Malin 1 là tên của một thiên hà xoắn ốc khổng lồ[1][8] có thanh chắn[5] và cũng là một thiên hà có độ sáng bề mặt thấp nằm trong chòm sao Hậu Phát, gần điểm cực bắc của Ngân Hà. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 1,19 tỉ tỉ năm ánh sáng (366 mega parsec). Vào tháng 2 năm 2015, người ta cho rằng đây là thiên hà xoắn ốc lớn nhất mà ta từng biết với đường kính xấp xỉ là 650000 năm ánh sáng (200000 parsec)[5][6][7], rộng hơn 3 lần đường kính của Ngân Hà. Nhà thiên văn học người Anh-Úc đã phát hiện ra thiên hà này và nó là thiên hà có độ sáng bề mặt thấp đầu tiên được xác nhận là tồn tại[5][7][8]. Vùng trung tâm của thiên hà này rộng đến 30000 năm ánh sáng và có độ sáng cao hơn vùng rìa, điểm phình của nó rộng khoảng 10000 năm ánh sáng[5].

Malin 1
Hình ảnh của Malin 1 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000[1])
Chòm saoComa Berenices[2]
Xích kinh12h 36m 59.34697s[1]
Xích vĩ+14° 19′ 49.1585″ [1]
Dịch chuyển đỏ0082557±0000033[3]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời24750±10 km/s[3]
Vận tốc xuyên tâm thiên hà24707±10 km/s[3]
Khoảng cách1,19 Gly (366 Mpc) h−1
0.73
[3]
Cấp sao biểu kiến (V)15809±0009[3]
Cấp sao tuyệt đối (V)−2201±050[3]
Đặc tính
KiểuSB0a [1]
Khối lượng~1012[4] M
Kích thước650 kly (200 kpc) [5][6][7]
Kích thước biểu kiến (V)0.219 × 0.204′ [2]
Tên gọi khác
PGC 42102, LEDA 42102, VPC 1091, 2MASX J12365934+1419494, Gaia DR2 3932516418935413504[1]

Sau đó, Malin 1 được phát hiện là có sự tương tác với 2 thiên hà khác là Malin 1B và SDSS J123708.91+142253.2. Malin 1B cách thiên hà này 46000 năm ánh sáng. Nó có thể là nguyên nhân hình thành nên thanh chắn trung tâm của Malin 1. SDSS J123708.91+142253.2 thì nằm trong hào quang mờ nhạt và rộng lớn của Malin 1. Vào nó có lẽ đã tẩy màu thủy triệu khiến cho độ sáng bề mặt của nó thấp.

Galaz et al đã quan sát kĩ cấu trúc xoắn ốc của nó dãy quang học vào tháng 4 năm 2014. Quan sát cho ta biết rằng nó có các nhánh xoắn ốc dày đến 30000 năm ánh sáng và các dòng sao cũng như khu vực hình thành sao cũng giống vậy.[9]

Dữ liệu hiện tại

sửa

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Hậu Phát và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 36m 59.34697s[1]

Độ nghiêng +14° 19′ 49.1585″ [1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.082557 ± 0.000033[3]

Cấp sao biểu kiến 15809±0009[3]

Cấp sao tuyệt đối −2201±050[3]

Vận tốc xuyên tâm 24750±10 km/s[3]

Kích thước biểu kiến 0.219' × 0.204′[2]

Loại thiên hà SB0a [1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i “2MASX J12365934+1419494”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ a b c “PGC 42102”. WikiSky. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ a b c d e f g h i j “Detailed Information for Object Malin 1”. NASA/IPAC Extragalactic Database. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Barth, Aaron J. (tháng 3 năm 2007). “A Normal Stellar Disk in the Galaxy Malin 1”. The Astronomical Journal. 133 (3): 1085–1091. arXiv:astro-ph/0701018. Bibcode:2007AJ....133.1085B. doi:10.1086/511180.
  5. ^ a b c d e Crosswell, Ken (ngày 22 tháng 1 năm 2007). “Malin 1: A Bizarre Galaxy Gets Slightly Less So”. KenCroswell.com.
  6. ^ a b Dorminey, Bruce (ngày 22 tháng 12 năm 2013). “Astronomers Still Puzzle Over 'Low Surface Brightness' Galaxies”. Forbes. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ a b c Glenday, Craig biên tập (2011). Guinness World Records 2011. New York: Random House. tr. 3. ISBN 978-0-440-42310-2.
  8. ^ a b Bothun, Gregory D. (tháng 2 năm 1997). “The Ghostliest Galaxies”. Scientific American. 276 (2): 56–61. Bibcode:1997SciAm.276b..40B. doi:10.1038/scientificamerican0297-56. JSTOR 24993608.
  9. ^ Galaz, Gaspar; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2015). “Deep Optical Images of Malin 1 Reveal New Features”. The Astrophysical Journal Letters. 815 (2). L29. arXiv:1512.01095. Bibcode:2015ApJ...815L..29G. doi:10.1088/2041-8205/815/2/L29.

Liên kết ngoài

sửa