Madeleine của Pháp và Bretagne

Madeleine của Pháp và Breatagne, Madeleine của Pháp hay Madeleine của Valois (tiếng Pháp: Madeleine de Valois; tiếng Anh: Madeleine of Valois; Tiếng Tây Ban Nha: Magdalena de Valois; 10 tháng 8 năm 1520 - 7 tháng 7 năm 1537) là một Vương nữ của Vương quốc Pháp thời kỳ nhà Valois, người đã trở thành Vương hậu của Vương quốc Scotland với tư cách là người vợ đầu tiên của Vua James V.

Madeleine của Pháp
Madeleine de France
Vương hậu Scotland
Tại vị1 tháng 1 năm 1537 – 7 tháng 7 năm 1537
(187 ngày)
Tiền nhiệmMargaret của Anh
Kế nhiệmMarie xứ Guise
Thông tin chung
Sinh(1520-08-10)10 tháng 8, 1520
Saint-Germain-en-Laye, Paris, Pháp
Mất7 tháng 7 năm 1537(1537-07-07) (16 tuổi)
Cung điện Holyrood, Edinburgh, Scotland
An tángTu viện Holyrood
Phối ngẫuJames V của Scotland Vua hoặc hoàng đế
Vương tộcNhà Valois-Angoulême
Nhà Stuart (kết hôn)
Thân phụFrançois I của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuClaude của Pháp và Bretagne Vua hoặc hoàng đế

Cuộc hôn nhân được sắp xếp như một điều kiện của Hiệp ước Rouen. Vua James ban đầu được hứa hôn với một cô dâu khác, nhưng ông thích Madeleine hơn. Họ kết hôn nhưng sức khỏe của bà rất yếu ớt, và bà qua đời 6 tháng sau đám cưới, mang lại cho bà biệt danh "Vương hậu mùa hè" của người Scotland.

Tiểu sử

sửa
 
Madeleine của Pháp khi còn nhỏ.

Madeleine được sinh ra tại Saint-Germain-en-Laye ở Pháp, là người con thứ 5 và là con gái thứ 3 của Vua François I của Pháp. Mẹ bà là Vương hậu Claude, con gái lớn của Vua Louis XII của PhápAnna I xứ Breizh, do đó Claude vừa là Vương hậu lại vừa mang tước hiệu Nữ Công tước của Breizh kế thừa từ mẹ.

Từ khi sinh ra Madeleine vốn đã yếu ớt, bà lớn lên ở vùng thung lũng Loire ấm áp và ôn hòa của Pháp thay vì ở Paris, vì Quốc vương François sợ rằng cái lạnh sẽ phá hủy sức khỏe mỏng manh của bà. Cùng với em gái Marguerite, bà may mắn được người bác ruột của mình, Marguerite xứ Angoulême, là chị gái bố ruột nuôi dưỡng và tiến hành giáo dục. Điều này kéo dài cho đến khi cha bà tái hôn và người vợ mới, Leonor của Castilla, thì họ mới đón bà về nhà riêng[1]. Lớn lên khó khăn như vậy, trước khi sinh nhật thứ 16 tuổi, vương nữ Madeleine bắt đầu có biểu hiện bị mắc bệnh lao, một loại bệnh nan y vào thời điểm ấy.

Ba năm trước khi Madeleine ra đời, Hiệp ước Rouen của Pháp được thành lập để củng cố Liên minh Auld sau thất bại của Scotland tại Trận Flodden. Một cuộc hôn nhân với một Vương nữ Pháp cho Quốc vương Scotland là James V, đây là một trong những điều khoản của hiệp ước này. Vì vậy vào tháng 4 năm 1530, John Stewart, Công tước xứ Albany, được bổ nhiệm làm ủy viên để hoàn tất cuộc hôn nhân giữa James V và Công chúa Madeleine[2].

Tuy nhiên, vì Madeleine không có sức khỏe tốt, một quý công nương người Pháp khác, Marie của Bourbon đã được đề xuất. Marie xứ Bourbon sẽ được tặng của hồi môn như thể cô là con gái của Quốc vương Pháp.

Cưới cho Vua James V của Scotland

sửa

Vua James V đã ký hợp đồng kết hôn với Marie xứ Bourbon, và đến Pháp vào năm 1536 để gặp bà, nhưng cuối cùng ông lại say mê Madeleine quá mức, khiến cho ông đã yêu cầu Vua François I kết hôn với vương nữ Madeleine. Vua François ban đầu lo sợ vì thời tiết ở Scotland rất khắc nghiệt và lạnh giá, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con gái mình nên ban đầu ông đã từ chối[3].

 
Cờ hiệu của Madeleine với tư cách Vương hậu của Scotland.

James V tiếp tục ép Vua François vì Madeleine, và mặc dù có sự dè dặt và nỗi sợ hãi dai dẳng, nhưng Vua François miễn cưỡng cho phép kết hôn khi Madeleine quan tâm đến việc kết hôn với Vua James rất rõ ràng. Cặp đôi kết hôn vào ngày 1 tháng 1 năm 1537, tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris.[4]. Vua François cũng cung cấp cho Madeleine một của hồi môn rất hào phóng, và rất cần thiết, điều này đã thúc đẩy đáng kể ngân sách cho Vương quốc Scotland. Theo hợp đồng hôn nhân được thực hiện tại Blois, vương nữ Madeleine từ bỏ yêu sách của bà và bất kỳ người thừa kế nào của bà cho ngai vàng Pháp. Nếu Vua James V chết trước, Madeleine sẽ giữ lại tài sản trọn đời của mình bao gồm các Bá quốc vùng Fife, Strathearn, RossOrkney với Cung điện Falkland, Lâu đài StirlingLâu đài Dingwall, với GallowayLâu đài Threave[5].

Sau nhiều tháng lễ hội và lễ kỷ niệm, cặp đôi rời Pháp đến Scotland vào tháng 5 năm 1537. Đến thời điểm này, sức khỏe của Madeleine đã xấu đi nhiều hơn và bà bị bệnh nặng khi cặp đôi đến Scotland. Họ đến Leith lúc 10 giờ ngày Whitsun-eve, tức ngày 19 tháng 5 năm 1537[6].

Một danh sách chi tiết các món quà cưới từ Vua François cũng đã được cho là tồn tại[7]. Một số cận thần người Pháp của bà cũng đến và được bao gồm trong số mười một thành viên có tên trong đoàn tùy tùng của bà: quản gia cũ của bà, Anne de Boissy, Madame de Montreuil; Bà chủ Bren; thư ký của bà, Jean de Langeac, Giám mục Limoges; chủ hộ, Jean de St Aubin; Charles de Marconnay; bác sĩ, thạc sĩ Partix; John CrammyPierre de Ronsard; lông thú Gillan; đồ tể John Kenneth; thợ cắt tóc Anthony[8].

Vương hậu Madeleine đã viết cho cha mình từ Edinburgh vào ngày 8 tháng 6 năm 1537, nói rằng mình đã khỏe hơn và các triệu chứng bệnh đã giảm bớt[9]. Tuy nhiên, một tháng sau, vào ngày 7 tháng 7 năm 1537, một tháng trước sinh nhật thứ 17 của bà, Madeleine đã mất trong vòng tay của chồng bà tại Edinburgh. Vương hậu Madeleine đã được an táng trong Nhà thờ Vương thất Holyrood ở Edinburgh, bên cạnh Vua James II của Scotland. Ngôi mộ đã bị một đám đông mạo phạm vào năm 1776 và cái đầu được cho là "vẫn còn đẹp" của bà đã bị đánh cắp[10].

Tưởng nhớ

sửa

Cuộc hôn nhân và cái chết của Madeleine đã được hồi ức bởi nhà thơ David Lyndsay trong "Deith of Quene Magdalene", bài thơ mô tả cuộc hôn nhân của cuộc hôn nhân ở Pháp và Scotland:

O Paris! Of all citeis principall!Quhilk did resave our prince with laud and glorie,Solempnitlie, throw arkis triumphall. [arkis = arches]* * * * * *Thou mycht have sene the preparatiounMaid be the Thre Estaitis of ScotlandIn everilk ciete, castell, toure, and town* * * * * *Thow saw makand rycht costlie scaffaldingDepaynted weill with gold and asure fyne* * * * * *Disagysit folkis, lyke creaturis devyne,On ilk scaffold to play ane syndrie storieBot all in greiting turnit thow that glorie. [greiting = crying: thow = death]

Chưa đầy một năm sau khi cô qua đời, James V kết hôn với Marie xứ Guise, một góa phụ, người đã tham dự đám cưới của ông với Madeleine. Và hơn 20 năm sau, một danh sách liệt kê những kho báu trong lâu đài Edinburgh, là hai chiếc cúp vàng nhỏ, một chiếc chậu đá mã não, một chiếc bình và bình pha lê được trao cho Madeleine khi bà khi còn là một đứa trẻ ở Pháp[11].

Gia phả

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Marshall, Rosalind K. (2003). Scottish Queens, 1034–1714. Tuckwell Press. tr. 101.
  2. ^ Hay, Denys, Letters of James V, HMSO (1954), 43–44, 51–52, 170.
  3. ^ Ashley, Mike (1999). The mammoth book of British kings and queens. London: Robinson Publishers. tr. 570. ISBN 1-84119-096-9.
  4. ^ "Why did the 'Rough Wooing' Fail to break the Auld Alliance?"
  5. ^ Hay, Denys, Letters of James V, HMSO (1954), 325–6.
  6. ^ State Papers Henry VIII, vol. 5 part bốn cont., (1836), 79, Clifford to Henry VIII.
  7. ^ Guthrie, William, General History of Scotland, vol. 5, (1767), 166 note: "The Historical works of Sir James Balfour", vol. 1, Edinburgh (1824), 266–267: NLS Adv. MS 33:2:15.
  8. ^ Thomas, Andrea, Princelie Majestie, John Donald (2005), 45.
  9. ^ Hay, Denys, Letters of James V, HMSO (1954), 331–2.
  10. ^ Grants Old and New Edinburgh
  11. ^ Thomson, Thomas, A Collection of Inventories, Bannatyne Club (1815), 63.
  12. ^ a b Knecht, R.J. (1984). Francis I. Cambridge University Press. tr. 1–2.
  13. ^ a b Anselme de Sainte-Marie, Père (1726). Histoire généalogique et chronologique de la maison royale de France [Genealogical and chronological history of the royal house of France] (bằng tiếng Pháp). 1 (ấn bản thứ 3). Paris: La compagnie des libraires. tr. 134–136.
  14. ^ a b c d e Adams, Tracy (2010). The Life and Afterlife of Isabeau of Bavaria. Johns Hopkins University Press. tr. 255.
  15. ^ a b c Gicquel, Yvonig (1986). Alain IX de Rohan, 1382-1462: un grand seigneur de l'âge d'or de la Bretagne (bằng tiếng Pháp). Éditions Jean Picollec. tr. 480. ISBN 9782864770718. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  16. ^ a b Jackson-Laufer, Guida Myrl (1999). Women Rulers Throughout the Ages: An Illustrated Guide. ABC-CLIO. tr. 231.
  17. ^ a b c d Wilson, Katharina M. (1991). An Encyclopedia of Continental Women Writers. Taylor & Francis. tr. 258. ISBN 9780824085476. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  18. ^ a b Robin, Diana Maury; Larsen, Anne R.; Levin, Carole (2007). Encyclopedia of Women in the Renaissance: Italy, France, and England. ABC-CLIO. tr. 20. ISBN 978-1851097722.
  19. ^ a b Palluel-Guillard, André. “La Maison de Savoie” (bằng tiếng Pháp). Conseil Savoie Mont Blanc. Truy cập 28 Tháng sáu năm 2018.
  20. ^ a b Leguai, André (2005). “Agnès de Bourgogne, duchesse de Bourbon (1405?-1476)”. Les ducs de Bourbon, le Bourbonnais et le royaume de France à la fin du Moyen Age [The dukes of Bourbon, the Bourbonnais and the kingdom of France at the end of the Middle Ages] (bằng tiếng Pháp). Yzeure: Société bourbonnaise des études locales. tr. 145–160.
  21. ^ a b Anselme 1726, p. 207
  22. ^ a b Desbois, François Alexandre Aubert de la Chenaye (1773). Dictionnaire de la noblesse (bằng tiếng Pháp). 6 (ấn bản thứ 2). tr. 452. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
Madeleine của Pháp và Bretagne
Nhánh thứ của Vương tộc Capet
Sinh: 10 tháng 8, năm 1520 Mất: 7 tháng 7, năm 1537
Vương thất Tô Cách Lan
Tiền nhiệm
Margaret của Anh
Vương hậu Tô Cách Lan
1537
Kế nhiệm
Marie xứ Guise