Mỹ Thuận, thành phố Nam Định
Mỹ Thuận là một xã thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Mỹ Thuận
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Mỹ Thuận | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Nam Định | |
Thành phố | Nam Định | |
Thành lập | 1948[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°27′38″B 106°3′55″Đ / 20,46056°B 106,06528°Đ | ||
| ||
Diện tích | 8,65 km²[2] | |
Dân số (31/12/2022) | ||
Tổng cộng | 7.847 người[2] | |
Mật độ | 907 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 13732[3] | |
Website | mythuan | |
Địa lý
sửaXã Mỹ Thuận nằm ở phía tây bắc tỉnh Nam Định, có vị trí địa lý:
Xã Mỹ Thuận có diện tích 8,65 km², dân số năm 2022 là 7.847 người,[2] mật độ dân số đạt 907 người/km².
Hành chính
sửaXã Mỹ Thuận được chia thành 10 thôn.
Lịch sử
sửaĐịa bàn xã Mỹ Thuận có nhiều dấu tích cho thấy đây là nơi cư trú lâu đời của người Việt.
Trước năm 1945, địa bàn xã Mỹ Thuận gồm các xã Nhân Nhuế, Khánh Thôn và Hiệp Minh (gồm thôn Hàn Thông và thôn Sùng Văn).[1]
Sau năm 1945, xã Mỹ Thuận thuộc huyện Mỹ Lộc.[4][2]
Tháng 5 năm 1948, thành lập xã Mỹ Thuận trên cơ sở 3 xã: Nhân Nhuế, Khánh Thôn và Hiệp Minh (gồm thôn Hàn Thông và thôn Sùng Văn).[1]
Ngày 19 tháng 8 năm 1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 219-NV[5] về việc chuyển 3 xóm: Đại Lão, Cầu Nhân và Phú Vinh thuộc xã Khánh Lão, huyện Vũ Bản về xã Mỹ Thuận.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH[6] về việc thành lập tỉnh Nam Hà trên cơ sở tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Khi đó, xã Mỹ Thuận thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Hà.
Ngày 13 tháng 6 năm 1967, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 76-CP[7] về việc sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Khi đó, xã Mỹ Thuận thuộc thành phố Nam Định.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc thành lập tỉnh Hà Nam Ninh trên cơ sở tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Mỹ Thuận thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Hà Nam Ninh.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP[9] về việc sáp nhập xã Mỹ Thuận thuộc thành phố Nam Định vào huyện Bình Lục.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[10] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Mỹ Thuận thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[11] về việc chia tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Khi đó, chuyển xã Mỹ Thuận thuộc huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam về thành phố Nam Định quản lý.
Ngày 26 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 19-CP[12] về việc chuyển xã Mỹ Thuận thuộc thành phố Nam Định về huyện Mỹ Lộc mới thành lập quản lý.
Năm 2020, xã Mỹ Thuận có 12 thôn.
Ngày 2 tháng 12 năm 2021, HĐND tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 63/2021/NQ-HĐND[13] về việc thành lập thôn Nhân Phú trên cơ sở 3 thôn: Phú Vinh, Đống Ba, Cầu Nhân.
Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2024).[14] Theo đó, sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Khi đó, xã Mỹ Thuận thuộc thành phố Nam Định.
Kinh tế - xã hội
sửaToàn xã có 1 trường THCS và 1 trường tiểu học (gồm 2 điểm trường khu A và khu B) đạt chuẩn Quốc gia. Hằng năm xã có tỉ lệ thi đỗ vào cấp ba cao trên 70%, đặc biệt từ năm 2009 đến nay xã liên tục có các học sinh thi đỗ vào trường chất lượng cao của tỉnh Nam Định như THPT Trần Hưng Đạo, thi đỗ vào THPT chuyên Lê Hồng Phong. Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện tăng cả về chất và lượng.
Học sinh tiêu biểu:
- Trần Trung Dũng (thôn Nhân Nhuế): Thủ khoa khối A1 toàn quốc năm 2016 (THPT chuyên Lê Hồng Phong).
- Trần Thị Ngân (thôn Nhân Nhuế): Thủ khoa khối D1, Học viện Cảnh sát nhân dân (THPT chuyên Lê Hồng Phong).
Y tế: xã có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.
Công nghiệp: trên địa bàn xã đã quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thuận, tiếp giáp với Đại lộ Thiên Trường (hơn 100 ha) từ năm 2008 nhưng chưa đầu tư xây dựng hạ tầng
Danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Pháp.
Văn hóa
sửaTrên địa bàn xã có di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Sùng Văn thờ Linh Lang đại vương, ngoài ra còn có đình Dinh và một số di tích khác đã được xếp hạng di tích.
Danh nhân
sửa- Vũ Đình Liệu (1919–2005) sinh tại thôn Nam Khánh: Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1982–1987).
- Đỗ Mạnh Đạo (1929–2006) sinh tại thôn Nhân Nhuế: Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó tư lệnh chính trị Quân khu 3.
- Thiếu tướng Lê Tiến Phục (1922–1999) sinh tại thôn Nhân Nhuế: Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nguyên Cục trưởng cục chính sách – Bí thư Đảng bộ cơ quan Tổng cục chính trị (1967–1978), Nguyên Phó chính ủy binh đoàn 678 (1978–1982).
- Đại tá Phạm Quang Phiếu (1953–) sinh tại thôn Cầu Nhân (nay là thôn Nhân Phú): Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nguyên Cục trưởng cục Tài chính, Bộ Quốc phòng.
- Đỗ Mạnh Đức (1963–) sinh tại thôn Nhân Nhuế: Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Cục trưởng cục cán bộ, Tổng cục Chính trị.
- Đại tá Lê Tiến Hải (1962–2017) sinh tại thôn Nhân Nhuế: Bộ môn Vật lý, Khoa Hóa Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Đại tá Lê Hồng Vân sinh tại thôn Nhân Nhuế: Nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Chú thích
sửa- ^ a b c “Phương án số 3703/PA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử xã Mỹ Thuận. 30 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c d “Phương án số 3703/PA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2023 – 2025” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 6 tháng 9 năm 2023. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Đề án số 5404/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2023 – 2025” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 21 tháng 12 năm 2023. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Quyết định số 219-NV năm 1964 về việc phê chuẩn việc sát nhập một số thôn, xóm thuộc tỉnh Nam Định”. Dữ liệu pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
- ^ “Quyết định số 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Caselaw Việt Nam. 21 tháng 4 năm 1965. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Quyết định số 76-CP năm 1967 về việc hợp nhất huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là thành phố Nam Định”. Caselaw Việt Nam. 13 tháng 6 năm 1967. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 27 tháng 12 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Quyết định số 125-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Caselaw Việt Nam. 14 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 26 tháng 12 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị định số 19-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thuỷ, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 26 tháng 2 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết số 63/2021/NQ-HĐND năm 2021 về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn (xóm), tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn (xóm), tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nam Định. 2 tháng 12 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Nam Định”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.