Luyện thép (Steelmaking) hay còn gọi là tôi thép là quá trình sản xuất thép từ quặng sắt cũng như phế liệu. Trong quá trình sản xuất thép thì tạp chất như nitơ, silicon, phốt pho, lưu huỳnhcacbon dư thừa (tạp chất quan trọng nhất) sẽ được loại bỏ khỏi sắt, và các nguyên tố hợp kim như mangan, niken, crom, cacbon và vanadi được thêm vào để sản xuất cấp thép khác nhau. Sản xuất thép đã tồn tại trong hàng thiên niên kỷ, nhưng không được thương mại hóa ở quy mô đại trà cho đến giữa thế kỷ XIX. Sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp phát thải carbon nhiều nhất trên thế giới. Tính đến năm 2020, sản xuất thép chịu trách nhiệm cho khoảng 10% phát thải khí nhà kính[1]. Để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu, ngành công nghiệp này sẽ cần phải tìm ra cách giảm đáng kể lượng khí thải[2]. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà máy thép lớn nhất thế giới là nhà máy thép Barrow Hematite Steel CompanyBarrow-in-Furness, Vương quốc Anh. Ngày nay, nhà máy thép lớn nhất thế giới là của POSCOGwangyang, Hàn Quốc[3][4] công suất 23 triệu tấn/năm[5].

Hình chụp về một công đoạn luyện thép
Một cơ sở luyện cán thép nhỏ lẻ ở Thái Nguyên

Đại cương

sửa

Sản xuất thép chủ yếu được sử dụng lò Bessemer, lò Martin để luyện thép. Thổi khí oxi qua lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxy hóa một số kim loại trong gang như Cu, Zn, Si, S.... Sản phẩm thu là thép. Lưu trình trên đây là lưu trình đi từ quặng sắt qua lò cao thành gang lỏng và qua lò thổi (lò chuyển, lò oxy kiềm BOF) để thành thép. Ngoài ra còn có một vài lưu trình khác mà đáng chú ý là lưu trình từ quặng sắt và thép phế liệu được hoàn nguyên trực tiếp (DRI) thành sắt xốp sau đó vào lò hồ quang điện để ra thép. Kể từ khi quy trình Bessemer được phát minh (sử dụng lò chuyển BOF cho phép tinh luyện thép), các nhà máy thép đã thay thế các nhà máy luyện gang. Những phương pháp mới để sản xuất thép xuất hiện sau đó là nấu thép từ phế liệu bằng hồ quang điện hay gần đây là sắt hoàn nguyên trực tiếp Direct Reduced Iron-DRI.

Một quá trình sản xuất thép cổ xưa là quy trình nấu chảy. Vào những năm 1850 và 1860, quy trình Bessemerlò luyện hở (quy trình Siemens-Martin) đã làm cho sản xuất thép thành một ngành công nghiệp nặng. Ngày nay, có hai quy trình thương mại chính để sản xuất thép, cụ thể là sản xuất thép oxy cơ bản, sử dụng gang lỏng từ lò cao và thép phế liệu làm nguyên liệu chính, và sản xuất thép lò hồ quang điện (EAF), sử dụng thép phế liệu hoặc sắt khử trực tiếp (DRI) làm nguyên liệu chính. Sản xuất thép oxy chủ yếu được thúc đẩy bởi bản chất tỏa nhiệt của các phản ứng bên trong bình; ngược lại, trong sản xuất thép EAF, năng lượng điện được sử dụng để làm tan chảy phế liệu rắn và/hoặc vật liệu DRI. Trong thời gian gần đây, công nghệ sản xuất thép EAF đã phát triển gần hơn với sản xuất thép oxy khi có nhiều năng lượng hóa học hơn được đưa vào quy trình[6].

Chú thích

sửa
  1. ^ Pooler, Michael (11 tháng 11 năm 2020). “Europe leads the way in the 'greening' of steel output”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “Decarbonization in steel | McKinsey”. www.mckinsey.com. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ “Barrow”. Ironbridge Gorge Museum Trust. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ "POSCO Steel’s Fourth Quarter Executive Board Meeting in India" Lưu trữ 2012-07-20 tại Archive.today New Delhi, October 18, 2007
  5. ^ “POSCO Gwangyang steel plant”. Global Energy Monitor (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ Turkdogan, E.T. (1996). Fundamentals of Steelmaking. London: Institute of Materials. ISBN 9781907625732. OCLC 701103539.

Liên kết ngoài

sửa