Mai Hoa Dịch số

Lý luận về dự đoán

Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biến; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

Đối tượng bói

sửa

Xem bói về sự việc, hiện tượng và xem về mệnh vận của người, tương tự như Tử vi, Bát tự Hà Lạc

Nguồn gốc

sửa

Thiệu Ung (邵雍) (1011 - 1071), tự là Nghiêu Phu (堯夫), hiệu là Khang Tiết (康節), người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách "Mai Hoa Dịch số" của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong Tứ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa gồm: Kinh dịch (Chu dịch) của Chu Văn Vương soạn, Mai Hoa Dịch do Thiệu Khang Tiết soạn, Ma Y Tướng Thuật do Ma Y Tôn Giả soạn và Địa Lý Toàn Thư (không rõ tác giả) Việt nam dịch là Phong Thủy Toàn Tập gồm 3 tập.

Từ thập niên 1980, Thiệu Vĩ Hoa (sinh năm 1936 tại Hồ Bắc - Trung Quốc), là hậu duệ đời thứ 29 của Thiệu Khang Tiết, đã nghiên cứu, phát triển phương pháp dự đoán này và được cho là có những thành công đáng kể. Nhiều tác phẩm của Thiệu Vĩ Hoa đã được dịch và phát hành tại Việt Nam.

Các nguyên tắc, nguyên lý

sửa

Có nhiều cách lập quẻ trong Mai Hoa Dịch Số, có thể lập quẻ theo số ký tự chữ viết, theo số lượng vật đếm được, theo năm tháng ngày giờ toán, lập theo tượng quẻ,

Lập quẻ đơn: Quẻ trừ 8

sửa

Khi tính lập quái bất kể số nhiều hay ít, chỉ lấy số 8 trừ bớt đi. Nếu trừ 1 lần 8 mà còn lớn, thì trừ nhiêu lần 8 tiếp theo cho tới khi nào số chỉ tồn (số còn lại) từ 8 trở xuống mà xem quẻ.

Trị số của quẻ theo Tiên thiên bát quái: Càn = 1; Đoài = 2; Ly = 3; Chấn = 4; Tốn = 5; Khảm = 6; Cấn = 7; Khôn = 8.

Tính hào động: Hào trừ 6

sửa

Xác định hào động thì lấy tổng số của Thượng quái và Hạ quái và cộng thêm số giờ mà trừ cho 6, trừ 1 hoặc nhiều lần 6, khi nào số còn lại từ 6 đến 1 mới được. Rồi xem Hào động ấy là hào dương thì đổi ra âm, nếu Hào động là âm thì đổi ra dương và quẻ mới sẽ là quẻ biến, quẻ có hào động (chưa đổi từ âm ra dương hoặc ngược lại) sẽ là quẻ dụng (quẻ khách).

Phương vị tám quẻ

sửa

Phương vị tám quẻ tiên thiên của Phục Hy

sửa

Tám quẻ đọc theo thứ tự: Càn 1, chính Nam - Đoài 2, Đông nam - Ly 3, Chính Đông - Chấn 4, Đông Bắc: thuộc dương, chuyển vận nghịch chiều kim đồng hồ.

Tốn 5, Tây Nam - Khảm 6, chính Tây - Cấn 7, Tây Bắc - Khôn 8, chính Bắc: thuộc âm, chuyển vận thuận chiều kim đồng hồ.

Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ kết hợp hào dương thuộc lưỡng nghi kết hợp Tứ tượng (thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm) sinh ra Càn, Đoài, Ly, Chấn; và âm thuộc lưỡng nghi kết hợp Tứ tượng sinh ra Tốn, Khảm Cấn, Khôn.

Phương vị tám quẻ Hậu thiên của Văn Vương kết hợp Lạc thư

sửa

Tám quẻ đọc theo thứ tự: Càn, số 6 - Khảm, số 1 - Cấn, số 8 - Chấn, số 3 - Tốn, số 4 – Ly, số 5 – Khôn, số 2 – Đoài, số 7

Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ Tương Sinh của ngũ hành. Phương của địa bàn làm cơ sở cho hướng:

  • Càn ứng với Thiên hành Kim, hướng Tây Bắc
  • Khảm ứng với Thủy, hướng chính Bắc
  • Cấn ứng với Sơn hành Thổ, hướng Đông Bắc
  • Chấn ứng với Lôi hành Mộc, hướng chính Đông
  • Tốn ứng với Phong hành Mộc, hướng Đông Nam
  • Ly ứng với Hỏa, hướng chính Nam
  • Khôn ứng với Địa hành Thổ, hướng Tây Nam
  • Đoài ứng với Trạch hành Kim, hướng chính Tây

Âm dương ngũ hành quan hệ tương khắc qua tâm:

  • Càn Dương Kim ở Tây Bắc khắc Tốn Âm Mộc ở Đông Nam
  • Khảm Dương Thủy ở chính Bắc khắc Ly Âm Hỏa ở chính Nam
  • Cấn Dương Thổ ở Đông Bắc, Khôn Âm Thổ ở Tây Nam, Âm Dương tương khắc
  • Đoài Âm Kim ở chính Tây khắc Chấn Dương Mộc ở chính Đông.

Cách lập quẻ

sửa

Năm, tháng, ngày, giờ

sửa

Có hai trường phái chính trong Mai Hoa Dịch, đó là Mai Hoa Dịch Số và Mai Hoa Thần Số. Thông thường, các tài liệu công khai chỉ nói về mai hoa dịch số mà thôi, còn tài liệu về Mai Hoa Thần Số đa phần là mật truyền.

Sau đây là cách lập quẻ theo phiên bản Mai Hoa Dịch Số.

Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày (âm lịch) để xác định thượng quái (hay ngoại quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hạ quái (hay nội quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hào động.

Dùng số can năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ sinh (theo âm lịch) lập quẻ để xem mệnh vận đời người; dùng số can năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ xem đoán (theo âm lịch) lập quẻ để xem đoán về sự việc, hiện tượng.

Xem bằng số vật

sửa

Khi muốn bốc quẻ, ta thấy vật gì, đếm số thăm bốc được bao nhiêu, rồi trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, lấy số chỉ tồn làm Thượng quái. Kế cũng lấy số thăm bốc được lần trước cộng thêm số giờ, được bao nhiêu rồi cũng trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, rồi lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Sau hết lấy tổng số đem trừ cho một lần hoặc nhiều lần 6, số chỉ tồn làm hào động.

Xem bằng âm thanh nghe được

sửa

Nghe tiếng nói, tiếng chim hót, tiếng các loại thú kêu, tiếng động, tiếng đánh, tiếng gõ v.v... đều có thể toán quẻ được. Phàm nghe và đếm được bao nhiêu tiếng cũng làm như cách trên. Dùng tiếng nghe được cộng thêm số giờ lúc nghe là giờ thứ mấy trong 12 chi giờ. Nếu nhiều quá 8 thì cũng trừ cho 8, lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Dùng tiếng nghe được và số giờ, trừ cho một hay nhiều lần 6, rồi lấy số chỉ tồn từ 6 đến 1, làm Hào động.

Xem từ

sửa

Phàm toán theo lối từ viết, nếu số từ mà đều nhau thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làm Hạ quái. Nếu số từ không đều nhau, thì lấy kém một từ làm Thượng quái gọi là Thiên khinh thanh và lấy số từ nhiều hơn một từ là Hạ quái, gọi là Địa trọng trọc.

Xem một từ

sửa

Phép bói Mai Hoa Dịch số xem từ được xây dựng để xem chữ Hán, một loại chữ viết tượng hình, một chữ (từ) gồm một hay nhiều nét. Ta có thể ứng dụng phép bói Mai Hoa Dịch số xem từ khác chữ Hán, như các chữ viết dùng chữ cái gốc Latinh, một từ gồm một hay nhiều chữ cái. Khi lập quẻ Mai Hoa, một nét trong một từ của chữ Hán tính tương đương một chữ cái trong một từ dùng chữ cái gốc Latinh.

Một từ gọi là Thái cực vị phân nghĩa là thủa trời đất chưa chia. Nếu viết tháu (tức là một thể viết từ Hán ngoằn ngoèo rất khó đọc) mà không thể đếm được nét, thì không xem được, nếu viết một từ rõ ràng từng bộ phận, thì lấy bộ phận bên trái là dương, bộ phận bên phải là âm; bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét, hay chữ cái đem làm Thượng quái, bộ phận bên phải đếm được bao nhiêu nét, hay chữ cái, đem làm Hạ quái, kế lấy số nét, hay chữ cái cả hai bộ phận âm và dương của toàn từ mà tìm hào động.

Xem hai từ

sửa

Hai từ gọi là Lưỡng nghi, chia đều lấy số nét, hay chữ cái của từ đầu làm Thượng quái và số nét, hay chữ cái từ thứ hai làm Hạ quái.

Xem ba từ

sửa

Ba từ gọi là Tam tài, lấy một từ làm Thượng quái và hai từ sau làm Hạ quái (đếm số nét hay chữ cái).

Xem bốn từ

sửa

Bốn từ gọi là Tứ tượng, chia đều làm 2 quái Thượng và Hạ. Còn trên bốn từ, không cần đếm số nét, hay chữ cái mà chỉ dùng tiếng bằng, trắc từng thanh âm mà xem.

  • Bình thanh thì kể 1
  • Thượng thanh thì kể 2
  • Khứ thanh thì kể 3
  • Nhập thanh thì kể 4

(Theo tiếng Trung Hoa, có 4 chính thanh là Bình, Thượng, Khứ, Nhập cũng như nước ta có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng vậy).

Xem năm từ

sửa

Năm từ gọi là Ngũ hành, lấy hai từ đầu làm Thượng quái và ba từ sau làm Hạ quái (Gọi là Thiên khinh thanh và Địa trọng trọc).

Xem sáu từ

sửa

Sáu từ gọi là Lục hào, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

Xem bảy từ

sửa

Bảy từ gọi là Thất chánh, lấy ba từ đầu làm Thượng quái và bốn từ sau làm Hạ quái.

Xem tám từ

sửa

Tám từ gọi là Bát quái, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

Xem chín từ

sửa

Chín từ gọi là Cửu trù, lấy bốn từ đầu làm Thượng quái và năm từ sau làm Hạ quái.

Xem mười từ

sửa

Mười từ gọi là Thành quái, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

Xem mười một từ trở lên

sửa

Từ 11 từ trở lên đến 100 đều xem được quẻ cả, nhưng trên 11 từ, lại không dùng những thanh âm bằng trắc nữa, mà lại kể số từ, nếu số từ là chẵn thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làm Hạ quái; nếu số từ là lẻ thì lấy một nửa non làm Thượng quái, một nửa kia làm Hạ quái, rồi tổng hợp số từ của Thượng quái và Hạ quái để tìm hào động.

Xem bằng trượng thước

sửa

Trượng là 10 thước, xích là một thước.

Nếu dùng vật thể dài tới trượng thước để xem, thì lấy số trượng làm Thượng quái và lấy số thước làm Hạ quái. Hợp số trượng và số thước lại gia thêm giờ mà tìm hào động (số tấc không kể).

Xem bằng thước tấc

sửa

Xem vật dài dưới một trượng, lấy số thước làm thượng quái, số tấc làm Hạ quái. Hợp số thước, tấc, gia thêm số giờ, tìm Hào động (số phân không kể)

Xem cho người

sửa

Xem cho người thì quy luật không đồng nhất:

  • Hoặc nghe tiếng nói mà xem
  • Hoặc xét nhân phẩm
  • Hoặc xem sự cử động của thân thể người ta
  • Hoặc xem người cầu có vật gì
  • Hoặc xem sắc phục
  • Hoặc cảm xúc với ngoại vật
  • Hoặc dùng năm tháng, ngày, giờ
  • Hoặc từ viết ra với dụng ý gì

Nghe tiếng nói mà xem

sửa
  • Nếu nói một câu, làm như cách xem từ nói ở trên, phân số mà xem
  • Nếu nói hai câu, thì dùng những tiếng ở câu nói đầu làm Thượng quái, những tiếng nói trong câu thứ hai làm Hạ quái
  • Nếu nói nhiều câu thì chỉ dùng những tiếng của câu đầu, hoặc dùng tiếng nói của câu chót, còn những câu nói ở giữa không dùng đến

Nghĩa là xem người cầu là đàn ông thì lấy Càn, người cầu là thiếu nữ thì lấy Đoài v.v. mà xem quẻ.

Xét sự cử động

sửa

Nếu người cầu lay động cái đầu thì lấy Càn, lay động chân thì lấy Chấn, thấy cử động con mắt (như nhấp nháy chẳng hạn) thì lấy Ly mà xem.

Xem người cầu có vật gì

sửa

Nghĩa là ngẫu nhiên thấy người cầu cầm trong tay vật gì, nếu là đồ vàng ngọc hoặc vật đó hình tròn thì thuộc Càn; nếu cầm đồ bằng đất, sành, gạch, ngói, hoặc vật hình vuông thì thuộc Khôn. Xem từng loại mà xem.

Xem sắc phục

sửa

Nghĩa là xem người cầu bận sắc phục màu gì, nếu bận áo màu xanh thì thuộc Chấn, bận áo màu đỏ thuộc Ly mà xem.

Cảm xúc ngoại vật

sửa

Đương lúc toán quẻ, nếu thấy nước thuộc về Khảm, thấy lửa thuộc về Ly mà xem.

Dùng năm, tháng, ngày, giờ

sửa

Có thể lập quẻ theo năm, tháng, ngày, giờ khi người đến xin hiêm đoán để xem sự lành dữ và cũng có thể căn cứ theo năm, tháng, ngày, giờ sinh mà lập quẻ xem mệnh vận cho một người. Cách lập quẻ như trình bày ở trên. mm

Xem chữ viết

sửa

Người tới xem cho chính mình dùng:

  • Năm, tháng, ngày, giờ
  • Hoặc đương thời nghe được âm thanh gì
  • Hoặc cảm xúc với ngoại vật gì.Tất cả ba điều kể trên đều có thể toán quẻ. Cũng theo như cách xem nhân thể nói trên

Xem động vật

sửa

Khi thấy động vật từng đàn, từng bầy lộn xộn thì không thể xem quẻ được. Nếu thấy một con vật gì, thì tìm xem trong bảng "Bát quái thuộc vạn vật loại", giả tượng con vật đó, thuộc về quẻ nào, thì lấy quẻ ấy làm thượng quái và con vật đó từ phương nào tới, lấy phương vị đó làm Hạ quái, hợp quái số con vật đó với số phương hướng cộng thêm số giờ để tìm Hào động. Lấy toàn tổng số của số quẻ ấy mà đoán con vật ấy cũng như cách xem con bò rống, con gà gáy ở quẻ Hậu thiên. Muốn xem các loại như: bò, ngựa, chó, lợn, phải dùng năm, tháng, ngày, giờ sinh của chúng mà xem, nếu những con vật đó ta mua thì dùng năm, tháng, ngày, giờ ta đặt mua mà xem.

Xem tĩnh vật

sửa

Xem tịnh vật như: sông, ngòi, núi, đá không thể toán được. Xem về nhà cửa, cây cối các loại:

  • Nhà: dùng năm, tháng, ngày, giờ xây cất hoặc năm, tháng, ngày, giờ mua lại
  • Cây: dùng năm, tháng, ngày, giờ trồng cây
  • Khí cụ, đồ dùng cũng vậy, lấy năm, tháng, ngày giờ tạo ra nó hoặc mua lại mà xem cũng như cách làm cái gối, chiếc ghế (nói ở đầu Lời Tựa) các loại. Kỳ dư không có duyên cớ thì không xem, ví như xem "Quan Mai" vì có cớ là hai con chim, dành cành mai mà đậu đến phải xuống đất.

Xem hoa "Mẫu đơn" vì có người hỏi mới xem như cây cổ thụ đương tươi tốt vì có cành khô gãy xuống đất, bởi các duyên cớ trên mà xem quẻ. Nếu không có duyên cớ mà vẫn xem thì không hiệu nghiệm.

Gieo quẻ hậu thiên, dùng vật làm quẻ

sửa

Phép gieo quẻ Hậu Thiên, quan sát kỹ vật, dùng tượng quẻ của vật làm Thượng quái, dùng phương vị (phương hướng) quẻ của vật làm Hạ quái cộng thêm số giờ để tìm hào động.

Cách đoán quẻ

sửa

Thành quẻ

sửa

Sau khi quẻ bói được thành lập thì quẻ đó là quẻ gốc (bản quái, chủ quái). Quẻ gốc do quẻ trên (thượng, hay ngoại quái) và quẻ dưới (hạ, hay nội quái) hợp thành. Lấy hào thứ hai, hào thứ ba và hào thứ tư (từ trên xuống và từ dưới lên) thành "quẻ hỗ" (hỗ trợ).

Xem xét lời hào (Hào từ) và lời quẻ (thoán từ, quái từ) của Chu Dịch để đoán cát hung

sửa

Thí dụ: chiêm được quẻ Càn, lời hào sơ cửu "Tiềm long vật dụng" (rồng ở ẩn), thì có thể đoán là mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ), nên ẩn náu chờ thời cơ có thể làm được.

Nếu chiêm được quẻ Càn, lời hào Cửu nhị là "Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân" (rồng xuất hiện tại điền, thì lợi gặp đại nhân), thì có thể dự đoán nên yết kiến quý nhân.

Xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc

sửa

Quẻ trên, quẻ dưới (thượng quái, hạ quái) có công năng của quẻ thể, quẻ dụng (quẻ có hào động); quẻ thể là mình, quẻ dụng lo quản người và việc khác.

Thể Dụng theo thuyết Động và Tĩnh

  • Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể
  • Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt
  • Thể sinh Dụng hay Dụng khắc Thể là xấu

Xem đến khắc ứng, như bói dịch thông thường

sửa
  • Nghe nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt
  • Nghe nói hung dữ hoặc thấy triệu chứng xấu là xấu
  • Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành công
  • Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại

Xác định kỳ ứng nghiệm

sửa

Xét sụ động tĩnh của bản thân như:

  • Ngồi bốc quẻ: ứng sự chậm trễ
  • Bốc quẻ trên đường, lúc đi: ứng sự mau
  • Bốc quẻ trên đường khi chạy: ứng sự mau hơn nữa
  • Bốc quẻ khi nằm: ứng sự chậm hơn

Muốn thông suốt sự chiêm bốc, cần nhất lấy Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng:

  • Cả hai nếu tốt thì thật là tốt
  • Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn

Luận quẻ Mai Hoa, phải kết hợp cả luận số và luận lý, tránh thiên kiến một phía, không đạt mục đích linh nghiệm. Cần vận dụng thích hợp nguyên tắc biến thông.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Mai Hoa Dịch số, Thiệu Khang Tiết, người dịch: Văn Tùng, Nhà xuất bản Văn Hoá Thông tin, Hà Nội, 2002
  • Mai Hoa Dịch tân biên, Vưu Sùng Hoa, người dịch: Cao Hoàn Diên Khánh, Nhà xuất bản Văn Hoá Thông tin, Hà Nội, 1997
  • Chu Dịch với dự đoán học, Thiệu Vĩ Hoa, người dịch: Mạnh Hà, Nhà xuất bản Văn Hoá, Hà Nội, 1997

Liên kết ngoài

sửa