Khối lượng mol | 125,8434 g/mol (khan) 161,87396 g/mol (2 nước) 197,90452 g/mol (4 nước) |
Bề ngoài | chất rắn màu hồng (4 nước) |
Khối lượng riêng | 2,977 g/cm³ (khan) 2,27 g/cm³ (2 nước) 2,01 g/cm³ (4 nước) |
Điểm nóng chảy | 654 °C (927 K; 1.209 °F) (khan) 135 °C (275 °F; 408 K) (2 nước) 58 °C (136 °F; 331 K) (4 nước) |
Điểm sôi | 1.225 °C (1.498 K; 2.237 °F) (khan) |
Độ hòa tan trong nước | 63,4 g/100 mL (0 ℃) 73,9 g/100 mL (20 ℃) 88,5 g/100 mL (40 ℃) 123,8 g/100 mL (100 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Độ hòa tan | tan nhẹ trong pyridin, tan trong etanol không tan trong ete tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ |
MagSus | +14,350·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | CdCl2 |
Tọa độ | bát diện |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
Điểm bắt lửa | không bắt lửa |
LD50 | 1715 mg/kg (chuột, đường miệng)[1] |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Mangan(II) nitrat Mangan(II) bromide Mangan(II) cacbonat |
Cation khác | Mangan(III) chloride Tecneti(IV) chloride Rheni(III) chloride Rheni(IV) chloride Rheni(V) chloride Rheni(VI) chloride |
Hợp chất liên quan | Crom(II) chloride Sắt(II) chloride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaMangan(II) chloride được điều chế, tạo thành bằng cách cho mangan(IV) oxit tác dụng với dung dịch axit clohydric.
Phản ứng này đã từng được sử dụng để sản xuất clo. Bằng cách trung hòa một cách cẩn thận dung dịch thu được với MnCO3, người ta có thể loại bỏ các muối sắt kết tủa, là những tạp chất phổ biến thường lẫn với mangan(IV) oxit.[3]
Trong phòng thí nghiệm, mangan(II) chloride có thể được điều chế bằng cách xử lý kim loại mangan hoặc mangan(II) cacbonat tác dụng với axit clohydric:
Các ứng dụng
sửaMangan(II) chloride chủ yếu được sử dụng trong sản xuất pin khô. Nó là tiền chất của một phụ gia nhiên liệu xe máy là metylcyclopentadienyl mangan tricacbonyl.[3]
Thận trọng
sửaMangan, hoặc nhiễm độc mangan, có thể là do tiếp xúc lâu dài với bụi mangan hoặc khói.
Hợp chất khác
sửa- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như MnCl2·NH3 là chất rắn màu trắng đến hồng, MnCl2·2NH3 là chất rắn màu trắng[4], MnCl2·6NH3 là bột màu trắng. Decamin MnCl2·10NH3 hay dodecamin MnCl2·12NH3 cũng có tính chất tương tự[5].
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như MnCl2·2N2H4 là bột màu trắng hay MnCl2·6N2H4 là tinh thể màu dương rất nhạt.[6]
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như MnCl2·2NH2OH là bột trắng, có tính ổn định cao trong không khí, chỉ bắt đầu phân hủy từ 150 °C (302 °F; 423 K).[7]
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như MnCl2·2CO(NH2)2 là tinh thể màu hồng, D = 1,905 g/cm³, nóng chảy trong khoảng từ 190–215 °C (374–419 °F; 463–488 K) hay MnCl2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu hồng nhạt hoặc hồng, D = 1,73 g/cm³, nóng chảy trong khoảng từ 150–180 °C (302–356 °F; 423–453 K).[8]
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như MnCl2·CON3H5 là tinh thể màu hoa hồng, tan rất tốt trong nước hay MnCl2·2CON3H5 là tinh thể hình kim màu trắng.[9]
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như MnCl2·2CON4H6 là chất rắn không màu[10] hay MnCl2·3CON4H6 là tinh thể không màu, tan rất tốt trong nước nhưng không tan trong dung môi hữu cơ (như metanol, nitrometan, aceton).[11]
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như MnCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể màu lục rất nhạt.[12]
- MnCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như MnCl2·2CSN3H5 là tinh thể màu hồng nhạt, nóng chảy ở 178 °C (352 °F; 451 K), CAS#: 60173-42-4.[13][ghi chú 1]
Ghi chú
sửa- ^ Số CAS của hợp chất được lấy từ SciFinder.
Tham khảo
sửa- ^ “Manganese compounds (as Mn)”. Nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ N. N. Greenwood, A. Earnshaw, Chemistry of the Elements, 2nd ed., Butterworth-Heinemann, Oxford, UK, 1997.
- ^ a b Reidies, Arno H. (2002), “Manganese Compounds”, Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Weinheim: Wiley-VCH, doi:10.1002/14356007.a16_123, ISBN 3-527-30385-5.
- ^ Journal of the Physical Society of Japan, Tập 14 (Nihon Butsuri Gakkai; Physical Society of Japan, 1959), trang 1219. Truy cập 26 tháng 12 năm 2020.
- ^ Chemical Abstracts, Tập 20 (1926), trang 139 – [1]. Truy cập 7 tháng 4 năm 2020.
- ^ University of Bath, PHD - Hydrazine and carbazate complexes of chromium and manganese: their role in the catalytic decomposition of hydrazine, trang 51; 93 – [2].
- ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 124 – [3]. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ Mn Manganese: Coordination Compounds 5 (Springer Science & Business Media, 29 thg 6, 2013 - 349 trang), trang 136–137. Truy cập 27 tháng 12 năm 2020.
- ^ Semicarbazide Complexes with Metal Chlorides. Truy cập 18 tháng 4 năm 2021.
- ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 26,Trang 925-1820 (Chemical Society, 1981), trang 1163. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
- ^ Mn Manganese: Coordination Compounds 5 (Springer Science & Business Media, 29 thg 6, 2013 - 349 trang), trang 209. Truy cập 27 tháng 2 năm 2021.
- ^ Low Temperature Physics LT9: Proceedings of the IXth International Conference on Low Temperature Physics Columbus, Ohio, August 31 – ngày 4 tháng 9 năm 1964 (John Gilbert Daunt, International Union of Pure and Applied Physics; Springer, 16 thg 12, 2013 - 635 trang), trang 878. Truy cập 27 tháng 12 năm 2020.
- ^ Journal of the Indian Chemical Society, Tập 54 (Indian Chemical Society, Calcutta; University Press, 1977), trang 136. Truy cập 3 tháng 4 năm 2021.