Mái Dầm

thị trấn thuộc huyện Châu Thành

Mái Dầm là một thị trấn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.

Mái Dầm
Thị trấn
Thị trấn Mái Dầm
Khu công nghiệp, ngay cửa sông Cái Côn, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhHậu Giang
HuyệnChâu Thành
Trụ sở UBNDẤp Phú Xuân
Thành lập2011
Loại đô thịLoại V
Địa lý
Tọa độ: 9°56′50″B 105°52′23″Đ / 9,94722°B 105,87306°Đ / 9.94722; 105.87306
MapBản đồ thị trấn Mái Dầm
Mái Dầm trên bản đồ Việt Nam
Mái Dầm
Mái Dầm
Vị trí thị trấn Mái Dầm trên bản đồ Việt Nam
Diện tích16,02 km²
Dân số (2010)
Tổng cộng11.737 người
Mật độ733 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính31381[1]

Địa lý

sửa

Thị trấn Mái Dầm nằm ven sông Hậu, có địa giới hành chính:

Thị trấn Mái Dầm có 16,01 km² diện tích tự nhiên, dân số 11.737 người, mật độ dân số đạt 733 người/km².

Trung tâm thị trấn là nơi giao nhau của sông Ngã Bát và sông Mái Dầm đổ ra sông Hậu.

Hành chính

sửa

Thị trấn Mái Dầm được chia thành 5 ấp: Phú Bình, Phú Đông, Phú Thạnh, Phú Xuân, Phú Xuân A.

Lịch sử

sửa

Ngày 24 tháng 1 năm 2011, thành lập thị trấn Mái Dầm trên cơ sở toàn bộ 1.601,68 ha diện tích tự nhiên và 11.737 người của xã Phú Hữu A cũ.[2]

Kinh tế - xã hội

sửa

Tháng 7 năm 2012, thị trấn Mái Dầm có trên 96% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 1 hợp tác xã và 49 tổ kinh tế hợp. Thu nhập bình quân trên đầu người của thị trấn là 21 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo là 309 hộ, chiếm 12,52%.

Công nghiệp

sửa

Cụm công nghiệp Tập Trung Phú Hữu A hiện gồm 3 khu vực, các khu vực:

  • Giai đoạn 1 có diện tích 110 ha[3]
  • Giai đoạn 2 là 136,35 ha[4]
  • Giai đoạn 3 là 558,41 ha.[5]

Giáo dục

sửa

Các cơ sở giáo dục ở thị trấn gồm:

  • Trường tiểu học Đồng Khởi
  • Trường THCS Nam Kỳ Khởi Nghĩa
  • Trường THPT Phú Hữu.

Giao thông

sửa
 
cầu Cái Côn, hướng về Mái Dầm

Tuyến tỉnh lộ 925 nối trung tâm thị trấn Mái Dầm với xã Phú Hữuthị trấn Ngã Sáu và kết nối với Quốc lộ 1 đi đến trung tâm thị trấn. Tuyến tỉnh lộ này cũng nối với đường Nam Sông Hậu đi ngang qua thị trấn.

Mang đặc trưng của giao thông miền Tây Nam Bộ, trung tâm thị trấn lại nằm cạnh bờ sông Hậu nên cũng thuận lợi về giao thông thủy nội tỉnh và liên tỉnh.

Chú thích

sửa
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Nghị quyết 06/NQ-CP, ngày 24/01/2011 của Chính phủ”. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “Ban quản lý khu công nghiệp Hậu Giang: Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ “Ban quản lý khu công nghiệp Hậu Giang: Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ “Ban quản lý khu công nghiệp Hậu Giang: Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 3”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2012.

Xem thêm

sửa