Mỏ khí Darvaza hay Cánh cửa đến Địa ngục là một mỏ khí thiên nhiênDerweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan năm 1971 các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí.[1] Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 mét (230 ft) ở vị trí 40°15′10″B 58°26′22″Đ / 40,25264°B 58,43941°Đ / 40.25264; 58.43941 (The Gates of Hell). Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đã quyết định cách tốt nhất là đốt nó.[2] Các nhà địa chất hy vọng rằng dùng lửa sẽ đốt cháy toàn bộ khí trong vài tuần, tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc. Người dân nơi đây gọi hố này là "Cánh cửa đến địa ngục".[3]

Mỏ khí Darvaza
Cảnh mỏ khí năm 2011
Mỏ khí Darvaza trên bản đồ Turkmenistan
Mỏ khí Darvaza
Vị trí của Mỏ khí Darvaza ở Turkmenistan
Quốc giaTurkmenistan
Khu vựcDerweze, Tỉnh Ahal
Ngoài khơi/trên bờtrên bờ
Tọa độ40°15′9,4″B 58°26′21,8″Đ / 40,25°B 58,43333°Đ / 40.25000; 58.43333
Field history
Phát hiện1971
Production
Current production of oil (barrels per day)Chưa bắt đầu
Mỏ khí vào ban đêm, 2010.

Địa lý

sửa

Mỏ khí này nằm gần làng Derweze. Nó tọa lạc ở giữa sa mạc Karakum, 260 km so với Ashgabat. Đây là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới. Tên gọi "Cửa vào Địa ngục" do người dân đặt, đề cập đến lửa, bùn sôi và ngọn lửa màu da cam trong miệng núi lửa Derweze 70 mét (230 ft).[4] Đám lửa cháy lan trên một diện tích khoảng 60 mét vuông (650 foot vuông) và độ cao 20 mét (66 ft) so với đáy hố.[5]

Lịch sử

sửa

Cổng địa ngục được tìm thấy bởi các nhà khoa học Liên Xô năm 1971.[6] Bàn đầu họ cho rằng đó là một mỏ dầu.[7], do đó họ đã thiết lập một giàn khoan và bắt đầu tiến hành khoan thăm dò đánh giá trữ lượng khí đốt dự trữ trong mỏ. Trong quá trình khoan, mặt đất bên dưới giàn khoan và trại bị sụp xuống tạo thành một miệng hố, may mắn không có thiệt hại về người trong vụ tai nạn này. Tuy nhiên, một lượng lớn khí mêtan đã thoát ra và gây nên các vấn đề lớn về môi trường và cũng như những ảnh hưởng to lớn tới cư dân ở các khu vực xung quanh, thậm chí gây nên một số ca tử vong. Lo ngại về những vấn đề này, các nhà khoa học đã quyết định sẽ đốt hố để triệt tiêu hoàn toàn lượng khí độc rò rỉ.[4] Về mặt môi trường, việc đốt bỏ là giải pháp tốt nhất khi mà hoàn cảnh không cho phép khai thác sử dụng lượng khí đốt có trong hố, đặc biệt khi khí mêtan thải vào khí quyển sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính.[5] Vào thời điểm đó người ta mong muốn lượng khí trữ trong hố sẽ cháy hết trong vài tuần nhưng hàng thập kỷ trôi qua nó vẫn tiếp tục cháy cho tới ngày nay.[4]

Tháng 4 năm 2010, Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdimuhamedow, đã đến thăm địa điểm này và chỉ đạo cần lấp miệng hố hoặc thực hiện các biện pháp xử lý để hạn chế ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của các mỏ khí tự nhiên khác trong khu vực.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ http://www.gadling.com/2008/03/25/turkmenistans-door-to-hell/
  2. ^ “Darvaz: The Door to Hell”. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “The Door to Hell in Darvaza, Turkmenistan You're Not From Around Here, Are You?”. You're Not From Around Here, Are You?. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  4. ^ a b c “What a 'hell hole'!”. Pakistan Daily Times. ngày 14 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ a b “The Gates of Hell" burning for 40 years in Turkmenistan”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
  6. ^ a b “The Door to Hell: Take a look inside a giant hole in the desert which has been on fire for more than 40 YEARS”. Daily Mail. ngày 27 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ American Geological Institute (tháng 1 năm 2010). Earth. American Geological Institute. tr. 22. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Door to Hell tại Wikimedia Commons