Mão

địa chi thứ 4 trong 12 địa chi
Thiên can
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Dương Giáp Bính Mậu Canh Nhâm
Âm Ất Đinh Kỷ Tân Quý
Địa chi
Dương Dần Thìn Ngọ Thân Tuất
Âm Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi

Mão (chữ Hán: 卯) hay Mẹo là một trong số 12 chi của địa chi. Mão là địa chi thứ tư, đứng liền sau Dần và liền trước Thìn.

Tính chất

sửa

Mão mang ý nghĩa là đông đúc tươi tốt, chỉ trạng thái của cây cỏ trong khoảng thời gian này tại các vĩ độ ôn đới thấp và nhiệt đới.

Nếu quy ra năm tương ứng với Tây lịch (lịch Gregorius) thì năm Mão là năm mà chia cho 12 dư 7.

Ghép với con giáp

sửa

Để tiện ghi nhớ hoặc là do sự giao thoa văn hóa nên mỗi địa chi được người xưa gán ghép với một trong 12 con giáp. Từ đây sinh ra sự phân ly giữa một bên là Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên (gồm Bắc Triều TiênHàn Quốc) và Nhật Bản thì xem Mão tương ứng với thỏ, còn Việt Nam thì xem Mão tương ứng với Mèo.

Khác biệt giữa Trung Hoa và Việt Nam

sửa
 
 

Về vấn đề này, có nhiều hướng bàn luận và còn trong vòng tranh cãi. Xét bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy, loài người thuần hóa mèo sớm hơn nhiều so với thỏ, ước tính là 9.500 năm so với 3.000 năm. Mèo là loài ăn thịt, có ích cho xã hội nông nghiệp từ cổ đại khi đóng vai trò thiên địch của loài gặm nhấm như chuột, trong khi thỏ là loài ăn cỏ và ở nước Úc hiện đại thậm chí còn phải tìm cách hạn chế thỏ sinh sôi.[1]

Tài liệu của Trung Quốc lý luận Việt Nam gắn Mão với con giáp là mèo bởi lẽ âm "mão" khi nhập vào tiếng Việt thì đọc gần giống với "mèo" hay "miêu" nên Việt Nam mới gán ghép như vậy. Tuy nhiên, bản thân Trung Quốc ngày nay vẫn còn tồn tại một loài động vật họ mèo mà người ta gọi tên là "thố tôn" hay "thỏ tôn" (danh pháp khoa học: Otocolobus manul). Điều này cho thấy rằng từ lâu trong văn hóa Trung Hoa đã có sự lẫn lộn giữa mèo với thỏ.[1] Trung Quốc gán Mão với con giáp là thỏ còn "miêu" mới nghĩa là con mèo. Tuy nhiên, bản thân từ "miêu" trong Hán ngữ thượng cổ là để chỉ một loài hổ ít lông chứ không phải để chỉ mèo. Từ đây cho thấy, có khả năng chữ Mão là một cách ký âm cho một từ ngoại lai (so với Hán ngữ) khi nhập vào Hán ngữ.[1] Dường như có mối liên hệ giữa âm "meu" (là âm thượng cổ, vẫn tồn tại đến ngày nay trong tiếng Việt dưới hình thức "mèo") và âm "mão" (là âm tiếng Hán trung cổ; sách Đường vận/Tập vận chú thích là: "Mạc bão thiết. Âm mão." (莫飽切, 音昴)):[2]

Các dữ kiện kể trên cho thấy rằng dạng "meu" thượng cổ đã cho ra dạng "mǎo" (mão) trong Hán ngữ trung cổ, và dạng "mèo" đã trở nên bất tử trong tiếng Việt.[1] Tuy nhiên, sức mạnh của văn hóa Trung Hoa là không thể phủ nhận, khi ngay cả cổ thư Việt Nam như Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn hay Từ điển Việt-Pháp (Dictionnaire Annamite-Français) của học giả phương Tây Jean Bonet đều quy rằng thỏ là con vật biểu tượng cho chi Mão.[1]

Các can chi Mão

sửa

Nhân vật Á Đông nổi tiếng sinh năm Mão

sửa

Danh sách này chỉ liệt kê các nhân vật nổi tiếng của vùng văn hóa Á Đông.

Đinh Mão

sửa

Ất Mão

sửa

Kỷ Mão

sửa

Tân Mão

sửa

Quý Mão

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Nguyễn Cung Thông. “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão/Mẹo/mèo (4B)” (PDF). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ “新华字典:卯_"卯"的意思,五笔,笔画,拼音,五行_HttpCN”. tool.httpcn.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2009.