Một cõi tâm linh

phim tài liệu Việt Nam công chiếu năm 1993

Một cõi tâm linh (tiếng Anh: A spiritual world[1][2] hay Tolerance for the dead[3]) là một bộ phim tài liệu sản xuất theo đơn đặt hàng của Channel 4 [en] do Trần Văn Thủy biên kịch và đạo diễn. Phim hoàn thành và công chiếu lần đầu vào năm 1993.

Một cõi tâm linh
Đạo diễnTrần Văn Thủy
Kịch bảnTrần Văn Thủy
Sản xuấtHãng phim Thanh niên
Channel 4 [en] (Anh)
Quay phimĐỗ Khánh Toàn
Nguyễn Thước
Âm nhạcHuy Toàn
Công chiếu
1993
Thời lượng
46 phút
Quốc gia Việt Nam
 Anh Quốc
Ngôn ngữtiếng Việt

Nội dung

sửa

Bộ phim sưu tập, bàn bạc những câu chuyện về tâm linh, thờ cúng của người Việt Nam và sự đồng cảm của dân chúng Việt Nam với những người Mỹ có người thân qua đời trong chiến tranh.[3]

Sản xuất và công chiếu

sửa

Sau thành công gây tiếng vang với phim tài liệu Chuyện tử tế (1985), Trần Văn Thủy đã được các hãng phim, đài truyền hình quốc tế mời làm phim.[4][5] Bộ phim đầu tiên ông làm theo đơn đặt hàng là Một cõi tâm linh theo lời mời từ đài Channel 4 [en] (Anh).[6] Từ năm 1992, ông đã bay sang Luân Đôn để bàn bạc việc làm phim. Khi trở về nước, ông tiếp tục giữ liên lạc với nhà đài thông qua đạo diễn người Anh Neil Gibson. Tuy nhiên do ông Gibson bị đột tử trong khách sạn nên văn thư gửi cho Trần Văn Thủy đã không đến được tay người nhận và bị công an Việt Nam thu giữ. Đạo diễn Rod Stoneman của Channel 4 sau đó đã viết thẳng một bức thư gửi cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt để chuyển lá thư bị lưu giữ trên cho Trần Văn Thủy về việc làm phim. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1992, Trần Văn Thủy được gọi lên Hội Điện ảnh Việt Nam để nhận bức thư với lời nhắn: "Làm hay không làm là tùy đạo diễn, đừng để họ nghĩ là nhà nước cấm cản". Sau sự kiện này, ông đã không gặp phải bất cứ trở ngại nào với việc làm phim hợp tác với nước ngoài cả dự án này lẫn các dự án khác.[7]

Trần Văn Thủy là đạo diễn kiêm tác giả kịch bản phim, còn quay phim là Đỗ Khánh TuấnNguyễn Thước.[8] Ông đã có được sự hỗ trợ từ nhiều người suốt quá trình thực hiện bộ phim, trong số đó có Trịnh Công Sơn, em gái nhạc sĩ là Trịnh Vĩnh Thúy và nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Ngoài các trường đoạn quay trong Sài Gòn, Huế, đoàn phim cũng di chuyển tới các nước Pháp, Đức, Ý, Anh, Mỹ để quay phần mộ của những nhân vật nổi tiếng như Karl Marx, Frédéric Chopin, Victor Noir,...[9] Bộ phim với thời lượng dài 46 phút[3] đã được hoàn thành vào năm 1993 và phát trên sóng truyền hình Anh cùng năm.[6][10]

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Tham khảo
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1994 Phim tài liệu Một cõi tâm linh Giải B [11][12]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Events in 2003” [Những sự kiện năm 2003]. Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ “DVD Collection” [Bộ sưu tầm DVD]. asia.isp.msu.edu (bằng tiếng Anh). Asian Studies Center. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ a b c “Có một làng quê = There is a village”. WorldCat (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Hồng Chuyên (15 tháng 4 năm 2014). "Chuyện-Tử-Tế", hãy đánh thức nó, đặt lên bàn thờ tổ tiên”. infonet.vietnamnet.vn. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Trần Văn Thủy & Lê Thanh Dũng 2013, tr. 407.
  6. ^ a b Cinemaya 1995, tr. 7.
  7. ^ Trần Văn Thủy & Lê Thanh Dũng 2013, tr. 399-400.
  8. ^ Cinemaya 1995, tr. 72.
  9. ^ Trần Văn Thủy & Lê Thanh Dũng 2013, tr. 400-405.
  10. ^ Văn Thọ 2003, tr. 114.
  11. ^ Ngô Phương Lan 1998, tr. 350.
  12. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2005, tr. 631.

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa