Mạc Công Bính
Bài viết này dường như đang dùng quá nhiều nguồn tự xuất bản hoặc dùng theo cách vi phạm quy định bách khoa. (tháng 10/2024) |
Chủ đề của bài viết này có thể không thỏa mãn chỉ dẫn chung về độ nổi bật. (tháng 6/2024) |
Mạc Công Bính (? – 1792) là thuộc tướng Chúa Nguyễn và là người cai trị trấn Hà Tiên. Ông là con của Mạc Tử Hoàng.[1]
Mạc Công Bính 鄚公柄 | |
---|---|
Nhà cai trị xứ Hà Tiên | |
Tại vị | 1789 – 1792 |
Tiền nhiệm | Mạc Tử Sanh |
Kế nhiệm | Trần Hanh |
Thông tin chung | |
Sinh | ? |
Mất | 1792 |
Hậu duệ | Mạc Hầu Đồ |
Thân phụ | Mạc Tử Hoàng |
Thân mẫu | Từ Chân Phu Nhân Hứa Thị |
Năm 1780, ông nội ông là Mạc Thiên Tứ tự sát ở Xiêm. Hầu hết con cháu họ Mạc đều bị vua Xiêm là Taskin đem xử tử; chỉ có ba người con trai nhỏ của Thiên Tứ là Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Tuấn và Mạc Tử Thiên cùng các cháu nhỏ được tha chết nhưng phải đi đày. Sau khi Rama I tự lập mình làm Phật vương năm 1782, mới vời họ về Bangkok nuôi cho đủ ăn.[1][2]
Từ đó, Mạc Công Bính sống ở Xiêm. Năm 1789, sau khi Hiệp Trấn Hà Tiên Mạc Tử Sanh qua đời, Nguyễn Ánh sai người sang xin vua Xiêm cho cháu ruột Mạc Thiên Tứ về lại Hà Tiên để xây dựng lại vùng đất này. Phó vương Xiêm Maha Sura Singhanat cho phép Mạc Công Bính trở về Hà Tiên và cho đem hài cốt Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Dung về Hà Tiên an táng. Ông được Nguyễn Ánh phong làm Lưu thủ Long Xuyên (ở Cà Mau), vì thế không về tới Hà Tiên.[3] Quan Xiêm Trần Hanh trở về nước và bẩm tấu lại. Vua Xiêm rất tức giận và sai người triệu Mạc Công Bính trở về.[1] Nguyễn Ánh đành phải vời ông về Hà Tiên.[3][4]
Năm 1792, Mạc Công Bính qua đời. Trấn Hà Tiên tạm do người Xiêm Trần Hanh nắm quyền. Sau khi Trần Hanh mất, con là Trần Tô lên thay. Mãi đến năm 1799, vua Xiêm mới cử Mạc Tử Thiêm về cai quản nơi này.[3] Mạc Công Bính có một người con trai là Mạc Hầu Đồ.[5]
Nguồn
sửa- Tạ Chí Đại Trường (1964), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Nhà xuất bản Dân trí.
Tham khảo
sửa- ^ a b c 《Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả》
- ^ Tạ Chí Đại Trường 1964, tr. 120.
- ^ a b c Đại Nam liệt truyện, tập 1. tr. 47.
- ^ “Mạc Tử Hoàng”. Trung Học Hà Tiên Xưa. 27 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Những vị công tử và công nương trong gia đình họ Mạc ở Hà Tiên”. Nghiên Cứu Lịch Sử. 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.