Magnesi acetat khan là một hợp chấtcông thức hóa học Mg(C2H3O2)2. Nó thường ngậm 4 phân tử nước và có công thức Mg(CH3COO)2 • 4H2O. Trong hợp chất này magnesi có trạng thái oxy hóa 2+. Đây là muối magnesi của acid acetic.[1] Chất này hay chảy nước và khi bị nung nóng, nó phân hủy thành magnesi oxide.[2] Magnesi acetat thường được sử dụng làm nguồn magnesi trong các phản ứng sinh học.[3]

Magnesi acetat
Danh pháp IUPACMagnesium acetate
Nhận dạng
Số CAS142-72-3
PubChem8896
ChEBI62964
ChEMBL1200691
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Mg+2].[O-]C(=O)C.[O-]C(=O)C

InChI
đầy đủ
  • 1/2C2H4O2.Mg/c2*1-2(3)4;/h2*1H3,(H,3,4);/q;;+2/p-2
Thuộc tính
Công thức phân tửMg(CH3COO)2
Khối lượng mol142.394 (khan) 214.455 (ngậm 4 nước)
Bề ngoàiWhite hygroscopic crystals
Khối lượng riêng1.45 g/cm³
Điểm nóng chảy 80 °C (353 K; 176 °F) (ngậm 4 nước)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcSoluble
MagSus−116.0·10−6 cm³/mol (+4 H2O
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tính chất vật lý

sửa

Magnesi acetat tồn tại dưới dạng tinh thể hút ẩm màu trắng. Nó có mùi giống như acid acetic và hòa tan trong nước. Khi hòa tan trong dung dịch nước, độ pH của nó sẽ có tính kiềm.[4][5]

Lưu trữ

sửa

Do chất này rất hút ẩm, nó phải được lưu trữ cách xa nước. Nó cũng không tương thích với các chất oxy hóa mạnh và không nên trộn lẫn chúng với nhau.[4]

Tổng hợp

sửa

Magnesi acetat được tổng hợp từ phản ứng của magnesi hydroxide với acid acetic.[6]

2 CH3COOH + Mg(OH)2 → (CH3COO)2Mg + 2 H2O

Magnesi cacbonat lơ lửng trong nước cất phản ứng với dung dịch 20% acid acetic.[7]

2 CH3COOH + MgCO3 → Mg(CH3COO)2 + CO2 + H2O

Phản ứng giữa magnesi kim loại với acid acetic hòa tan trong benzen khô nitơ tạo ra magnesi acetat cùng với việc giải phóng một khí, có thể là hydro.[8]

Mg +2 CH3COOH → Mg(CH3COO)2 + H2

Ứng dụng

sửa

Vào năm 1881, Charles Clamond đã phát minh ra giỏ Clamond, một trong những loại đèn măng-sông hiệu quả đầu tiên. Các chất được sử dụng trong sáng chế này bao gồm magnesi acetat, magnesi hydroxidenước.

Magnesi acetat thường được sử dụng làm nguồn magnesi hoặc nguồn ion acetat trong các thí nghiệm hóa học. Một ví dụ của điều này là khi magnesi acetat và magnesi nitrat được sử dụng để thực hiện mô phỏng động lực học phân tử và đo điện thế bề mặt. Trong thí nghiệm, các tác giả nhận thấy rằng acetat có ái lực mạnh hơn đối với bề mặt so với ion nitrat và Mg2+ bị đẩy ra khỏi nhiễu không khí / chất lỏng. Họ cũng nhận thấy Mg2+ có khuynh hướng gắn kết với ion acetat hơn so với ion nitrat.[9]

An toàn

sửa

Magnesi acetat là một hợp chất tương đối an toàn và đã được đánh giá nguy hiểm sức khoẻ bằng không. Tuy nhiên, nó luôn phải được xử lý bằng găng tay và kính an toàn. Nếu chất này bị dính vào mắt, vào da, hoặc nuốt phải, hoặc hít vào sẽ gây kích ứng ở các vùng tương ứng: mắt, da, hệ tiêu hóa, và phổi.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Magnesium Acetate. Hazard.com. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Magnesium Acetate Supplier & Tech Info Lưu trữ 2015-04-05 tại Wayback Machine American Elements Retrieved on ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Sigma-Aldrich fact sheet on Magnesium acetate” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  4. ^ a b “Unisenchem Fact Sheet Magnesium Acetate”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  5. ^ “Unisenchem Fact Sheet Magnesium Acetate” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
  6. ^ Stouffer, M. R. “. Adsorbents for removing H2s, Other Odor causing Compounds, and Acid Gases from Gas Streams and Methods for Producing and Using these Adsorbents”. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ Staszczuk, P.; Pekalska, J. (2003). “Methods of Preparation of Magnesium Organic Compounds from Natural Dolomite”. Physiochemical Problems of Mineral Processing. 37: 149–158.
  8. ^ Encyclopedia of Chemical Reactions. 1957. tr. 399.
  9. ^ Minofar, Babak; Vácha, Robert; Wahab, Abdul; Mahiuddin, Sekh; Kunz Werner; Jungwirth, Pavel (2006). “Propensity for the Air/Water Interface and Ion Pairing in Magnesium Acetate vs Magnesium Nitrate Solutions: Molecular Dynamics Simulations and Surface Tension Measurements”. J. Phys. Chem. 110: 15939–15944. doi:10.1021/jp060627p.
  10. ^ “Sigma-Aldrich material safety sheet” (pdf) |format= cần |url= (trợ giúp). https://www.lakeland.edu/AboutUs/MSDS/PDFs/1083/Magnesium%20Acetate%20Tetrahydrate%20(Sigma).pdf. ngày 7 tháng 2 năm 2009. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)