Tiếng Malayalam
Tiếng Malayalam (മലയാളം, Malayāḷam ? [mɐləjaːɭəm]) là một ngôn ngữ dùng tại Ấn Độ, chủ yếu ở tiểu bang Kerala. Đây là một trong 22 Ngôn ngữ với địa vị chính thức tại Ấn Độ và được công nhận năm 2013 là một ngôn ngữ cổ điển.[4] Tiếng Malayalam phát triển đến "hình hài" hiện nay một phần nhờ công của nhà thơ Thunchaththu Ezhuthachan thế kỷ XVI. Đây là ngôn ngữ chính thức ở Kerala và ở các lãnh thổ liên bang Lakshadweep và Puducherry.[5][6][7] Malayalam thuộc ngữ hệ Dravida, có khoảng 38 triệu người dùng. Tiếng Malayalam cũng hiện diện ở hai tiểu bang lân cận: Tamil Nadu và Karnataka; dân các huyện Nilgiris, Kanyakumari và Coimbatore (Tamil Nadu), cũng như Dakshina Kannada (Karnataka) cũng dùng tiếng Malayalam.[8][9][10]
Tiếng Malayalam | |
---|---|
മലയാളം | |
Malayalam viết bằng chữ Malayalam | |
Sử dụng tại | Ấn Độ |
Khu vực | Nam Ấn Độ |
Tổng số người nói | 38 triệu (2007) |
Dân tộc | Malayali |
Phân loại | Dravida
|
Hệ chữ viết | Chữ Malayalam (Brahmi) Hệ chữ nổi Malayalam Chữ Vatteluttu (trước đây) Kolezhuthu (trước đây) Malayanma (trước đây) Grantha (trước đây) |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Ấn Độ:
|
Quy định bởi | Kerala Sahitya Akademi, Chính phủ Kerala |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | ml |
ISO 639-2 | mal |
ISO 639-3 | mal |
Glottolog | mala1464 [3] |
Linguasphere | 49-EBE-ba |
Khu vực nói tiếng Malayalam |
Ngữ học phân tích cho thấy rằng tiếng Malayalam phát triển từ cổ ngữ Tamil. Tiếng Malayalam tiếp nhận nhiều yếu tố của tiếng Phạn trong suốt quá trình phát triển.[11] Trước khi tiếng Malayalam thành hình, tiếng Tamil cổ đã được dùng như một ngôn ngữ văn chương ở khu vực Tamilakam, gồm cả bang Kerala ngày nay, với một tác phẩm ví dụ nổi tiếng là Silappatikaram. Silappatikaram được sáng tác bởi hoàng tử Chera Ilango Adigal từ Chunkaparra, và được xem là một tác phẩm kinh điển trong văn học Sangam. Tiếng Malayalam hiện đại vẫn lưu giữ nhiều từ ngữ trong khối từ vựng tiếng Tamil cổ trong văn học Sangam.
Hệ chữ cổ nhất dùng để viết tiếng Malayalam là chữ Vatteluttu, rồi sau đó là Kolezhuttu.[12] Cùng với việc tiếng Malayalam vay mượn từ vựng cũng nhưng phép ngữ pháp từ tiếng Phạn, chữ Grantha được chấp nhận làm chữ viết và được gọi là Arya Eluttu.[13] Arya Eluttu phát triển thành chữ Malayalam hiện đại.[14] Nhiều văn bản tôn giáo thời trung đại được viết bằng một dạng kết hợp giữa tiếng Phạn và tiếng Malayalam cổ, gọi là Manipravalam.[15]
Bảng Unicode Malayalam Official Unicode Consortium code chart Version 13.0 | ||||||||||||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | A | B | C | D | E | F | |
U+0D0x | ഀ | ഁ | ം | ഃ | അ | ആ | ഇ | ഈ | ഉ | ഊ | ഋ | ഌ | എ | ഏ | ||
U+0D1x | ഐ | ഒ | ഓ | ഔ | ക | ഖ | ഗ | ഘ | ങ | ച | ഛ | ജ | ഝ | ഞ | ട | |
U+0D2x | ഠ | ഡ | ഢ | ണ | ത | ഥ | ദ | ധ | ന | ഩ | പ | ഫ | ബ | ഭ | മ | യ |
U+0D3x | ര | റ | ല | ള | ഴ | വ | ശ | ഷ | സ | ഹ | ഺ | ഻ | ഼ | ഽ | ാ | ി |
U+0D4x | ീ | ു | ൂ | ൃ | ൄ | െ | േ | ൈ | ൊ | ോ | ൌ | ് | ൎ | ൏ | ||
U+0D5x | ൔ | ൕ | ൖ | ൗ | ൘ | ൙ | ൚ | ൛ | ൜ | ൝ | ൞ | ൟ | ||||
U+0D6x | ൠ | ൡ | ൢ | ൣ | ൦ | ൧ | ൨ | ൩ | ൪ | ൫ | ൬ | ൭ | ൮ | ൯ | ||
U+0D7x | ൰ | ൱ | ൲ | ൳ | ൴ | ൵ | ൶ | ൷ | ൸ | ൹ | ൺ | ൻ | ർ | ൽ | ൾ | ൿ |
Tham khảo
sửa- ^ As provided in Ethnologue tree, https://www.ethnologue.com/subgroups/dravidian. Note that this is not authoritative.
- ^ Official languages, UNESCO, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Malayalam”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ “'Classical' status for Malayalam”. Thiruvananthapuram, India: The Hindu. ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Official Language (Legislative) Commission”. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
- ^ “P&ARD Official Languages”. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Languages in Lakshadweep”. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Dakshina Kannada District: Dakshin Kannada also called South Canara - coastal district of Karnataka state”. Karnatakavision.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Kodagu-Kerala association is ancient”. The Hindu. Chennai, India. ngày 26 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
- ^ “Virajpet Kannada Sahitya Sammelan on January 19”. The Hindu. Chennai, India. ngày 9 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
- ^ Malayalam literary survey, Volume 27. Kēraḷa Sāhitya Akkādami. 2005.
Ước tính rằng tám mươi phần trăm của vốn từ vựng chuyên môn của những ngôn ngữ như tiếng Malayalam của hệ Dravida được tạo nên từ tiếng Phạn
- ^ “(C. Radhakrishnan) Grantha, Vattezhuthu, Kolezhuthu, Malayanma, Devanagiri, Brahmi and Tamil alphabets”. C-radhakrishnan.info. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
- ^ Epigraphy - Grantha Script Lưu trữ 2010-01-11 tại Wayback Machine Tamil Nadu State Department of Archaeology
- ^ Andronov, Mikhail Sergeevich. A Grammar of the Malayalam Language in Historical Treatment. Wiesbaden: Harrassowitz, 1996.
- ^ Manipravalam Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine The Information & Public Relations Department, Government of Kerala.
Xem thêm
sửa- Danh sách ngôn ngữ
- Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói
- Pillai, Anitha Devi (2010). Singaporean Malayalam. Saarbrücken: VDM Verlag Dr. Müller. ISBN 3639213335.
Liên kết ngoài
sửaTừ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |