Malahai

loại mũ bảo vệ đầu

Malahai (tiếng Nga: малаха́й or малакай,[a] tiếng Kazakh: малақай, chuyển tự: malaqai) là một loại mũ đội đầu trong lịch sử có nguồn gốc từ Kazakhstan, được sử dụng ở một số khu vực khác của Trung Á và trên khắp Đế quốc Nga từ giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Đây là một loại mũ lông thú có chóp[b] cao hình nón, hình trụ[1] hoặc tứ giác[3] và thường có bốn vạt: hai vạt bên dài che tai, một vạt phía sau rộng che cổ và vai, và một vạt trước ngắn che mắt. Malahai được lót bằng lông thú của nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lửng, cáosói.

Một người đàn ông Kyrgyz đội malahai, tranh đầu thế kỷ 19.

Đàn ông đội malahai vào mùa đông để chống chọi với cái lạnh và thời tiết khắc nghiệt khi đi đường. Ngoài ra, chiếc mũ còn được dùng để bảo vệ đầu khỏi vũ khí có lưỡi.[1] Phụ nữ ở một số vùng của Nga cũng đội malahai.[4] Trong số các Cựu Tín đồ, nó đã bị cấm vì lý do tôn giáo.[5][6]

Từ nguyên

sửa

Nguồn gốc của từ malahai đang gây tranh cãi.[7] Mặc dù hầu hết các nhà bác ngữ học đều đồng ý rằng nó bắt nguồn từ malgai trong tiếng Mông Cổ (малгай, IPA: [maɮˈʁæe]), có nghĩa là "mũ", họ không thống nhất về cách từ này xuất hiện trong tiếng Nga.[7] Sự phân bố rộng rãi của từ này trong các ngôn ngữ Turk dẫn đến giả thuyết rằng nó đã du nhập vào tiếng Nga thông qua tiếng Turk, nhưng lại có ý kiến rằng nó xuất phát từ những người nói tiếng Mãn Châu và Mông Cổ ở đông nam Siberia và sau này mới được du nhập vào tiếng Turk thông qua tiếng Nga.[7]

Thiết kế và chất liệu

sửa

Các họa sĩ Trung QuốcTây Âu vẽ nhiều tranh miêu tả đàn ông Kazakh đội malahai trong thế kỷ 18 và 19. Đến cuối thế kỷ 19, các quan chức, binh lính và nhà lữ hành Nga chụp ảnh họ.[8] Tính đến năm 2012, bảy chiếc malahai chuẩn với mức độ hư hại khác nhau vẫn được trưng bày trong các viện bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân ở Trung Quốc, Kazakhstan và Nga.[8]

Chóp mũ nói chung cao 40–50 xentimét (16–20 in)[2] và có dạng hình nón, hình trụ[1] hoặc hình tứ giác.[3] Mũ đội đầu thường có bốn vạt; trong đó vạt phía trước hình chữ nhật và ngắn hơn những vạt còn lại, thường được gập lên trên và chỉ hạ xuống để che trán của người đeo trong những đợt rét đậm hoặc bão tuyết.[9] Hai vạt bên hoặc "tai" (naushi [ru]) được buộc lại với nhau trên cằm hoặc dưới cằm người đội, bằng dây da hoặc ruy băng được khâu trên vạt.[10] Vạt sau rộng che kín cổ và vai người đội. Malahai có chất liệu da cừu, da hươu và da bê, lót bằng lông thú của nhiều loại động vật khác nhau như hải ly, cáo, lửngsói, trong khi lớp ngoài cùng được làm bằng vải,[11] thổ cẩm,[2] lụa[2] hoặc nhung.[11]

Tại Nga

sửa

Các dân tộc BashkirKalmyk mang malahai đến Nga vào giữa thế kỷ 18, đưa chiếc mũ trở thành trang phục của người dân Nga.[12] Vào giữa thế kỷ 19, dân chúng khắp Siberianước Nga thuộc châu Âu cũng sử dụng malahai; tuy nhiên vai trò của mũ bị ushanka thay thế trước khi thế kỷ này kết thúc.[13]

Người dân Nga thường dùng malahai khi ra đường. Do đó, chiếc mũ đã trở thành vật đội đầu đặc biệt của những người đánh xe ngựa vùng Siberia.[14] Đàn ông đội mũ vào mùa đông để chống chọi với cái lạnh và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời bảo vệ đầu khỏi vũ khí có lưỡi.[1] Ở một số vùng của Nga phụ nữ cũng đội nó.[4]

Với Cựu Tín đồ—những người theo Chính thống giáo Đông phương duy trì phụng vụ và nghi lễ của Giáo hội Chính thống giáo Nga như trước khi Thượng phụ Nikon tiến hành cải cách ở Moskva—việc đội malahai bị cấm vì tạo ra chiếc bóng có hình dạng được cho là giống một con quỷ có sừng.[5] Một số mũ được lót bằng lông sói, thứ mà họ bị cấm mặc, đặc biệt là trong các buổi cầu nguyện nhóm.[6]

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Phát âm là [məɫɐˈxaj][məɫəˈkəj]; được Latinh hóa thành malahai, malakai,[1] malacai, và malakhai.
  2. ^ Tên gọi malahai chỉ áp dụng cho những chiếc có chóp cao (40–50 xentimét hoặc 16–20 inch[2]); loại có chóp thấp được gọi là tumaq.(kk [Тымақ], ru [Треух])

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Бобров, Л.А. (2012). “Казахская воинская шапка «Малакай» XVIII-XIX веков” [Mũ quân sự Kazakh "Malakai" Thế kỷ 18–19]. Археология и этнография. История, филология (bằng tiếng Nga). Novosibirsk State University. 11 (7): 220. ISSN 1818-7919. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b c d Бобров, Л.А. (2012). “Казахская воинская шапка «Малакай» XVIII-XIX веков” [Mũ quân sự Kazakh "Malakai" thế kỷ 18–19]. Археология и этнография. История, филология (bằng tiếng Nga). Đại học Quốc gia Novosibirsk. 11 (7): 214. ISSN 1818-7919. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Russian Traditional Life] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 550. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "Он представлял собой шапку с четырехугольным, (...) остроконечным верхом из сукна и с четырьмя клапанами." [Đó là một chiếc mũ có chóp bằng vải hình tứ giác, hoặc (...) nhọn và có bốn vạt.]
  4. ^ a b Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Russian Traditional Life] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 550. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "мужской головной убор, использовавшийся в некоторых районах России и как женский." [Mũ đội đầu của nam giới nhưng cũng được phụ nữ sử dụng ở một số vùng của Nga.]
  5. ^ a b “Шапочный разбор” [Hats off]. Старообрядческий сайт «Русская вера» (Old Believers website 'Russian Faith') (bằng tiếng Nga). 28 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022. "В постановлениях поморских и федосеевских соборов (...) треухи и малахаи запрещены к ношению, потому что они напоминают силуэт беса." [Theo các phán quyết của hai hội đồng PomorFedoseevtsy, (...) treuhi [ru] và malahai bị cấm đội vì chúng giống với hình bóng của một con quỷ.]
  6. ^ a b Селищев, Валерий (11 tháng 12 năm 2017). “О христианской одежде” [Về quần áo Kitô hữu]. Старообрядческий сайт «Русская вера» (Old Believers website 'Russian Faith') (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022. "Запрещены для христиан лишь картузы и шапки — малахаи (...) Также шапки из собачьего и волчьего меха, особо для посещения соборной молитвы." [Những thứ duy nhất bị cấm đối với những người theo đạo Thiên Chúa là kartuz [ru] và những chiếc mũ như malahai (...) Ngoài ra, mũ làm từ lông chó hoặc lông sói, đặc biệt là khi cầu nguyện tập thể cũng bị cấm.]
  7. ^ a b c Джапарова, Б.Б. (1999). “Этимологический аспект в толковании. Проблема этимологических помет” [Khía cạnh từ nguyên trong diễn giải: Vấn đề dấu mốc từ nguyên] (PDF). Вестник Иссык-Кульского университета No.3 (bằng tiếng Nga): 135–136. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ a b Бобров, Л.А. (2012). “Казахская воинская шапка «Малакай» XVIII-XIX веков” [Mũ quân sự Kazakh "Malakai" thế kỷ 18–19]. Археология и этнография. История, филология (bằng tiếng Nga). Đại học Quốc gia Novosibirsk. 11 (7): 213. ISSN 1818-7919. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Cuộc sống truyền thống của người Nga] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 550. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "Передний клапан, обычно невысокий, прямоугольный, (...) опускался на лоб только во время сильных морозов или пурги." [Vạt trước, thường thấp và hình chữ nhật, (...) chỉ được hạ xuống trán khi có sương giá hoặc bão tuyết nghiêm trọng.]
  10. ^ Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Cuộc sống truyền thống của người Nga] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 550. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "К боковым клапанам пришивали ремешки или тесемки для завязывания малахая." [Các vạt bên có dây đai hoặc ruy băng để buộc malahai.]
  11. ^ a b Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Cuộc sống truyền thống của người Nga] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 550. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "Его изготавливали из овчины, телячьей, оленьей шкуры, меха лисицы, бобра, барсука, волка, а также из сукна, верверета." [Nó được làm bằng da cừu, da bê, da hươu, lông cáo, hải ly, lửng, sói, cũng như vải và nhung.]
  12. ^ Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Cuộc sống truyền thống của người Nga] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 551. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "В состав русского костюма вошел в середине ХVIII в. (...) что он был заимствован русскими у башкир и калмыков." [Vào giữa thế kỷ 18, malahai trở thành một phần của trang phục truyền thống Nga. (...) người Nga đã mượn chiếc mũ từ các dân tộc Bashkir và Kalmyk.]
  13. ^ Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Cuộc sống truyền thống của người Nga] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 551. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "В середине ХIХ в. малахай бытовал фактически на всей территории Европейской России и в Сибири. Во второй половине XIX в. был вытеснен шапкой ушанкой." [Vào giữa thế kỷ 19, malahai thực tế đã được đội trên khắp Siberia và nước Nga thuộc châu Âu. Vào nửa sau của thế kỷ 19, nó bị thay thế bằng "ushanka".]
  14. ^ Шангина, И.И. (2003). Русский традиционный быт [Cuộc sống truyền thống của người Nga] (bằng tiếng Nga). Saint Petersburg: Азбука-классика (Azbuka-Attikus Publishing Group). tr. 551. ISBN 535200337X. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022 – qua Internet Archive. "Малахай, как правило, надевали только в дорогу. Он являлся также головным убором сибирских ямщиков." [Theo luật, malahai chỉ được đội trên đường. Đây cũng là vật đội đầu của những người đánh xe ngựa ở Siberia.]