Mab, hay Uranus XXVI, là một vệ tinh vòng trong của Sao Thiên Vương. Nó được phát hiện bởi Mark R. ShowalterJack J. Lissauer vào năm 2003 bằng Kính viễn vọng không gian Hubble.[4] Vệ tinh này được đặt theo tên của Nữ hoàng Mab, một nhân vật trong vở Romeo và Juliet của William Shakespeare.[5]

Mab Biểu tượng Mab
Khám phá
Khám phá bởiMark R. ShowalterJack J. Lissauer
Ngày phát hiện25 tháng 8 năm 2003
Tên định danh
Tên định danh
Uranus XXVI
Phiên âm/ˈmæb/[1]
Tính từMabbian
Đặc trưng quỹ đạo
97.736 km
Độ lệch tâm0,0025
0,923 ngày
7,70 km/s (tính toán)
Độ nghiêng quỹ đạo0,1335° (so với xích đạo của Sao Thiên Vương)
Vệ tinh củaSao Thiên Vương
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
6–12 km[2]
~1.900 km2
Thể tích~8.000 km3
Khối lượng~1 × 1015 kg
Mật độ trung bình
~1,3 g/cm3
~0,0044 m/s2
~0,011 km/s
đồng bộ
không
Suất phản chiếu0,103 (giả định)
Nhiệt độ~63 K
26[3]

Do kích thước nhỏ cùng bề mặt tối, nó đã không được phát hiện từ các bức ảnh chụp bởi Voyager 2 trong lần bay gần đến Sao Thiên Vương năm 1986. Tuy nhiên, một vệ tinh tối hơn nó là Perdita đã được tìm thấy qua các bức ảnh của Voyager năm 1997. Điều này khiến các nhà khoa học phải kiểm tra lại những bức ảnh cũ, và vệ tinh Mab đã được phát hiện.[2]

Kích cỡ của vệ tinh này vẫn chưa được xác định. Nếu có cùng độ tối với Puck, đường kính của nó sẽ là 24 km. Ngược lại, nếu nó rực rỡ như vệ tinh lân cận là Miranda, nó có thể nhỏ hơn cả Cupid và có thể so sánh với những vệ tinh nhỏ nhất ở vòng ngoài.[2] Một quan sát hồng ngoại được công bố năm 2023 gợi ý rằng Mab có thể chỉ rộng 6 km với bề mặt nhiều băng nước giống Miranda. Tuy nhiên, một khả năng thứ hai là nó có thể rộng 12 km với bề mặt giống vệ tinh Puck.[6]

Mab bị nhiễu loạn nghiêm trọng. Nguồn gây nhiễu vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là do một hay nhiều vệ tinh chuyển động gần đó gây nên.[2]

Mab quay quanh Sao Thiên Vương ở cùng khoảng cách với vành đai μ (trước đây là R/2003 U 1), một vành đai bụi được phát hiện cùng lúc với vệ tinh này. Mab có kích thước gần như tối ưu để sản sinh bụi do các vệ tinh lớn hơn có thể tái thu thập phần bụi rơi ra và các vệ tinh nhỏ hơn lại có bề mặt quá bé để bổ sung vật chất cho vành đai thông qua va chạm với thiên thể khác trong vòng hoặc thiên thạch.[7] Chưa vành đai nào liên quan đến Perdita và Cupid được tìm thấy, khả năng là do Belinda đã giới hạn thời gian tồn tại của bụi do các vệ tinh đó tạo ra.[2]

Khi được phát hiện, Mab đã được đặt cho một danh xưng tạm thời là S/2003 U 1.[4] Nó còn có tên định danh là Uranus XXVI.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Mab”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
  2. ^ a b c d e Showalter, Mark R.; Lissauer, Jack J. (17 tháng 2 năm 2006). “The Second Ring-Moon System of Uranus: Discovery and Dynamics”. Science. 311 (5763): 973–977. Bibcode:2006Sci...311..973S. doi:10.1126/science.1122882. PMID 16373533. S2CID 13240973.
  3. ^ Sheppard, Scott S. “Uranus' Known Satellites”. Carnegie Institution (Department of Terrestrial Magnetism). Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ a b Showalter, Mark R.; Lissauer, Jack J. (25 tháng 9 năm 2003). “S/2003 U 1 and S/2003 U 2”. IAU Circular. 8209: 1. Bibcode:2003IAUC.8209....1S. ISSN 0081-0304. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ a b “Planet and Satellite Names and Discoverers”. Gazetteer of Planetary Nomenclature. USGS Astrogeology. 21 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2006.
  6. ^ Molter, Edward M.; De Pater, Imke; Moeckel, Chris (2023). “Keck near-infrared detections of Mab and Perdita”. Icarus. 405: 115697. arXiv:2307.13773. doi:10.1016/j.icarus.2023.115697. S2CID 259885759.
  7. ^ Layton, Laura (28 tháng 12 năm 2005). “Uranus' second ring-moon system”. Astronomy.com. Astronomy Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa