Mèo cộc đuôi Nhật Bản
Mèo cộc đuôi Nhật Bản (tiếng Nhật: ジャパニーズボブテイル) là một nòi mèo nhà có đặc điểm nổi bật là chiếc đuôi rất ngắn, giống như đuôi của thỏ. Chiếc đuôi ngắn này là kết quả của một đột biến về thân hình ở mèo, gây ra bởi một gien lặn.[1] Mèo cộc đuôi Nhật Bản là loài bản địa ở Nhật và Đông Nam Á, và hiện nay thì nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Nó đã xuất hiện ở Nhật Bản cách đây nhiều thế kỷ và là một hình ảnh thường thấy trong văn hóa và nghệ thuật truyền thống của xứ sở Anh Đào.
Mèo cộc đuôi Nhật Bản | |
---|---|
Một con mèo cộc đuôi Nhật có bộ lông tam thể. | |
Tiêu chuẩn nòi | |
FIFe | tiêu chuẩn |
CFA | tiêu chuẩn |
TICA | tiêu chuẩn |
Mèo nhà (Felis catus) |
Giống như phần nhiều các nòi mèo khác, mèo cộc đuôi Nhật Bản có thể có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng những cá thể thuộc dạng mèo tam thể (mike, 三毛) là được ưa chuộng nhất ở Nhật cũng như đối với cộng đồng người yêu mèo toàn cầu. Mèo cộc đuôi tam thể cũng xuất hiện với tần suất rất lớn trong văn hóa dân gian Nhật Bản.
Nguồn gốc
sửaTương tự như nhiều nòi mèo cổ khác, có nhiều giả thuyết phỏng đoán về nguồn gốc của mèo cộc đuôi Nhật Bản.[2] Một trong những thuyết về nguồn gốc của nòi mèo này là, tổ tiên của chúng vốn sống ở vùng Đại lục Á-Âu và "di cư" vào Nhật Bản chừng 1 nghìn năm về trước.[3] Một bức tranh có niên đại khoảng thế kỷ 15 về dạng lông dài của nòi này hiện vẫn còn được lưu giữ tại Viện Smithsonian ở Washington, DC.[2] Vào năm 1602, chính quyền Mạc phủ ra lệnh thả rông hết tất cả các con mèo để chúng tham gia bắt chuột và các loài gặm nhấm khác vốn đang gây hại tới ngành sản xuất tơ tằm. Đồng thời, việc buôn bán mèo cũng bị cấm và thế là tất cả các loại mèo, từ không đuôi đến có đuôi đều chủ yếu sống lang thang ngoài đường hoặc trong các nông trại. Mèo cộc đuôi Nhật Bản trở thành "mèo hoang" ở Nhật từ đó.[cần dẫn nguồn]
Vào năm 1701, một tác phẩm đầu tiên viết về các loài động thực vật và sinh cảnh của Nhật Bản ra đời, đó là cuốn Kaempfer's Japan do một học giả người Đức là Engelbert Kaempfer soạn thảo. Trong tác phẩm này, ông viết: "chỉ có một nòi mèo duy nhất được giữ trong nhà. Nó có lông trắng với những mảng lớn màu vàng và đen. Cái đuôi ngắn của nó giống như là đã bị bẻ cong hay đứt gãy. Chúng không thích bắt chuột mà chỉ thích được ôm ấp và vuốt ve bởi những người phụ nữ."
Vào năm 1968, mèo cộc đuôi Nhật Bản lần đầu tiên được du nhập vào Bắc Mỹ bởi Judy Crawford và Elizabeth Freret. Nòi mèo này được Hội những người yêu mèo (Cat Fanciers' Association - CFA) công nhận tư cách tạm thời vào năm 1971; sau đó dạng lông ngắn được công nhận tư cách tham gia thi đấu vào năm 1976 và vào năm 1993 thì đến phiên dạng lông dài được công nhận.[4] Hiệp hội mèo Thế giới (The International Cat Association - TICA) công nhận tư cách thi đấu của dạng cộc đuôi lông ngắn vào tháng 6 năm 1979 và dạng cộc đuôi lông dài vào tháng 3 năm 1991.[2] Cho đến năm 2011, ở Bắc Mỹ và châu Âu đã tồn tại một số cơ sở gây giống mèo cộc đuôi Nhật Bản và trên quê hương của nó thì có ít nhất một cơ sở. Tuy nhiên giống mèo này vẫn còn khá hiếm.
Tiêu chuẩn nòi (nói chung)
sửaMèo cộc đuôi Nhật Bản được công nhận bởi tất cả các cơ quan đăng kiểm mèo, ngoại trừ Governing Council of the Cat Fancy (GCCF).
- Đầu: (không tính tai) phải có hình tam giác đều.
- Tai: lớn, thẳng góc với đầu, góc giữa hai tai phải rộng và luôn luôn trông như đang cảnh giác
- Miệng: khá rộng và tròn nhưng không tù, không nhọn.
- Mắt: To và có hình hơi bầu dục. Không phình ra ở má hay ở trán.
- Thân hình: Kích cỡ trung bình, con đực to hơn con cái. Thân dài, thon và thanh mảnh, nhìn thấy rõ cơ bắp phát triển tốt. Phải cân đối.
- Cổ: Không quá ngắn, quá dài và cân đối với chiều dài cơ thể.
- Chân: Dài, mảnh, cao, chân sau dài hơn chân trước.
- Móng: Hình bầu dục.
- Ngón: Chân trước 5 - chân sau 4.
- Bộ lông:
- Màu lông: Tất cả các màu đều được chấp nhận, nhưng kiểu tam thể được ưa thích hơn cả.
- Đuôi: Đuôi phải nhìn thấy rõ và cấu tạo bởi một hay nhiều khớp cong.
Di truyền
sửa\
Chiếc đuôi cộc của nòi mèo này là kết quả của đột biến gien kiểu thân hình ở mèo, quy định bởi một gien lặn.[1] Vì vậy, khi cả cha lẫn mẹ đều cộc đuôi thì mèo con sinh ra cũng cộc đuôi, nhưng khi một cá thể cha mẹ không cộc đuôi thì khả năng con sinh ra cộc đuôi rất thấp. Trong khi gien đuôi cộc của mèo đảo Man có thể gây ra những bệnh di truyền cho nòi mèo này, chưa có ghi nhận nào cho thấy gien cộc đuôi của mèo cộc đuôi Nhật Bản có khả năng gây ra những vấn đề tương tự.[cần dẫn nguồn]
Thông thường, một lứa đẻ của mèo cộc đuôi Nhật Bản bao gồm 3 hay bốn con. Kích thước của mèo sơ sinh khá lớn so với mặt bằng chung[cần dẫn nguồn] và chúng cũng biết đi và hoạt động sớm hơn so với nhiều nòi khác.[cần dẫn nguồn]
Mèo cộc đuôi dị nhãn
sửaMèo cộc đuôi Nhật Bản, nhất là những cá thể có màu lông trắng, đôi khi có mỗi mắt mang một màu khác nhau. Thông thường, một mắt sẽ có mống mắt màu xanh lam và mắt còn lại thì màu vàng. Các cá thể mèo dị nhãn của nòi này xuất hiện với tần suất lớn hơn hẳn so với mặt bằng chung, có lẽ chỉ đứng sau mèo Van. Đặc tính dị nhãn cũng là một tính trạng được ưa thích và những cá thể mèo dị nhãn của nòi này thường có giá cả cao hơn hẳn so với các cá thể "bình thường".[cần dẫn nguồn]
Tính cách
sửaMèo cộc đuôi Nhật Bản nhìn chung là nòi hiếu động và thông minh, with a strongly human-oriented nature, và dễ huấn luyện để thực hiện các trò vui hơn so với các nòi khác.Chúng rất yêu quý phụ nữ. Chúng cũng thích tham gia những hoạt động có sự điều tiết của người, tỉ như walking on a harness and leash, và playing fetch.[1] Chúng cũng thường hay kêu réo chủ của mình và được đánh giá là một nòi "nhiều chuyện".[1] Giọng kêu ngọt ngào của chúng có khi thể hiện cả gần một thang âm và vì vậy, trong dân gian phổ biến một niềm tin rằng loài mèo này có thể hát.[cần dẫn nguồn]
Mèo cộc đuôi Nhật Bản trong văn hóa dân gian
sửaTrong văn hóa dân gian Nhật Bản, giống như ở nhiều nước khác, mèo được xem là một sinh vật tượng trưng cho sự xảo quyệt và nỗi sợ hãi và được gán cho nhiều năng lực siêu nhiên. Tuy nhiên, trong khi những con mèo đuôi dài được xem là miêu hựu (猫又), một dạng "mèo ác", thì mèo cộc đuôi Nhật Bản được xem như là biểu tượng của triển vọng tốt đẹp và tương lai hứa hẹn. Hình tượng maneki neko nổi tiếng - biểu thị cho may mắn - thường thể hiện một con mèo cộc đuôi trong tư thế ngồi bằng hai chân sau với một chân trước giơ lên cao. Mèo cộc đuôi Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều trong hội họa truyền thống của nước này.
Một truyền thuyết về nguồn gốc cộc đuôi của nòi mèo này là, ngày xửa ngày xưa, có một con mèo đuôi dài đang ngủ thì lửa bén vào đuôi nó, và khi nó hoảng sợ chạy khắp phố thì chiếc đuôi đang bén lửa quẹt vào mọi nơi khiến cả kinh đô chìm trong biển lửa. Vì vậy Thiên hoàng đã ra lệnh rằng đuôi của tất cả những con mèo trong đất nước phải bị cắt ngắn để tránh nguy cơ hỏa hoạn tái diễn.[cần dẫn nguồn]
Trong khi các truyền thuyết cũng như mê tín thường có xu hướng ưu ái cho mèo cộc đuôi Nhật Bản, nòi mèo này dường như chỉ đơn giản là có lịch sử lâu đời hơn các nòi được công nhận khác ở đất nước này. It is also likely to have carried much prestige, bắt nguồn từ đại lục châu Á và "di cư" đến Nhật Bản thông qua Triều Tiên vào khoảng thời kỳ Phi Điểu (538-710) cùng với những thành tố khác của văn hóa Trung Hoa.[cần dẫn nguồn]
Trong văn hóa đại chúng
sửaNhân vật truyện tranh Hello Kitty được thể hiện dưới dạng mèo cộc đuôi Nhật Bản như là một biểu tượng của sự dễ thương tròng văn hóa nhạc pop Nhật Bản hiện đại. Nhân vật Muta trong phim hoạt hình Neko no Ongaeshi được xây dựng dựa trên một con mèo hoang loại cộc đuôi Nhật vốn thường lai vãng ở gần Studio Ghibli.
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b c d “Breed Profile: Japanese Bobtail”. CFAInc.org. Cat Fancier's Association. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2007. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “CFA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ a b c Japanese Bobtail Lưu trữ 2014-05-21 tại Wayback Machine trên trang mạng của TICA
- ^ Fogle, Bruce (ngày 1 tháng 10 năm 1997). Encyclopedia of the Cat. "Japanese Bobtail" entry. ISBN 0-7894-1970-X.
- ^ Japanese Bobtail Breed Profile Lưu trữ 2012-05-27 tại Wayback Machine trên trang mạng của CFA
Liên kết ngoài
sửaTư liệu liên quan tới Japanese Bobtail tại Wikimedia Commons