Mai Thành

diễn viên phim, nghệ sĩ cải lương Việt Nam

Mai Thành (1939 - 2021) là nam diễn viên, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam. Ông là gương mặt quen thuộc với khán giả khi tham nhiều bộ phim truyền hình với những vai nông dân đậm chất người Nam bộ.

Mai Thành
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Võ Văn Thêm
Ngày sinh
1939
Nơi sinh
An Ngãi Trung, Bến Tre, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
25 tháng 12, 2021(2021-12-25) (81–82 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Bệnh tắc nghẽn phổi
An nghỉBa Tri, Bến Tre
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Lĩnh vựcSân khấu, Điện ảnh
Sự nghiệp điện ảnh
Nghệ danhMai Thành
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1986 - 2011
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1963 - 1986
Đào tạoTrường quốc gia Kịch nghệ Sài Gòn
Thể loạiCải lương
Website

Tiểu sử

sửa

Mai Thành sinh năm 1939 tại làng An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, Bến Tre; trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật hát Bội - ông ngoại của Mai Thành là bầu gánh Thanh Long. Năm 13 tuổi ông đã cùng gia đình di cư từ Long Xuyên đến Sài Gòn sinh sống và học trung học tại trung học tại trường Lê Bá Cang.[1] Vì yêu thích ca hát nên từ nhỏ ông đã tự học qua sách, sau khi thi trượt tú tài, năm 16 tuổi ông thi vào Trường quốc gia Kịch nghệ Sài Gòn, khóa diễn viên đầu tiên với hạng điểm thi vào áp chót (15/16), được nghệ sĩ Năm ChâuPhùng Há chỉ dạy.[2][3]

Nghệ sĩ Mai Thành qua đời ngày 15 tháng 12 năm 2021 do chứng tắc nghẽn phổi. An táng tại tại xã Phú Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.[4]

Sự nghiệp

sửa

Mai Thành tốt nghiệp cùng nghệ sĩ Hương Xuân là cặp đôi đạt điểm thủ khoa, được các đạo diễn, các bầu gánh hát mời về Đoàn.[5] Được giữ lại trường, ông học thêm một năm sư phạm trở thành phó giảng rồi giáo viên Cải lương từ năm 1963 đến 1976.[1]

Mai Thành từng tham gia đóng các vở cải lương Khi người điên biết yêu, Giai nhân và ác quỷ, Vó ngựa truy phong… Vào những năm 1970, ông làm người trợ giảng cho các nghệ sĩ đi trước ngư NSND Phùng Há, Năm Châu, Duy Lân góp phần đào tạo nên những nghễ sĩ trong tương lai như: Thoại Miêu, Tài Lương, Đỗ Quyên.[6][7] Năm 1976, ông chuyển hướng sang kịch nói, hoạt động chính ở Đoàn kịch nói Kim Cương, một số vở kịch được dàn dựng để chiếu trên truyền hình.[4] Năm 1981, nghệ sĩ Mai Thành bắt đầu đóng phim với vai giám đốc Tư Trực trong "Biển sáng" cửa đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến, thay thế cho Trần Phương[8] bộ phim do hãng phim Tổng Hợp sản xuất. Năm 1986 ông rời đoàn Kim Cương để vào đoàn cải lương Sài Gòn 2, sau hai năm diễn cải lương, ở phần cuối sự nghiệp, ông chuyển sang lĩnh vực điện ảnh.[1]

Thập niên 1990, ông được chú ý trên màn ảnh với các phim Xóm nước đen, Ngày ấy quê tôi, Người đẹp Tây Đô, Đất phương nam... Ngoài diễn xuất, ông còn lồng tiếng cho các bộ phim và giảng dạy. Phim cuối cùng ông tham gia là vai thầy Nguyễn trong Long Thành cầm giả ca năm 2010.[9] Tính đến năm 2011, Mai Thành đã góp mặt trong hơn 150 bộ phim lớn, nhỏ cùng nhiều MV.[1]

Đời tư

sửa

Gia đình

sửa

Ông kết hôn năm 1960 và có 8 người con, vợ ông cũng là người bạn học từ năm lớp 6.[3][10]

Tác phẩm

sửa

Cải lương

sửa
  • cậu Năm trong Lá sầu riêng
  • Khi người điên biết yêu
  • Giai nhân và ác quỷ
  • Vó ngựa truy phong
  • Dưới hai màu áo
  • Men nắng
  • Trần Minh trong Trần Minh khố chuối

Điện ảnh

sửa
  • 1981 - Khoảnh khắc còn lại
  • 1981 - Biển sáng - vai Tư Trực (kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn)
  • 1984 - Chuyện của Tuấn - vai Thầy hiệu trưởng
  • 1986 - Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc
  • 1999 - Chung cư - vai Thậm
  • 2002 - Người đàn bà không hóa đá - vai Ông Bảy
  • 2004 - U14, đội bóng trong mơ
  • 2011 - Long Ruồi - vai Bố già / Lão đại
  • 2010 - Long Thành cầm giả ca - vai Thầy Nguyễn
  • ???? - Ngày ấy quê tôi - vai Sáu Đỏ

Phim truyền hình

sửa
Năm Tựa đề Vai diễn Tập Chú thích
1996 Xóm nước đen Ông Bảy Dài tập
1996 Người đẹp Tây Đô Ông Sáu
1997 Chim phóng sinh Ông Bảy 2 tập
1998 Những đứa con thành phố Bố Tèo
2000 Chuyện ở quê tôi Sáu đỏ 3 tập [11]
Con chó Phèn Ba gàn 1 tập phim của Đài Truyền hình Cần Thơ
2002 Sương gió biên thùy Dài tập
2006 Người Bình Xuyên Ông Bảy

(phu khuân vác)

2011 Anh hùng Nguyễn Trung Trực Phan Thanh Giản

Thể loại khác

sửa
  • MV ca nhạc của nghệ sĩ Phi Điểu

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Bà Tám (24 tháng 5 năm 2011). “Chưa thể 'rửa tay gác kiếm'. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ Thanh Hiệp (13 tháng 5 năm 2020). “Nghệ sĩ Mai Thành - 'Hạnh phúc khi nói được tiếng lòng của nhiều số phận'. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ a b Điện ảnh TP HCM (27 tháng 6 năm 2003). “Mai Thành dành trọn cuộc đời cho nghệ thuật”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ a b Linh Đoan (16 tháng 12 năm 2021). “Nghệ sĩ Mai Thành qua đời”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Thanh Hiệp (26 tháng 11 năm 2015). “Ba nữ nghệ sĩ hội ngộ sau 48 năm”. Tạp chí Du lịch. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Diễn Đàn Cải lương Số”. diendan.cailuongso.com. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “NSND Thoại Miêu: Nghệ sĩ chân chính là sống có trách nhiệm”. Báo Người Lao Động. 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Thanh Hiệp (16 tháng 12 năm 2021). “Nghệ sĩ Mai Thành qua đời, thọ 83 tuổi”. Người Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Tam Kỳ (16 tháng 12 năm 2021). “Nghệ sĩ Mai Thành qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Neptune (9 tháng 3 năm 2021). “Nghệ sĩ Mai Thành và NSƯT Phi Điểu: Gừng càng già càng cay”. Ngôi Sao. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ Chuyện Ở Quê Tôi - Tập 1, truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2023