Mũi Kê Gà

Mũi đất thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam

Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà, là một mũi đất ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

Mũi Kê Gà
Mũi Khe Gà
Hải đăng Kê Gà nằm trên mũi Kê Gà (nhìn từ xa)
Tên gọi
Tên bản địaHòn Bà (Đảo Kê Gà)
Địa lý
Vị tríMũi Kê Gà
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Thuận
Quận/HuyệnHàm Thuận Nam
Toạ độ dãy núi10°41′42″B 107°59′8″Đ / 10,695°B 107,98556°Đ / 10.69500; 107.98556 (Mũi Kê Gà)
Giáp giớiBiển Đông
Mũi Kê Gà trên bản đồ Việt Nam
Mũi Kê Gà
Mũi Kê Gà
Vị trí của Mũi Kê Gà trên bản đồ phần đất liền Việt Nam

Mũi Kê Gà có diện tích rộng khoảng 5 ha, thu hút đông đảo du khách bởi vô số các cụm đá hoa cương vàng lung linh và hàng trăm cây sứ đại thụ. [1]

Địa lý

sửa

Mũi đất Kê Gà nhô ra Biển Đông, cách thành phố Phan Thiết khoảng 40 km về phía tây nam.

Mũi Kê Gà thực chất là một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 500 m, tục gọi là Hòn Bà. Khi thủy triều lên thì Kê Gà bị cách biệt như một hải đảo nhưng khi nước rút xuống thì một dải cát hiện ra nối mũi Kê Gà vào đất liền.

Lịch sử

sửa

Vào thời Pháp thuộc năm 1897, thực dân Pháp cho dựng một ngọn hải đăng cao bằng đá với bình diện tháp hình bát giác ở Kê Gà. Đèn soi đặt ở mực 65 m hằng giúp tàu bè đi ngang cửa biển này. Ngọn hải đăng bắt đầu hoạt động năm 1900 và đến nay vẫn chiếu sáng. Tầm đèn hải đăng rọi xa hơn 20 hải lý. Ngọn hải đăng Kê Gà có hai thành tích: nó là ngọn hải đăng cao thứ nhì ở Việt Nam[2] và là ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam.[3]

Năm 2010, có dự án xây hải cảng nước sâu tại Kê Gà để làm điểm chuyển vận cho hàng hóa nhất là khoáng sản nhôm từ Tây nguyên ra.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Kinh nghiệm du lịch Mũi Kê Gà an toàn và tiết kiệm”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. ^ “Hải đăng Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ Nguồn: Kê Gà, ngọn hải đăng cổ xua nhất Việt Nam